Vũ khí “Made in Vietnam” gây bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã gây bất ngờ lớn với sự xuất hiện của hàng loạt vũ khí trang bị “Made in Vietnam” hiện đại, sánh vai cùng các cường quốc.
Ấn tượng vũ khí “Made in Vietnam”
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 (VNDefenceExpo 2024) là hoạt động trọng điểm, tạo điểm nhấn mang ý nghĩa, tầm vóc thế giới nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng.
Khu vực triển lãm có tổng diện tích hơn 100.000m2 với diện tích trưng bày trong nhà là 15.000m2 (tăng gấp đôi so với triển lãm năm 2022) và ngoài trời hơn 20.000m2. Đến nay, đã có gần 200 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ 27 quốc gia trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ đăng ký gian hàng trưng bày tại triển lãm.
Nếu như triển lãm lần đầu tiên năm 2022 đã mang đến cho các đoàn khách quốc tế cũng như đông đảo người dân những bất ngờ thú vị thì tại VNDefenceExpo 2024, vũ khí “Made in Vietnam” đã gây ấn tượng mạnh với nhiều sản phẩm hiện đại, sánh ngang với khu vực và trên thế giới.
Hơn 10 năm trước, ít ai có thể ngờ được rằng ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam lại có thể đạt được những thành tựu lớn đến thế. Chúng ta đã đi “từ không đến có” và hiện nay có bước nhảy vọt chưa từng thấy.
Nếu như vài năm trước, ước mơ sản xuất vũ khí trang bị cho sư đoàn bộ binh đủ quân đã thành sự thật thì giờ đây vũ khí “Made in Vietnam” đã tiến rất xa, với một số sản phẩm mang tầm cỡ thế giới.
Vươn cao, bay xa cùng phòng không – không quân
Một bước đột phá đáng chú ý là CNQP nước ta đã chế tạo được nhiều loại UAV hiện đại, bao gồm cả UAV tấ.n côn.g, điều mà không nhiều quốc gia trên thế giới đạt được.
UAV XBL-01 cảm tử do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng chế tạo (Ảnh: Mạnh Quân).
Tại VNDefenceExpo 2024 năm nay Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) đã trưng bày hơn 100 sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực quân sự và dân sự.
Tập đoàn Viettel giới thiệu nhiều chủng loại UAV thế hệ mới (Ảnh: Mạnh Quân).
Bên cạnh đó, ngành CNQP nước ta, trong đó Viettel đã chế tạo được nhiều loại radar hiện đại như radar cảnh giới nhìn vòng tầm trung, radar bắt thấp chuyên nhiệm và thậm chí là cả radar thụ động chuyên bắt máy bay tàng hình.
Loạt radar hiện đại được trưng bày, trong đó có loại phát hiện được máy bay tàng hình (Ảnh: Mạnh Quân).
Video đang HOT
Không dừng ở đó, CNQP Việt Nam còn tham gia sâu vào cải tiến các loại tên lửa và pháo phòng không.
Tên lửa phòng không Pechora do CNQP Việt Nam cải tiến, hiện đại hóa (Ảnh: Mạnh Quân).
Các vũ khí trang bị thế hệ mới đã được biên chế tới đơn vị ngày càng nhiều, góp phần “không để Tổ quốc bị bất ngờ bởi các tình huống trên không”, cảnh báo sớm, từ xa, cung cấp tham số chính xác cho các đơn vị hỏa lực sẵn sàng khai hỏa đán.h chặn mục tiêu.
Radar cảnh giới nhìn vòng 3D do CNQP Việt Nam chế tạo (Ảnh: Mạnh Quân).
Đột phá mạnh về vũ khí lục quân
Với phương châm chế tạo và mua sắm vũ khí phù hợp với cách đán.h, nghệ thuật quân sự của Việt Nam, hầu hết các sản phẩm nghiên cứu trọng tâm trong lĩnh vực lục quân là vũ khí mang vác của bộ binh phù hợp với điều kiện chiến đấu và thể trạng của những người lính.
Đến nay, về cơ bản CNQP nước ta đã chế tạo được những loại vũ khí mang vác dành cho các sư đoàn bộ binh đủ quân. Đây là một bước tiến rất lớn, đảm bảo cho các đơn vị có nguồn vũ khí mới hiện đại, dồi dào, bắt kịp với trình độ khu vực và trên thế giới.
Một số loại sún.g bộ binh “Made in Vietnam” (Ảnh: Mạnh Quân).
Có thể so sánh với vũ khí mang vác của các đơn vị lục quân của các nước phát triển, trừ tên lửa chống tăng, các chiến sĩ ta được trang bị không thiếu thứ gì, từ sún.g bắ.n tỉa hạng nặng, pháo cối, sún.g phóng lựu bắ.n loạt, sún.g chống tăng, sún.g tiểu liên, trung liên, sún.g máy phòng không 12,7mm,…
Rõ ràng chúng ta có quyền tự hào khi những người lính bộ binh có trong tay những vũ khí mới, thay dần cho những loại đã cũ, lạc hậu.
Bên cạnh đó, các dự án hiện đại hóa xe tăng, thiết giáp; cải tiến các loại pháo, cối lắp lên khung gầm các xe bánh hơi, bánh xích giúp tăng sức cơ động và tăng độ chính xác cho mỗi phát bắ.n cũng đang góp phần giúp lục quân Việt Nam có những bước thay đổi căn bản về chất.
Một số loại xe tăng và xe chiến đấu bộ binh (Ảnh: Mạnh Quân).
Đặc biệt nhất, sự xuất hiện của xe chiến đấu bộ binh XCB-01 do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Việt Nam thiết kế và chế tạo đã lần đầu chính thức ra mắt. Đây là phương tiện bọc thép bánh xích đầu tiên được Việt Nam nghiên cứu và chế tạo trong nước. Xe có hình dáng bên ngoài tương đồng với xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Liên Xô và được trang bị tên lửa chống tăng điều khiển bằng cáp.
Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 do Việt Nam chế tạo (Ảnh: Mạnh Quân).
Đồng hành cùng hải quân, cảnh sát biển tiến ra biển lớn
Ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam gần đây đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng khi cho ra đời các sản phẩm tiêu biểu là tàu tên lửa tấ.n côn.g nhanh Molniya, tàu pháo TP-400, tàu tuần tra TT-400, tàu tuần tra xa bờ DN-2000,… góp phần bổ sung kịp thời những phương tiện chiến đấu quan trọng, đầy uy lực để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tại triển lãm năm nay, tổ hợp tên lửa đất đối hải do CNQP Việt Nam chế tạo đã thu hút mọi ánh nhìn, đán.h dấu bước phát triển quan trọng.
Tổ hợp tên lửa đất đối hải do Việt Nam chế tạo (Ảnh: Mạnh Quân).
Ngoài ra, VNDefenceExpo 2024 có sự xuất hiện của một loạt vũ khí trang bị nguyên mẫu được các cường quốc Mỹ và Nga đưa tới triển lãm.
Nhà xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport thuộc Tập đoàn Rostec của Nga giới thiệu các phương tiện chiến đấu lục quân và tổ hợp tên lửa đất đối hải Rubezh-ME (Ảnh: Mạnh Quân).
Sự hồi sinh tên lửa tầm xa của châu Âu
Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất nhằm vào Ukraine đã thúc đẩy một số nước châu Âu khôi phục lại khả năng tương tự.
Nhưng họ cần phải vượt qua những thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách để khát vọng này trở nên khả thi.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik của Nga. Ảnh: The Defense News/TTXVN
Trong bối cảnh địa chính trị diễn biến phức tạp, châu Âu đang chứng kiến một động thái quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng: sự trở lại của năng lực tên lửa tầm xa. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã trở thành tiếng chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia NATO ở châu Âu, buộc họ phải xem xét lại chiến lược phòng thủ của mình sau gần ba thập kỷ đầu tư không đủ.
Theo đó, Timothy Wright, chuyên gia nghiên cứu về quốc phòng và phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng, cuộc xung đột ở Ukraine đã khơi dậy lại mối quan tâm của các thành viên NATO ở châu Âu trong việc hiện đại hóa và tăng cường lực lượng vũ trang của họ. Trong số nhiều năng lực đang được tìm kiếm, một số quốc gia đã tuyên bố quan tâm đến việc mua tên lửa thông thường tầm xa phóng từ mặt đất thông qua nỗ lực chung được gọi là "Chương trình Tấ.n côn.g Tầm xa của châu Âu" (ELSA). Điều này đán.h dấu sự hồi sinh của một năng lực hầu như không có trong kho vũ khí của các quốc gia châu Âu kể từ những năm 1990.
Mặc dù ELSA có tiềm năng mang lại lợi ích răn đe cho các quốc gia châu Âu và cải thiện thế trận phòng thủ và răn đe của NATO, tuy nhiên, vẫn có một số thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách liên quan đến sự phát triển chung cần được giải quyết nếu dự án muốn "đơm hoa kết trái".
Châu Âu đán.h giá lại năng lực tên lửa phóng từ mặt đất
Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên diện rộng trong cuộc chiến với Ukraine đã khiến một số nước châu Âu phải đán.h giá lại lợi ích của việc sở hữu khả năng tấ.n côn.g tầm xa thông thường. Một lựa chọn là mua từ bên ngoài khu vực, nhưng một lựa chọn khác là tự sản xuất hoặc hợp tác nội khối.
Cách tiếp cận thứ hai dẫn đến sự ra đời của dự án ELSA. Pháp, Đức, Italy và Ba Lan đã ra mắt ELSA vào tháng 7/2024 với mục đích "phát triển năng lực có chủ quyền" để cải thiện 'khả năng phòng thủ của châu Âu và củng cố cơ sở công nghiệp và công nghệ quốc phòng châu Âu", cũng như góp phần "củng cố trụ cột châu Âu của NATO, chia sẻ gánh nặng tốt hơn giữa các đồng minh".
Mặc dù đến nay hầu hết tất cả những bên tham gia ELSA đều đã sở hữu tên lửa hành trình phóng từ trên không và trong một số trường hợp là tên lửa hành trình phóng từ biển, không có thành viên NATO nào ở châu Âu ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu tên lửa phóng từ mặt đất thông thường có tầm bắ.n lớn hơn 300 km.
Do đó, việc phát triển khả năng này sẽ lấp đầy những gì các quốc gia trên nhận thấy là khoảng cách năng lực mà Nga có lợi thế rõ rệt. Lực lượng vũ trang Nga sở hữu một số loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, bao gồm tên lửa đạn đạo 9K720 Iskander -M có tầm bắ.n 500 km và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M728 có tầm bắ.n 2.500 km. Tùy thuộc vào vị trí bố trí, các hệ thống này có khả năng tấ.n côn.g các mục tiêu trên khắp châu Âu.
ELSA hiện đang ở giai đoạn đầu của ý tưởng và do đó vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải về việc quốc gia nào có thể tham gia dự án và loại hệ thống nào mà các quốc gia này cuối cùng có thể phát triển. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu từng tuyên bố rằng "ý tưởng là mở [ELSA] rộng rãi nhất có thể" và số lượng thành viên đã tăng từ 4 bên tham gia ban đầu, với Thụy Điển và Vương quốc Anh lần lượt tuyên bố về việc tham gia dự án vào tháng 10/2024.
Cả hai nước Thuỵ Điển và Vương quốc Anh đều có nền tảng tốt trong ngành vũ khí dẫn đường, đặc biệt là trong việc thiết kế tên lửa hành trình. Các quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn khác của châu Âu có tham vọng đạt được khả năng tấ.n côn.g tầm xa hoặc có ngành công nghiệp quốc phòng có thể hỗ trợ chương trình ELSA, chẳng hạn như Hà Lan và Na Uy, cũng có thể quan tâm đến việc tham gia dự án.
Thông báo chính thức của ELSA đề cập một cách mơ hồ đến việc phát triển một khả năng mới cho "các cuộc tấ.n côn.g tầm xa" mà không đề cập đến loại vũ khí đang theo đuổi, để ngỏ khả năng các bên đang xem xét thiết kế tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình. Hơn nữa, trong khi các quan chức quốc phòng giấu tên của châu Âu cho biết ý định là phát triển khả năng phóng từ mặt đất, điều này không được đề cập rõ ràng trong thông cáo.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot trong cuộc diễn tập quân sự ở Constanta, Romania ngày 15/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Mặc dù có một số khả năng linh hoạt về dự án ELSA, việc phát triển tên lửa hành trình thay vì tên lửa đạn đạo có nhiều khả năng xảy ra hơn vì các công ty công nghiệp quốc phòng châu Âu có kinh nghiệm đáng kể trong việc phát triển tên lửa hành trình so với tên lửa đạn đạo. Ngoài ArianeGroup của Pháp và Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ, không có công ty quốc phòng lớn nào khác của châu Âu có kinh nghiệm sản xuất tên lửa đạn đạo ngoài tên lửa chiến trường tầm ngắn.
Có lẽ là vô tình, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pl Jonson tiết lộ khi công bố sự tham gia của nước này vào dự án rằng ý định là "phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất với tầm bắ.n từ 1.000 đến 2.000 km". Ông Jonson sau đó bình luận rằng chương trình ELSA cũng có thể áp dụng trong lĩnh vực hàng không và hàng hải, có khả năng chỉ ra sự phát triển của một tên lửa có thể được sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau.
Ngày đưa vào sử dụng loại tên lửa mới chưa được chính thức cung cấp, mặc dù thông báo của Vương quốc Anh cho biết "dự án này dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ của châu Âu vào những năm 2030". Nếu những bên tham gia ELSA theo đuổi thiết kế tên lửa hành trình, thì công ty MBDA của Pháp được coi là ứng cử viên sáng giá với đề xuất điều chỉnh Tên lửa hành trình Hải quân (MdCN) thành phiên bản phóng từ mặt đất.
Đề xuất của MBDA về việc điều chỉnh MdCN để phóng từ mặt đất là một sự lựa chọn vì không có tên lửa hành trình nào khác do châu Âu thiết kế đang được đưa vào sử dụng hoặc đang được phát triển có thể đạt được yêu cầu về tầm bắ.n 1.000-2.000 km như dự kiến. SCALP EG/Storm Shadow của Anh-Pháp và tên lửa thay thế dự kiến, được gọi là Vũ khí hành trình/chống hạm tương lai (FC/ASW), có tầm bắ.n ước tính dưới 1.000 km. Tầm bắ.n của Taurus KEPD-350 của Đức-Thụy Điển cũng không đủ 1.000 km.
Trong khi đó, việc mua sắm các hệ thống không phải của châu Âu đáp ứng được yêu cầu về tầm bắ.n của dự án, chẳng hạn như phiên bản phóng từ mặt đất của Tomahawk hoặc dòng Hyunmoo -3 của Hàn Quốc, gần như chắc chắn sẽ không khả thi dựa trên các yêu cầu công nghiệp quốc phòng rõ ràng của ELSA tại châu Âu.
Ngoài các yêu cầu về tầm bắ.n, còn có một câu hỏi rộng hơn về việc liệu việc điều chỉnh các hệ thống hiện nay có đáp ứng được các yêu cầu về năng lực của những nước tham gia trong vài thập kỷ tới hay không. Mặc dù SCALP EG/ Storm Shadow, Taurus và MdCN là những thiết kế dưới tốc độ siêu vượt âm, dữ liệu từ cuộc chiến ở Ukraine đã chứng minh được tính dễ bị tổn thương của các loại vũ khí tương tự của Nga như Kh-101 trước các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa trên mặt đất.
Để so sánh, các thiết kế siêu vượt âm như tên lửa chống hạm Kh-32 của Nga được sử dụng trong các cuộc tấ.n côn.g thứ cấp đã thành công hơn nhiều trong việc xuyên thủng các hệ thống phòng thủ, một phần có thể là do tốc độ cao của chúng. Do đó, một thiết kế siêu vượt âm hoặc khó theo dõi, phát hiện có thể được coi là giải pháp hấp dẫn hơn về lâu dài cho nhu cầu của châu Âu.
Nếu những nước tham gia ELSA phát triển một tên lửa mới kết hợp hệ thống đẩy tiên tiến hoặc công nghệ để khó phát hiện, thì điều này sẽ làm tăng chi phí và thời gian phát triển. Nhưng vì những nước tham gia ELSA có ý định phát triển một năng lực mới "trong thời gian nhất định, chi phí và khối lượng phù hợp" nên một thiết kế mới có thể không khả thi vì những yêu cầu này.
Những thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách
Trong khi sự tham gia của nhiều bên đóng góp có thể làm giảm chi phí phát triển và sản xuất chung, một thách thức của cách tiếp cận này sẽ là làm thế nào để quản lý và hài hòa hiệu quả các yêu cầu kỹ thuật và công nghiệp có thể khác nhau.
Ở quy mô nhỏ hơn nhiều, dự án Anh-Pháp-Italy phát triển FC/ASW để thay thế SCALP EG/ Storm Shadow và tên lửa chống hạm Harpoon và Exocet đã gặp khó khăn trong giai đoạn khái niệm do sở thích khác nhau của Pháp và Anh về việc theo đuổi thiết kế siêu vượt âm hoặc rất khó phát hiện. Mặc dù cuối cùng đã tìm ra được sự thỏa hiệp, giai đoạn đầu của FC/ASW nêu bật những thách thức của quá trình phát triển tên lửa hợp tác.
Tương tự như vậy, trong khi phát triển chung có thể làm giảm chi phí thiết kế và sản xuất, ngoài 6 quốc gia đã đăng ký và có khả năng là Hà Lan và Na Uy, có rất ít thành viên NATO châu Âu khác có đủ ngân sách quốc phòng và cơ sở công nghiệp để hỗ trợ ELSA cả về mặt tài chính và kỹ thuật.
Ngay cả đối với các quốc gia tham gia, việc cân bằng các yêu cầu hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực có thể khó khăn theo quan điểm ngân sách, đặc biệt là vì phát triển tên lửa thường tốn kém. Chẳng hạn, chi phí phát triển và mua sắm tên lửa Storm Shadow của Anh vào năm 1997 là khoảng 700 triệu bảng Anh (tương đương 1,34 tỷ bảng Anh vào năm 2024).
Ngoài vấn đề tài chính, việc quản lý các lợi ích công nghiệp quốc phòng của các bên liên quan khác nhau sẽ là một thách thức tiềm ẩn khác. Trong số những nước tham gia ELSA hiện tại, Ba Lan có ít kinh nghiệm nhất trong sản xuất tên lửa, mặc dù Warsaw sẽ sản xuất tên lửa đạn đạo tầm ngắn được cấp phép của Hàn Quốc trong tương lai.
Tóm lại, việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất nhằm vào Ukraine đã thúc đẩy một số nước châu Âu khôi phục lại khả năng tương tự. Nhưng họ cần phải vượt qua những thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách để khát vọng này trở nên khả thi.
Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ hệ thống phòng không đa tầng 'Vòm Thép' Hệ thống mới này được thiết kế để cung cấp khả năng phòng thủ không phận tối ưu bằng cách tích hợp nhiều lớp bảo vệ và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời mở rộng mạng lưới phòng không trên không gian rộng lớn. Hình minh hoạ về một số thiết bị và hệ thống phòng không được cho là...