Vũ khí siêu bí mật của Nga thách thức mọi tên lửa của đối phương
Đó là phức hợp A-235 “Nudol” – một trong những phát triển bí mật nhất của hệ thống phòng thủ Nga.
Tốc độ siêu âm, đánh chặn đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và thậm chí cả vệ tinh bay trên quỹ đạo Trái đất – hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất (A-235) “Nudol” đang được thử nghiệm ở Nga. Về các đặc tính và khả năng của hệ thống mới – theo tài liệu “Sputnik”.
Hệ thống phòng thủ không dùng thuốc nổ TNT và plutonium
Hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại bảo vệ thủ đô và các khu công nghiệp trung tâm nước Nga A-135 “Amur” chính thức trực chiến từ năm 1995, và đã được hiện đại hóa nhiều lần. Hoạt động theo nguyên tắc bảo vệ nhiều tầng với sự tham gia của vệ tinh, radar công suất lớn và tên lửa đánh chặn bố trí dưới hầm phóng với đầu đạn phân mảnh hoặc hạt nhân. Hệ thống hoàn toàn tự động, không cần sự tham gia của con người, có khả năng đẩy lùi một cuộc tấn công tên lửa từ bất kỳ hướng nào, phân biệt đầu đạn thật với mục tiêu giả mà hiện tất cả ICBM hiện đại đều được trang bị. Tuy nhiên thời hạn sử dụng không phải là vô hạn. Do đó, một hệ thống mới đang được phát triển để thay thế “Amur” trong nhiệm vụ trực chiến.
Đánh chặn siêu vượt âm
Đó là phức hợp A-235 “Nudol” – một trong những phát triển bí mật nhất của hệ thống phòng thủ Nga. Theo thông tin từ các nguồn mở, thử nghiệm tên lửa của tổ hợp này đã bắt đầu diễn ra vào năm 2014, tháng 12/ 2018 và mới gần đây.
Tốc độ tên lửa đánh chặn tổ hợp A-235 đạt 10 Mach (khoảng 12370 km/h). “Nudol” – hệ thống siêu vượt âm hoàn chỉnh (khi tốc độ vượt quá 5 Mach). Tính năng chính của tên lửa mới là khả năng đánh chặn bằng “động năng”, tiêu diệt các mục tiêu tấn công bằng một đòn va đập vào chúng với tốc độ cực nhanh. Không cần đến thuốc nổ, chất cháy hay đặc biệt là đầu đạn hạt nhân. Một sự khác biệt quan trọng khác của hệ thống phòng thủ tên lửa mới đầy hứa hẹn là tính cơ động của các bệ phóng.
Video đang HOT
Tổ hợp này có thể được trang bị nhiều loại tên lửa cùng một lúc, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1500 km, độ cao tới vài trăm km, nghĩa là ngay cả trong không gian gần trái đất. Không phải ngẫu nhiên mà truyền thông phương Tây, trích dẫn các chuyên gia Lầu Năm Góc, gọi “Nudol” là hệ thống đánh chặn chống vệ tinh, có thể hạn chế nghiêm trọng khả năng quân sự của người Mỹ trong không gian.
Đáp trả sự thách thức
Theo chuyên gia, tổng biên tập Tạp chí “Kho vũ khí Tổ quốc” Viktor Murakhovsky, về mặt chức năng – “Nudol” không khác gì “Amur”.
“Nga không định xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa bao phủ cả nước, chuyên gia giải thích trong bài bình luận với Sputnik. – Ở đây là hệ thống bảo vệ Moscow và các khu công nghiệp trung tâm trước các cuộc tấn công ICBM, tên lửa tầm trung và các mối đe dọa từ trên không khác. Ngoài ra, A-235 có khả năng đánh chặn pha giữa trong khí quyển, nghĩa là, có thể tiêu diệt vệ tinh trên quỹ đạo thấp. Ngày nay, điều này rất phù hợp với Nga trong bối cảnh Mỹ có ý định triển khai vũ khí trên không gian vũ trụ. “Nudol” đáp trả lại mối đe dọa như vậy. Ngoài ra, phải tính đến khái niệm “Tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ. Bệ phóng di động của tổ hợp A-235 có thể nhanh chóng cơ động thay đổi vị trí, rời khỏi khu vực bị tấn công”, ông Viktor Viktor Murakhovsky nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov gọi tổ hợp chống vệ tinh “Nudol” là một trong những loại vũ khí mới nhất của Nga, mà phương Tây không có câu trả lời.
Tuyên bố này không có nghĩa là Nga đánh giá thấp khả năng của “đối thủ tiềm tàng”. Cuối năm 2019, Tổng thống Donald Trump tuyên bố thành lập Lực lượng Không gian, nhấn mạnh Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ sẽ phát triển cả khả năng phòng thủ và tấn công. Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ sắp tới sẽ bắt đầu triển khai theo dõi và đánh chặn tên lửa đạn đạo trong không gian, như vũ khí để chống lại ICBM Sarmat mới nhất của Nga và đầu đạn siêu âm Avangard. Khái niệm “Tấn công nhanh toàn cầu” đề cập đến việc tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của đối phương bằng các phương tiện phi hạt nhân – tên lửa siêu thanh từ biển, từ trên không và không gian vũ trụ – trong vòng một giờ sau khi nhận được lệnh. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng tuyên bố ý định công nhận không gian vũ trụ là một lĩnh vực hoạt động mới của liên minh.
Do đó Nga có nghĩa vụ phải đi trước các đối thủ. Tổ hợp A-235 là một ví dụ về cách tiếp cận như vậy.
Vũ khí bí mật: Chỉ Nga mới có thứ khiến hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bất lực
Mùa xuân năm nay, tên lửa chống hạm siêu âm đầy hứa hẹn của Nga sẽ được thử nghiệm trên tàu chiến.
Các nhà thiết kế Nga là những người đầu tiên trên thế giới không chỉ làm chủ công nghệ siêu âm, mà chỉ trong vài năm đã tạo ra bước đột phá trong việc phát triển các loại vũ khí có độ chính xác cao. Về các mẫu đáng chú ý theo tài liệu của "Sputnik".
Bay với tốc độ siêu âm
Dự án tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm, được biết đến từ đầu những năm 2010. Năm 2019, Tổng thống Vladimir Putin đã tiết lộ một phần các đặc tính của tên lửa mới: tốc độ 9 Mach (10740 km/h), tầm bay - hơn 1000 km. Sử dụng cả từ đất liền hay trên biển.
Theo các nhà phát triển, hệ thống phòng thủ tên lửa của đối thủ tiềm năng có khả năng phát hiện ra Zircon khi đang bay, nhưng không thể đánh chặn. Phần lớn quãng đường, tên lửa bay ở độ cao vài chục km, liên tục thay đổi quỹ đạo và cơ động. Đầu đạn tương đối nhỏ - khoảng 200 kg. Tuy nhiên, riêng động năng khổng lồ đã đủ để phá hủy một con tàu mặt nước cỡ lớn, chưa kể đến sức mạnh của chất nổ thông thường hoặc hạt nhân.
Vào tháng 12/2019, tên lửa lần đầu tiên được phóng từ tàu chiến. Các thử nghiệm sẽ tiếp tục trong năm nay. Trong tương lai, Zircon sẽ được trang bị cho các tàu mặt nước với bệ phóng của tên lửa hành trình Kalibr và Onyx cho tàu ngầm hạt nhân đa năng "Khasky" thế hệ thứ 5, tàu chống ngầm cỡ lớn Shaposhnikov, và tàu ngầm hạt nhân đa năng sau nâng cấp "Irkutsk" của Hạm đội Thái Bình Dương.
Tấn công ngoài tầm nhìn
Ngoài ra còn có tên lửa hành trình cận âm trên máy bay. Trong trang bị của không quân tầm xa xuất hiện tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 (đầu đạn thông thường), Kh - 102 (đầu đạn hạt nhân). Theo thông tin công khai, khối lượng phóng của X-101 là 2400 kg, tầm bắn 5500 km (cho phép máy bay không cần bay vào khu vực nguy hiểm do hệ thống phòng không đối phương). Khối lượng đầu đạn thông thường khoảng 400 kg, còn công suất đầu đạn hạt nhân là 250 kiloton.
Điểm mạnh của những tên lửa này - độ chính xác cao nhờ hệ thống dẫn đường tiên tiến, đầu đạn tự dẫn, khả năng cơ động cao và khả năng xác định lại mục tiêu ngay cả sau khi phóng. Ngoài ra, hình dạng khí động học của tên lửa và vật liệu thân vỏ hấp thụ sóng radar khiến chúng khó bị phát hiện. Tên lửa Kh-101 đã thực chiến ở Syria, phá hủy hàng chục mục tiêu, độ chính xác theo thiết kế được xác nhận.
Tấn công từ sâu thẳm ...
Các nhà thiết kế Nga đã đạt được một bước đột phá về chất trong lĩnh vực vũ khí dưới nước. Một trong những phát triển mới nhất là "Phulyar" - ngư lôi tự dẫn dưới đáy biển sâu. Phạm vi hơn 60 km, tốc độ khoảng 120 kmh. Độ sâu - lên tới 400 mét. Một ưu điểm khác là độ ồn thấp do lực đẩy phản lực. Ngư lôi này trước hết sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân "Borey" và "Yasen".
Ngoài ra còn có ngư lôi tốc độ cao "Khishnik". Theo một số thông tin, nó sẽ thay thế ngư lôi "Shkval", được sử dụng từ những năm 1970 - nhanh, nhưng quá ồn ào.
Nâng cấp lá chắn tên lửa chiến lược
Để thay cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM R-36M "Voevoda" (theo phân loại của phương Tây Satan) - phát triển từ thời Liên Xô, từ năm 2021, sẽ sử dụng RS- 28 "Sarmat" - ICBM thế hệ mới. RS-28 có khả năng bay siêu âm tới khoảng cách 18000 km qua Bắc Cực hoặc Nam Cực. Block tác chiến có ít nhất 10 đầu đạn hạt nhân tự dẫn riêng biệt. Trong tương lai, "Sarmat" có thể mang theo "Avangard" - một tàu lượn siêu âm với đầu đạn hạt nhân. tăng tốc tới tốc độ 15 Mach (17900 km/h). "Avangard" được bảo vệ khỏi nhiệt động học cao khủng khiếp, trước sóng radar và bức xạ laser. Ngoài ra đầu đạn có khả năng cơ động phi thường, vì vậy không thể bị đánh chặn bằng hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.
Chạm đích trước, Nga có thực sự "thay đổi cuộc chơi" trong chạy đua vũ khí siêu thanh? Mối đe dọa lớn nhất của vũ khí siêu thanh là chúng xuất hiện trong một thời điểm khi mà các hiệp ước kiểm soát vũ khí của thế giới đang bị tan rã. Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, quân đội Nga đã triển khai Avangard - mẫu tên lửa mới có khả năng đạt được vận tốc siêu thanh,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Mật nghị bầu Giáo hoàng Leo XIV qua những con số

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử

Bọ cạp 'xâm chiếm' nhiều thành phố ở Brazil, hàng triệu người bị chích

Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran

Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?

Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông

Người mới mở thời mới

'Cha đẻ' học thuyết quyền lực mềm qua đời

125 chiến đấu cơ của Ấn Độ và Pakistan giao tranh trong một giờ?

Tranh cãi nảy lửa về bữa tối memecoin của Tổng thống Donald Trump

Quân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường Đỏ
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi
Phim châu á
23:47:02 09/05/2025
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy
Hậu trường phim
23:38:22 09/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
23:29:37 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
23:15:20 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
22:46:40 09/05/2025
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm
Sức khỏe
22:32:25 09/05/2025
Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?
Nhạc quốc tế
22:10:32 09/05/2025