Vũ khí Mỹ vẫn tràn vào Israel bất chấp cảnh báo về thương vong với dân thường
Washington đã âm thầm phê duyệt hơn 100 thương vụ vũ khí riêng biệt cho Israel kể từ khi nước này tấn công Gaza, ngay cả khi giới chức Mỹ phàn nàn rằng các nhà lãnh đạo Israel chưa đủ nỗ lực để bảo vệ dân thường.
Binh sĩ Israel tham gia chiến dịch quân sự tại thành phố Khan Yunis, miền Nam Dải Gaza, ngày 28/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Washington Post, chính quyền Mỹ đã âm thầm phê duyệt và chuyển giao hơn 100 đơn hàng quân sự riêng biệt cho Israel kể từ khi chiến tranh Gaza bắt đầu vào ngày 7/10 năm ngoái, với số lượng tới hàng nghìn đơn vị đạn dược dẫn đường chính xác, bom đường kính nhỏ, bom phá boong-ke, vũ khí nhỏ và các loại vũ khí sát thương khác. Thông tin này được các quan chức Mỹ thông báo với các thành viên Quốc hội trong một cuộc họp kín gần đây.
Số lượng đơn hàng lên tới 3 chữ số là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự tham gia sâu rộng của Washington vào cuộc xung đột kéo dài 5 tháng ở Gaza. Cuộc chiến đang gây chia rẽ lớn khi chính các quan chức và nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ ngày càng bày tỏ nghi ngờ về chiến thuật quân sự của Israel trong một chiến dịch đã khiến hơn 30.000 người thiệt mạng, theo Cơ quan y tế Gaza.
Trong khi đó, chỉ có hai thương vụ quân sự nước ngoài được phê duyệt cho Israel được công khai kể từ khi bắt đầu xung đột. Israel – Hamas, gồm đạn dược cho xe tăng trị giá 106 triệu USD và các bộ phận cần thiết để chế tạo đạn pháo 155 mm trị giá 147,5 triệu USD. Những giao dịch mua bán đó đã thu hút sự theo dõi của công chúng vì chính quyền Tổng thống Biden đã phê duyệt bằng thẩm quyền khẩn cấp mà không qua Quốc hội.
Nhưng với hơn 100 giao dịch khác, được chính phủ gọi là “Bán hàng quân sự nước ngoài” (hay FMS), các giao dịch chuyển vũ khí đã được xử lý mà không có bất kỳ cuộc tranh luận công khai nào vì mỗi giao dịch đều theo một số tiền cụ thể mà cơ quan hành pháp chỉ phải thông báo riêng cho Quốc hội.
Tổng hợp lại, các gói vũ khí trên đã tạo thành một sự chuyển giao hỏa lực khổng lồ cho Israel, vào thời điểm các quan chức cấp cao Mỹ phàn nàn rằng Tel Aviv đã không thực hiện được lời kêu gọi của họ nhằm hạn chế thương vong cho dân thường, cho phép thêm viện trợ vào Gaza và kiềm chế những lời kêu gọi người Palestine di tản vĩnh viễn.
Jeremy Konyndyk, cựu quan chức cấp cao của chính quyền Biden và hiện là Chủ tịch Tổ chức Người tị nạn Quốc tế, cho biết: “Đó là một con số lớn đặc biệt trong một khoảng thời gian khá ngắn”.
Tòa nhà bị phá hủy sau vụ không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 1/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matt Miller cho biết chính quyền Tổng thống Biden đã “tuân theo các thủ tục mà Quốc hội đã chỉ định để cung cấp đầy đủ thông tin cho các nghị sĩ và thường xuyên báo cáo tóm tắt cho Quốc hội ngay cả khi thông báo chính thức không phải là yêu cầu pháp lý”.
Ông nói thêm rằng các quan chức Mỹ đã “kêu gọi Quốc hội” chuyển vũ khí cho Israel “hơn 200 lần” kể từ khi Hamas phát động cuộc tấn công xuyên biên giới vào Israel khiến 1.200 người thiệt mạng và bắt hơn 240 con tin.
Khi được hỏi về sự gia tăng vũ khí vào Israel, một số nhà lập pháp trong ủy ban giám sát an ninh quốc gia nói rằng chính quyền Tổng thống Biden phải sử dụng đòn bẩy của mình đối với chính phủ Israel để ngăn thương vong với dân thường.
“Những người này đã chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam, và bây giờ tất cả họ đều tập trung tại một mảnh đất nhỏ của Gaza, và các ông định tiếp tục bắn phá họ à?”, nghị sĩ Joaqui Castro của đảng Dân chủ nói, đề cập đến kế hoạch tấn công của Israel ở Rafah, nơi hơn 1 triệu người Palestine đang trú ẩn.
Các quan chức Mỹ đã cảnh báo chính phủ Israel không nên tiến hành một cuộc tấn công ở Rafah mà không có kế hoạch sơ tán dân thường. Nhưng một số đảng viên Dân chủ lo ngại rằng Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẽ phớt lờ lời cảnh báo của Washington.
Hạ nghị sĩ Jason Crow nói rằng chính quyền Biden nên áp dụng “các tiêu chuẩn hiện có” quy định rằng Mỹ “không nên chuyển vũ khí hoặc thiết bị đến những nơi có khả năng là những thứ đó sẽ được sử dụng để gây ra thương vong dân sự hoặc gây tổn hại đến cơ sở hạ tầng dân sự.”
Đống đổ nát sau vụ không kích của Israel xuống thành phố Deir el-Balah, Dải Gaza ngày 3/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Crow, người cũng là thành viên của ủy ban Tình báo và Đối ngoại Hạ viện, gần đây đã kiến nghị Giám đốc Tình báo quốc gia Avril Haines tìm kiếm thông tin về “bất kỳ hạn chế nào” mà chính quyền đã đưa ra để đảm bảo Israel không sử dụng tình báo Mỹ để gây thương vong dân thường, hoặc làm tổn hại cơ sở hạ tầng dân sự.
Cựu biệt kích từng phục vụ ở Iraq và Afghanistan này bày tỏ: “Tôi lo ngại rằng việc sử dụng rộng rãi pháo binh và không quân ở Gaza – và dẫn đến mức độ thương vong cho dân thường – là một sai lầm về mặt chiến lược và đạo đức”.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối cung cấp tổng số lượng hoặc chi phí của tất cả vũ khí Mỹ được chuyển giao cho Israel kể từ ngày 7/10/2023 nhưng mô tả chúng là sự kết hợp giữa doanh số thương vụ mới và “các trường hợp FMS đang có hiệu lực”.
Israel không thường xuyên tiết lộ dữ liệu về chi tiêu vũ khí của mình, nhưng trong tuần đầu tiên của cuộc chiến, họ cho biết đã thả 6.000 quả bom xuống Gaza.
Việc thiếu thông tin công khai về việc cung cấp vũ khí đã khiến một số chuyên gia vũ khí thúc đẩy thay đổi. Josh Paul, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, đã từ chức để phản đối chính sách Gaza của chính quyền Biden, cho rằng: “Quy trình chuyển giao vũ khí thiếu tính minh bạch về mặt thiết kế”.
Ông nói, số lượng lớn các gói chuyển giao kể từ ngày 7/10/2023, phần lớn được chi trả từ gói trên 3,3 tỷ USD tiền thuế mà Washington cung cấp cho Israel hàng năm, “là điều mà chúng ta xứng đáng được biết với tư cách là công dân của một nền dân chủ”.
Trong khi đó, Đảng Cộng hòa phản đối nỗ lực hạn chế cung cấp vũ khí của Mỹ cho Israel và đầu năm nay đã đưa ra dự luật cung cấp thêm 17,6 tỷ USD cho Israel, bên cạnh 3,3 tỷ USD mà Mỹ cấp hàng năm. Chính quyền Tổng thống Biden cũng đề xuất hỗ trợ viện trợ quân sự bổ sung cho Israel, nhưng gói viện trợ này bị trì hoãn do bất đồng nội bộ Quốc hội về an ninh biên giới và chương trình viện trợ cho Ukraine.
Mỹ: 'Sẽ không có gì về Ukraine mà không có Ukraine'
Quan chức Mỹ khẳng định nước này sẽ không tham gia các cuộc đàm phán không chính thức với Nga mà vắng mặt đại diện của Ukraine.
Giới chức Mỹ phủ nhận thông tin đã tiếp xúc không chính thức với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ở New York để thảo luận về khả năng hòa đàm Ukraine. (Nguồn: Mid.ru)
Ngày 6/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chính quyền Tổng thống Joe Biden phủ nhận thông tin các cựu quan chức an ninh quốc gia hàng đầu nước này đã tiếp xúc bí mật với phía Nga, bao gồm Ngoại trưởng Sergei Lavrov, về khả năng đàm phán xung đột Nga-Ukraine.
Theo người phát ngôn trên, ông Biden không chấp nhận những cuộc thảo luận này và đã nhiều lần khẳng định "không có gì về Ukraine mà không có Ukraine". Theo đó, chính sách của Washington là không thảo luận về các cuộc đàm phán khả thi nhằm chấm dứt xung đột mà không có sự tham gia của phía Kiev.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, nước này sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho quốc gia Đông Âu để quan chức Ukraine "có thể đàm phán với ưu thế khi họ nghĩ rằng thời điểm thích hợp".
Trước đó cùng ngày, kênh NBC đưa tin, các cựu quan chức Mỹ đã tiếp xúc với ông Lavrov tại New York hồi tháng 4, cùng với Richard Haass, nhà ngoại giao Mỹ hiện là Chủ tịch sắp mãn nhiệm của cơ quan nghiên cứu Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) và 2 cựu trợ lý Nhà Trắng.
NBC trích dẫn các nguồn tin khẳng định, các cuộc thảo luận này nhằm đặt nền móng cho các cuộc đàm phán khả thi về chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Hai nguồn tin cho biết, Washington nắm được thông tin về các cuộc tiếp xúc bí mật này, song không đưa ra chỉ đạo. Tuy nhiên, sau đó những người gặp ông Lavrov đã báo cáo với Nhà Trắng.
Không rõ nhóm này, bao gồm cả các cựu quan chức Lầu Năm Góc, có thường xuyên thảo luận với những nhân vật nổi tiếng khác của Nga được cho là thân cận với Điện Kremlin hay không. Đáng chú ý, ít nhất một thành viên không xác định thuộc nhóm này đã đi du lịch đến Nga.
Trong một tin liên quan, quân đội Mỹ đã cáo buộc máy bay Nga lại quấy rối các máy bay không người lái (UAV) của nước này trong chiến dịch tiễu trừ nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
Trung tướng không quân Mỹ Alexus Grynkewich nêu rõ: "Máy bay quân sự của Moscow đã có hành vi không an toàn và thiếu chuyên nghiệp vào lúc 9h30 sáng 6/7 theo giờ địa phương khi tương tác với UAV MQ-9 của Mỹ. Các máy bay này đã thả pháo sáng trước UAV và bay áp sát, gây nguy hiểm cho sự an toàn của tất cả máy bay liên quan".
Quan chức này cho biết, đây là vụ thứ hai trong vòng 24 giờ qua. Trước đó, ba máy bay phản lực Nga đã thả pháo sáng trước UAV MQ-9 của Mỹ, trong khi một phi công nước này bật chế độ đốt sau của máy bay ngay phía trước UAV, buộc chiếc MQ-9 phải "thao tác để né tránh".
Hiện Moscow chưa có phản hồi về thông tin trên của không quân Mỹ.
Đầu năm nay, Mỹ cho biết một máy bay phản lực của Nga đã bay cắt qua cánh quạt của một UAV MQ-9 đang hoạt động trên Biển Đen, khiến nó bị rơi. Tuy nhiên, Moscow đã phủ nhận trách nhiệm trong vụ việc này.
Thủ tướng Israel nêu 2 lý do không cung cấp vũ khí cho Ukraine Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này lo ngại về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine vì chúng có thể rơi vào tay Nga và sau đó là Iran. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: JP Theo tờ Pravda của Ukraine ngày 23/6, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Jerusalem Post, ông Netanyahu nói: "Tôi nghĩ Israel đang...