Vũ khí thời tiết – sự tinh vi có thể kiểm soát hay tự sát?
Mặc dù tiềm năng tạo ra vũ khí thời tiết bằng những tác động vào tầng điện ly hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, những phỏng đoán về sự liên quan của các hoạt động quân sự với các thảm họa bất thường trong những năm gần đây vẫn còn là dấu hỏi lớn.
Vũ khí thời tiết có thể gây thiệt hại một cách tinh vi và trên diện rộng. (Nguồn: Top War)
Tháng 12/1976, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết 31/72 về “ Công ước Cấm quân sự hoặc bất kỳ việc sử dụng phương tiện thù địch nào khác gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên”. Điều này làm gia tăng nghi ngờ về việc con người có thể đã từng tác động vào thời tiết với mục đích quân sự.
Bất kỳ cuộc chiến nào cũng diễn ra trong những điều kiện khí hậu và địa hình nhất định và thời tiết đóng vai trò ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại của một cuộc chiến.
Tiêu diệt kẻ thù mà không cần tốn đạn hay đổ máu luôn là “một ước mơ lớn”. Hơn nữa, việc sử dụng vũ khí khí hậu là một cách tinh vi để tiêu diệt địch sẽ không vấp phải những chỉ trích liên quan đến vấn đề nhân đạo hay chính trị – nếu kế hoạch suôn sẻ. Chẳng hạn, một đội quân đang trong thế chẻ tre, đột nhiên, một cơn bão hoặc một trận mưa như trút nước bất thường ập xuống. Hoặc nghiêm trọng hơn, một trận động đất bất ngờ không những phá hủy cơ sở hạ tầng, nhiên liệu, kho đạn dược và lương thực mà còn tiêu diệt toàn bộ đội quân theo cách “hoàn toàn tự nhiên”.
Yếu tố nổi bật của vũ khí thời tiết là các hiện tượng khí hậu hoặc các hiện tượng tự nhiên khác nhau được tạo ra bởi con người. Thực tế cho thấy, quá trình nghiên cứu và phát triển vũ khí thời thiết vẫn chưa khẳng định rõ ràng, bởi phần lớn có thể đang “núp bóng” dưới danh nghĩa nghiên cứu khoa học và chưa từng công khai buôn bán như các loại vũ khí khác.
Ưu thế từ khả năng điều khiển thời tiết
Video đang HOT
Những thay đổi thời tiết trên mặt đất đều bị ảnh hưởng bởi những biến động liên tục ở tầng điện ly. Các chuyên gia quân sự cho rằng, nếu kiểm soát được tầng điện ly sẽ chiếm được nhiều ưu thế giúp vô hiệu hóa hệ thống radar, làm chệch hướng tên lửa cũng những làm nhiễu loạn các hệ thống điều khiển khác. Không dừng lại ở đó, với vai trò là một vũ khí chiến lược, chúng có thể gây ra những trận siêu bão hay siêu lốc xoáy, tạo ra một bước tiến trong cuộc đua vũ khí hủy diệt thế hệ mới.
Trong những thập kỷ gần đây, Chính phủ của một số quốc gia phát triển rất quan tâm đến tình hình môi trường trên Trái đất. Nhiều khu phức hợp thí nghiệm, viện đào tạo và trung tâm nghiên cứu được thành lập để theo sát các hiện tượng thời tiết. Trong đó, nổi bật nhất và quy mô nhất là Tổ hợp HAARP của Mỹ, đặt tại Alaska và cơ sở SIHF của Nga đặt gần thành phố Nizhny Novgorod.
Giới quan sát phỏng đoán và đặt giả thuyết về vai trò thực sự của căn cứ quân sự đặc biệt nêu trên, đặc biệt là liệu các tổ hợp này có liên quan đến hoạt động nghiên cứu vũ khí thời tiết hay không? Rõ ràng là sẽ không có bất cứ nước nào tiết lộ về chương trình phát triển vũ khí khí hậu.
Nguyên nhân không chỉ là sự ràng buộc của các công ước quốc tế ký kết bởi các nước lớn, mà còn liên quan việc một khi những công nghệ như vậy ra đời sẽ thực sự mang tính cách mạng và có khả năng thay đổi cán cân lực lượng quân sự trên hành tinh. Sở hữu những vũ khí như vậy sẽ có thể “uy hiếp” bất kỳ quốc gia nào đối đầu và dễ dàng đạt được bất kỳ mục tiêu quân sự nào khác.
Khó kiểm soát mức độ thiệt hại
Những thảm họa thời tiết trong thời gian qua luôn khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, liệu những thảm họa đầy bí ẩn đó có thật là cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên hay do bàn tay con người?
Nhiều nghi ngờ đổ dồn về phía các trung tâm nghiên cứu tầng điện ly khi cho rằng, họ đang học cách thức gây ra các thảm họa tự nhiên như siêu bão, động đất, lốc xoáy, hạn hán, lũ lụt…
Theo một số giả thuyết của giới khoa học, một khi hiểu rõ được những hoạt động tại tầng điện ly, quân đội có khả năng gây ra bão và điều khiển hướng chúng đến một số điểm nhất định trên Trái đất, hay gây hạn hán kéo dài nhiều tháng. Đó có thể là cách trừng phạt các quốc gia thù địch, từ đó phá hủy hệ sinh thái cũng như nông nghiệp của đối phương, gây khủng hoảng và làm kiệt quệ nền kinh tế.
Con người hiện chưa hiểu rõ hết bản chất của một số hiện tượng tự nhiên. Con người chưa bao giờ có thể kiểm soát tự nhiên, mà vẫn chỉ là một phần nhỏ của thế giới tự nhiên. Việc nhận thức các quy luật của nó và biến chúng trở thành vũ khí không những làm xáo trộn thiên nhiên, mà còn gây ra sự hủy diệt trên diện rộng và nhận nhiều hậu quả nghiêm trọng trong tương lai. Con người có thể tạo ra động đất hoặc mưa bão để tiêu diệt đối thủ của mình ngày hôm nay, nhưng những tai ương này có thể giáng thẳng vào chính bản thân họ vào ngày mai.
Chúng ta hiểu rằng, bất kỳ sự xáo trộn nhân tạo nào trong thế giới tự nhiên, dù là vũ khí khí hậu, vũ khí sinh học hay một thứ vũ khí nào khác, đều sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường ở cấp độ hành tinh. Dịch Covid-19, dù chưa thể có kết luận chính xác là do tự nhiên hay con người, nhưng đã cho thấy, mỗi cá thể nói riêng và nhân loại nói chung dễ bị tổn thương như thế nào trước những biến đổi không thể lường trước được của tự nhiên.
Giải mã "bí mật" căn bệnh viêm não Nhật Bản thời điểm những năm 30
Có khá nhiều bằng chứng gián tiếp về sự liên đới của các nhà vi trùng học Nhật Bản với dịch viêm não ở Liên Xô
Các nhà khoa học chống nhau
Vào giữa những năm 1930, một dịch bệnh kỳ lạ đã bùng phát tại các điểm đồn trú của Hồng quân Liên Xô ở Viễn Đông. Các bệnh nhân đột nhiên bị sốt, đau đầu dữ dội, nôn không kiểm soát được, đau cơ bắp; sau vài ngày, nạn nhân rơi vào trạng thái ảo tưởng, thường kết thúc bởi tê liệt và chết.
Các triệu chứng của bệnh được bác sĩ Panov mô tả lần đầu tiên vào năm 1935. Năm 1937, một đoàn của Narkomzdrav (với chức năng như Bộ Y tế) đứng đầu là Giáo sư Zilber, được cử đến vùng rừng taiga Primorsky nghiên cứu. Điều duy nhất mà các nhà khoa học dựa vào là sự giống nhau của căn bệnh chưa biết với bệnh viêm não Nhật Bản, mà một đợt bùng phát đột ngột trong những năm 1920 đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng. Viêm não Nhật Bản lây lan do muỗi và mang hình thức ổ dịch.
Đoàn công tác của Zilber đã xây dựng một khu dịch tễ học trong rừng taiga và bắt đầu nghiên cứu. Người ta đã khâm phục trước sự hy sinh của các nhà khoa học - họ tự thử nghiệm trên chính cơ thể mình. Một trong những nhà khoa học, đã bị nhiễm bệnh, qua đời; người thứ hai trở thành tàn tật, nhưng bí mật của căn bệnh đã được giải mã.
Ve ixodid - vật mang mầm bệnh viêm não Nhật bản; Nguồn: wikipedia.org
Virus lây nhiễm hủy hoại hệ thống thần kinh trung ương và dẫn đến viêm não. Người ta cũng xác định con vật mang mầm bệnh là ve ixodid. Giả thiết dịch bệnh liên quan đến giới quân phiệt Nhật Bản phát sinh gần như ngay lập tức. Nhưng những tranh luận đầu tiên chỉ xuất hiện sau thất bại của Quân đội Nhật hoàng và giải phóng Mãn Châu.
Tháng 6/1936, theo lệnh của Hoàng đế Hirohito, việc xây dựng một khu phức hợp vi khuẩn-quân sự lớn đã bắt đầu. Phòng thí nghiệm bí mật nằm cách Cáp Nhĩ Tân bị chiếm đóng không xa; đơn vị thực hiện công tác nghiên cứu bí mật ở đây có mật danh là "Biệt đội 731", bao gồm khoảng 3 nghìn chuyên gia trong lĩnh vực nuôi cấy trực khuẩn dịch hạch, dịch tả, sốt thương hàn và các bệnh nguy hiểm khác.
Hàng triệu vật mang mầm bệnh truyền nhiễm tiềm năng được dự kiến thả xuống lãnh thổ đối phương trong những quả bom đặc biệt. Nhưng điều khủng khiếp nhất là trại thí nghiệm chứa hàng ngàn tù nhân, chủ yếu là người Trung Quốc và người Nga - đối tượng mà người Nhật Bản dùng để thử nghiệm các phát minh vi sinh cả mới và cũ của họ.
Chỉ trong năm 1942, từ phòng thí nghiệm, ước tính khoảng ba đến mười ngàn người đã bị giết theo cách tàn bạo nhất. Quả bom chứa đầy bọ chét mang mầm bệnh đã được thả xuống khu vực thử nghiệm - nơi các đối tượng bị buộc vào cột, sau đó, họ theo dõi và ghi lại các "khúc gỗ" - cách các gã đồ tể Nhật gọi tù nhân - bị bệnh và chết.
Vào mùa hè năm 1945, khi tình hình ở Nhật Bản trở nên tuyệt vọng, chỉ huy "Biệt đội 731" đã được lệnh loại bỏ các đối tượng thí nghiệm còn lại, hủy các dấu vết của trại và các phòng thí nghiệm sinh học. Các tù nhân đã bị giết, các tòa nhà cùng phòng thí nghiệm bị nổ tung, nhưng dấu vết của tội ác vẫn không thể che giấu.
Hậu quả nguy hiểm
Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng trực tiếp về sự liên đới của các nhà vi trùng học Nhật Bản với sự xuất hiện của dịch bệnh nói trên, nhưng có khá nhiều bằng chứng gián tiếp. Trong phiên xử ở Khabarovsk năm 1949, các nhà vi trùng học Nhật Bản đã xuất hiện tại tòa án. Từ lời khai của họ, viêm não do ve gây ra cũng là một trong những lĩnh vực nghiên cứu, mặc dù không có tuyên bố chính thức nào về chủ đề này được đưa ra. Tất cả những người liên quan đến công việc này đã bị kết án và nhận các bản án khác nhau, nhưng sau một thời gian đã được trả tự do.
Cơ sở nghiên cứu vũ khí sinh học của "Biệt đội 731" với hai nhà tù được bố trí ở trung tâm của tòa nhà chính; Nguồn: wikipedia.org
Nhiều người trong số họ, cũng như các tội phạm Đức Quốc xã khác, đã tìm nơi ẩn náu và làm việc tại Mỹ - nơi mà kinh nghiệm của họ chắc chắn được cần đến và chào đón. Quan điểm của các nhà nghiên cứu hiện đại liên quan đến bệnh viêm não không thống nhất. Một số cho rằng các nỗ lực coi bệnh này như một vũ khí sinh học nhân tạo là hoàn toàn vô căn cứ, rằng tất cả các dịch bệnh là hoàn toàn tự nhiên và phòng thí nghiệm gần Cáp Nhĩ Tân không liên quan gì đến chúng.
Những người khác cho rằng viêm não do ve gây ra là sản phẩm chết chóc và nguy hiểm nhất của "Biệt đội 731". Tất cả các cáo buộc này có nguyên cớ, bởi vì căn bệnh này không được Przhevalsky (Viện sĩ-Thiếu tướng 1838-1888) mặc dù các cộng sự của ông cũng ở trong rừng taiga, cũng như nhiều thành phần tham gia nội chiến ở Primorye, quan sát thấy và đề cập đến. Viêm não không gây ra bằng các cuộc tấn công chính xác lên kẻ thù, và điều đó là không cần thiết.
Và thực tế hiện nay, viêm não là một bệnh không thể kiểm soát được khi phát tán từ một chai, hoàn toàn không có nghĩa là nó không được tạo ra như một vũ khí. Không thể không lưu ý rằng, tại Mỹ, bệnh viêm não được đưa vào danh sách vũ khí của những kẻ khủng bố quốc tế. Và người Mỹ hơn bất kỳ ai, rất tinh thông vũ khí hủy diệt hàng loạt./.
CTV Lê Ngọc/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn/zagadki-istorii.ru
'Xới tung' nguyên nhân khiến nhân loại gặp thảm kịch kinh hoàng Một số chuyên gia vạch ra những nguy cơ lớn như chiến tranh hạt nhân, đại dịch... có thể trở thành những thảm kịch tồi tệ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và gây tác động đến sự phát triển của các nước. Trong những năm qua, nhiều chuyên gia dành thời gian và công sức để nghiên cứu về những...