Vũ khí mới: Mìn chống trực thăng của quân đội Nga
Trong tương lai gần, quân đội Nga sẽ được trang bị loại vũ khí mới nhất là mìn chống trực thăng.
Mìn chống trực thăng là một trong những loại vũ khí mới nhất sắp được trang bị cho quân đội Nga
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời đại tá Alexei Khazov – lãnh đạo Cục kỹ thuật Không quân Nga - cho biết:”Cuối năm 2013 mìn chống trực thăng đã được thử nghiệm và sẽ được trang bị cho quân đội. Mìn tấn công máy bay trực thăng hoặc máy bay ở độ cao 200m do tạo thành hạt nhân tấn công theo nguyên tắc tích lũy điện”.
Trước đây, để tránh radar, các phi công lái máy bay trực thăng ở độ cao không quá 100 mét. Nhưng mìn chống trực thăng buộc họ phải nâng độ cao, khiến cho hệ thống radar phòng không nhìn thấy máy bay. Vì vậy, bây giờ máy bay trực thăng của đối phương sẽ bị vướng bẫy
Giám đốc điều hành sân bay Vladimir Niyazov nói: “Mìn đóng vai trò chiến tranh tâm lý. Vì có mìn, máy bay trực thăng buộc phải bay lên đến độ cao 150 mét và ở độ cao này, bất kỳ hệ thống phòng không tên lửa nào cũng phát hiện được máy bay trực thăng”.
Để làm ra loại mìn có khả năng thay đổi toàn bộ chiến lược máy bay trực thăng, các nhà thiết kế đã phải mất 3 năm. Các mẫu mìn đầu tiên trông giống như con tàu vũ trụ có chân gấp và cảm biến quay. Nhưng sau đó các nhà nghiên cứu quyết định từ bỏ nhiều tính năng bổ sung và đơn giản hóa thiết bị. Theo hình dạng bên ngoài, nó trông giống như quả mìn tròn chống tăng thông thường.
Video đang HOT
Loại mìn mới có thể nhận biết âm thanh động cơ máy bay trực thăng bay ở khoảng cách hơn 400 mét nhờ sử dụng cảm biến âm thanh độ nhạy cao. Còn cảm biến hồng ngoại thì phát hiện chính xác vị trí của mục tiêu và khoảng cách tới nó. Khi máy bay trực thăng lọt vào khu vực bị ảnh hưởng thì mìn nổ. Đầu đạn bay với tốc độ 2,5 km/giây có thể xuyên qua lớp bọc thép dày vài cm. Không có máy bay trực thăng hiện đại nào có thể đứng vững trước cuộc tấn công như vậy. Nhưng vũ khí ghê gớm này không đáng lo ngại cho các mục tiêu kỹ thuật và mục tiêu sống khác.Mìn không phản ứng trước các tín hiệu khác.
Phó giám đốc hệ thống kiểm tra phạm vi máy bay Sergey Mansurov cho biết: “Mìn sẽ bỏ qua các loại nhiễu như lá rụng, cành cây, đất đá, mưa, tuyết. Mìn cũng sẽ không phản ứng trước các mục tiêu như người, hoặc bò đi qua”.
Nếu máy bay trực thăng không lọt vào khu vực bị ảnh hưởng, các bộ cảm biến hồng ngoại được ngừng hoạt động và thiết bị chuyển sang chế độ chờ. Nếu điện áp giảm xuống dưới mức hoạt động cung cấp điện, mìn tự hủy để tránh làm mồi cho đối phương.
Trọng lượng và kích thước của loại mìn mới này chưa được tiết lộ. Nó sẽ cài đặt bằng các phương tiện từ xa, bao gồm cả máy bay trực thăng. Các nhà phát triển Nga cho rằng không có vũ khí mới tương tự của Nga trong thế giới hiện nay.
Hiệu quả của thiết bị mới đã được các nhà quân sự Nga đánh giá cao. Kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường cho thấy loại mìn như vậy có thể ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công máy bay trực thăng nào ở độ cao thấp.
Theo Đời sống pháp luật
Phó tướng NATO hung hăng gọi Nga là kẻ thù
Phó Tổng thư ký NATO - ông Alexander Vershbow mới đây đã nói rằng liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương giờ đây buộc phải đối xử với Nga "như một kẻ thù hơn là một đối tác", hãng tin AP hôm qua (1/5) đưa tin.
Phó Tổng thư ký NATO - ông Alexander Vershbow
Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, 61 tuổi, tuần này đã phát biểu với giới phóng viên báo chí rằng, vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine hiện nay đã buộc NATO phải xem xét lại lập trường của liên minh này đối với Nga và rằng NATO sẽ sớm triển khai thêm quân đến khu vực khi căng thẳng leo thang.
Theo phóng viên AP Robert Burns hôm qua cho biết, Phó Tổng thư ký NATO Vershbow đã tuyên bố, vai trò mà Kremlin bị cáo buộc trong những diễn biến gần đây ở Ukraine "đánh dấu một bước ngoặt trong nhiều thập kỷ NATO nỗ lực để đưa Moscow lại gần hơn".
Phó tướng của NATO được cho là đã nói với giới phóng viên rằng, liên minh này đang cân nhắc, xem xét những biện pháp mới chống lại bất kỳ hành động gây hấn nào trong tương lai từ Nga nhằm vào các nước đối tác của họ. Ông Vershbow thậm chí còn tuyên bố, NATO có thể sẽ sớm triển khai môt lực lượng chiến đấu hùng hậu đến Đông ÂU.
Theo nguồn tin từ Civil.Ge, ông Vershbow đã phát biểu với khán giả trong một cuộc hội thảo nhóm ở thủ đô Washington, DC một ngày trước đó rằng, NATO nên triển khai "vũ khí phòng thủ đến khu vực".
"Chúng ta cần phải tăng cường sự giúp đỡ cho các nước láng giềng của Nga để họ cải tổ hệ thống quốc phòng và hiện đại hóa quân đội, không chỉ là Ukraine mà cả Moldova, Gruzia, Armenia, Azerbaijan,", ông Vershbow đã nói như vậy.
Cũng theo Phó Tổng thư ký Vershbow, NATO nên nghĩ đến chuyện "nâng cấp" các cuộc tập trận chung giữa các quốc gia đối tác, trang tin Civil.Ge dẫn lời ông Vershbow cho biết đồng thời thừa nhận rằng việc triển khai quân đến Gruzia sẽ là một hành động "gây tranh cãi".
Về phần mình, phát biểu trong cuộc hội thảo, Bộ trưởng Quốc phòng Gruzia Irakli Alasania đã nói: "Việc Mỹ thể hiện vai trò lãnh đạo là rất quan trọng để đảm bảo rằng các bước tiếp theo mà NATO sẽ thực hiện, ví dụ như tại hội nghị thượng đỉnh trong tháng 9 này, sẽ là một đòn đáp trả tương xứng với những gì đang diễn ra ở Ukraine".
"Phương Tây nên nắm lấy cơ hội và tạo ra tình hình thực tế bằng cách chấp nhận kết nạp thêm các nước có nguyện vọng gia nhập vào NATO, bằng cách đưa các vũ khí phòng vệ đến các nước có mong muốn và chủ yếu là ở Gruzia", ông Alasania cho biết. "Điều quan trọng bây giờ là tạo dựng một số năng lực răn đe trên mặt đất như các hệ thống phòng không, chống bọc thép. Những năng lực đó sẽ giúp chúng tôi bảo vệ sự tự do của mình bởi chúng tôi biết rằng, nếu mọi thứ đi sai hướng vào thời điểm này, sẽ không ai đến cứu chúng tôi, chúng tôi đã thấy điều đó năm 2008", Bộ trưởng Quốc phòng Gruzia nói thêm.
Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho hay, NATO đang tăng cường các hoạt động quân sự một cách "chưa từng có" ở sát biên giới Nga. Trước đó vài tuần, Tư lệnh Không quân Mỹ phụ trách sự hiện diện quân sự của NATO ở Châu Âu từng tuyên bố, Mỹ có thể sớm triển khai các binh lính đến khu vực khi căng thẳng tiếp tục leo thang nghiêm trọng ở khu vực gần biên giới giữa Ukraine và Nga.
Trong nhiều tuần nay, giới chức ở Washington và Kiev liên tục đổ lỗi, chỉ trích Nga đã gây ra tình hình bất ổn ở miền đông Ukraine. Kết quả là Mỹ và phương Tây đã tung ra không ít đòn trừng phạt nhằm vào Moscow. Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ những cáo buộc trên đồng thời lên án các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Hồi đầu tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng tố cáo, chính Nhà Trắng đã dàn dựng ra cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.
"Tôi cho rằng, những gì đang diễn ra hiện giờ cho chúng ta thấy rõ ai thực sự đang nắm tiến trình ở Ukraine ngay từ đầu. Tuy nhiên, ngay từ đâu, Mỹ đã lựa chọn cách ở trong bóng tối", ông Putin thẳng thừng chỉ trích.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang chứng kiến cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Kiệt Linh - (theo RT)
Theo_VnMedia
Vai trò Lực lượng Không quân hải quân tương lai của Trung Quốc Trung Quốc đang tích cực phát triển lực lượng vũ trang, bao gồm các lực lượng hải quân, không quân hải quân. Trong tương lai các lực lượng hải quân, không quân hải quân Trung Quốc có thể bắt đầu một cuộc hành trình dài tới các đại dương xa xôi và như vậy trong tương lai gần ở Thái Bình Dương có...