Vũ khí không thể kiến tạo hòa bình

Theo dõi VGT trên

Hội nghị An ninh Munich ( MSC) lần thứ 58 diễn ra từ 18-20/2 tại thủ phủ bang Bayern của Đức vừa kết thúc.

Có những điều còn đọng lại, song cũng có những điều “bị đ.ánh rơi” ở một diễn đàn chuyên về an ninh và chính sách đối ngoại có uy tín này.

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với vô vàn thách thức và khủng hoảng, MSC lần này lại chủ yếu tập trung thảo luận về nguy cơ chiến tranh ở châu Âu, với Nga là chủ thể luôn được nhắc tới trong 3 ngày diễn ra hội nghị, dù Moskva không cử đại diện tham dự.

Vũ khí không thể kiến tạo hòa bình - Hình 1
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Munich (Đức) ngày 19/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Một tuần trước ngày khai mạc MSC, thông tin tình báo Mỹ đưa ra về thời điểm Nga được cho sẽ tấn công Ukraine tràn ngập trên các phương tiện truyền thông các nước. Khi không có cuộc tấn công nào vào thời điểm đó (ngày 16/2), phương Tây lại cho rằng tuy chưa, nhưng tấn công chắc chắn “sẽ xảy ra trong những ngày tới”, thậm chí nói rằng đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định tấn công, điều mà giới chức Moskva nhiều lần bác bỏ. Thông tin từ báo chí phương Tây khiến người ta có cảm giác như chiến tranh sắp nổ ra đến nơi rồi. Trên tất cả các trang báo, đài phát thanh, truyền hình ở Đức, đâu đâu cũng nói về việc điều chuyển, tăng cường lực lượng rầm rộ của Nga sát biên giới Ukraine. Đó cũng là lý do khiến MSC, vốn là một diễn đàn để thảo luận về chính sách đối ngoại và an ninh toàn cầu, lại gần như dẹp hết các chủ đề khác để tập trung vào cái gọi là “cuộc chiến tranh ở Ukraine”.

Moskva đã từ chối lời mời tham dự MSC, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, vì “nhiều lý do khác nhau”. Bà Zakharova cũng nhận định, hội nghị chuyên về chính sách an ninh quan trọng nhất thế giới này đã mất đi tính khách quan khi “những năm gần đây, hội nghị ngày càng biến thành một diễn đàn xuyên Đại Tây Dương”. Nga yêu cầu phương Tây đảm bảo an ninh ràng buộc về mặt pháp lý, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) chấm dứt mở rộng về phía Đông đúng như cam kết của phương Tây trước đây.

Không rõ vô tình hay không, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang lên mức cao độ thì có thông tin đáng chú ý xác nhận rằng phương Tây từng cam kết với Liên Xô sẽ không mở rộng NATO sang phía Đông. Văn kiện được tìm thấy từ Cơ quan lưu trữ quốc gia Anh, do Giáo sư chính trị Joshua Shifrinson thuộc Đại học Boston (Mỹ) công bố. Văn kiện được coi là “tối mật” này là bản ghi cuộc họp của các vụ trưởng chính trị bộ Ngoại giao các nước Mỹ, Anh, Pháp và Đức tại Bonn (Đức) ngày 6/3/1991, thảo luận về an ninh của Ba Lan và các nước Đông Âu khác. Cụ thể, tại cuộc họp, nhà ngoại giao Đức Jrgen Chrobog nêu rõ: “Chúng tôi đã nói rõ trong cuộc đàm phán 2 4 rằng chúng tôi sẽ không mở rộng NATO ra ngoài sông Elbe. Do đó, chúng tôi không thể trao tư cách thành viên NATO cho Ba Lan và các nước khác”. Đại diện Mỹ Raymond Seitz tại cuộc họp đó cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi đã nói rõ với Liên Xô – trong các cuộc đàm phán 2 4 và ở những nơi khác – rằng chúng tôi sẽ không lợi dụng việc quân đội Liên Xô rút khỏi Đông Âu”. Thông tin được báo “Spiegel” của Đức nêu đầu tiên, đã ủng hộ quan điểm của Nga rằng phương Tây đã vi phạm cam kết về việc mở rộng NATO sang phía Đông. Đây là điều gây mâu thuẫn giữa Mosva và phương Tây lâu nay, bởi Nga tuyên bố phương Tây đã vi phạm cam kết năm 1991, trong khi NATO lại khẳng định chưa bao giờ có một cam kết như vậy.

Trong vấn đề Ukraine, Nga cũng đã nhiều lần yêu cầu Đức và Pháp – hai nước trong định dạng nhóm Bộ tứ Normandy (gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraine) – gây sức ép để phía Ukraine tuân thủ Thỏa thuận Minsk, song hầu như không đạt hiệu quả, trong khi Thỏa thuận Minsk hiện được coi là giải pháp khả dĩ nhất cho hòa bình ở miền Đông Ukraine và được các bên liên quan cũng như thế giới hết sức coi trọng. Cách đây hơn một tuần, cuộc họp của đại diện nhóm Normandy ở Berlin đã kết thúc mà không đạt kết quả. Kế hoạch hòa bình được phía Kiev diễn giải khác với Moskva, đồng thời giới lãnh đạo ở Ukraine không có bất kỳ ý tưởng nào về tương lai của khu vực xung đột Donbass. Trong khi đó, Nga cho rằng việc thực hiện các thỏa thuận Minsk là điều kiện tiên quyết để giải quyết xung đột một cách hòa bình. Thực tế, việc thực thi Thỏa thuận Minsk liên tục gặp trở ngại và bị gián đoạn, đáng kể là lệnh ngừng b.ắn liên tục bị vi phạm. Cho tới khi nào việc tuân thủ Thỏa thuận Minsk chưa được nối lại thì khủng hoảng ở miền Đông Ukraine sẽ chưa thể được giải quyết.

Video đang HOT

Trở lại với MSC, Ukraine vẫn là chủ đề chiếm hầu hết thời lượng hội nghị. Có thể tóm tắt 4 nội dung nổi bật tại hội nghị, gồm: Những lo ngại chiến tranh ở châu Âu, những cảnh báo gửi tới Nga, sự đồng thuận của phương Tây và lời kêu gọi từ các đại diện Ukraine gửi tới các đồng minh phương Tây. Hầu như phát biểu của các diễn giả đều bày tỏ lo ngại về một nguy cơ chiến tranh, các đại diện của Mỹ, Đức, NATO,… cho rằng nguy cơ Nga tấn công Ukraine là thực tế”, cáo buộc Moskva tạo cớ, chẳng hạn như thực hiện chiến dịch “cờ giả” để tấn công Ukraine.

Vấn đề nổi bật thứ hai là những đe dọa, cảnh báo – kèm kêu gọi đối thoại – gửi tới Nga. Các diễn giả từ Mỹ, Đức, Anh, Liên minh châu Âu (EU)… đều cảnh báo Nga sẽ phải nhận hậu quả nghiêm trọng chưa từng có, cả về chính trị, kinh tế, chiến lược, trong đó có dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), nếu phát động tấn công Ukraine.

Điểm thứ ba là sự thống nhất của phương Tây được thể hiện rõ tại hội nghị lần này. Cách đây không lâu, tương lai và mục đích tồn tại của NATO đã bị đặt dấu hỏi. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thậm chí còn mô tả NATO đã “c.hết não”. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở Ukraine dường như đã kéo các nước phương Tây xích lại gần nhau hơn. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen ca ngợi mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa EU và NATO, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng trong hướng tiếp cận chung của phương Tây.

Chủ đề nổi bật thứ tư là bài phát biểu của đại diện Ukraine, quốc gia là tâm điểm tại MSC lần này. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phê phán việc các nước đã không hỗ trợ đủ cho Kiev, cả về tài chính và quân sự, trong lúc khó khăn, cảm giác như Kiev “bị lãng quên”. Nhà lãnh đạo Ukraine cũng hỏi thẳng NATO về việc có ý định kết nạp Ukraine hay không, nếu có thì “hãy thành thật” và cho Ukraine một lộ trình cụ thể. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bày tỏ hoài nghi về lo ngại của Nga liên quan tới khả năng kết nạp Ukraine khi ông nói rằng “làm gì có chuyện đó” trong nghị trình của NATO. Đáp lại việc Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko tại MSC phê phán Đức không cung cấp vũ khí cho Ukraine, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói rằng nếu Đức quyết định hỗ trợ vũ khí cho Ukraine thì coi như giải tán định dạng Normandy, ngoài ra, Berlin không thể quay ngoắt 180 độ với chính sách lâu nay là không đưa vũ khí tới vùng xung đột.

Tuy nhiên, từ hội nghị MSC, vẫn có những điểm sáng nổi lên, đó là nỗ lực giảm leo thang, tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng. Trong bài phát biểu khai mạc MSC, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi tất cả các bên thận trọng với những tuyên bố của mình, nhấn mạnh rằng việc đưa ra quan điểm công khai nên hướng tới mục đích giảm căng thẳng thay vì thêm dầu vào lửa”. Đại diện Mỹ cũng tuyên bố rộng mở cánh cửa đối thoại với Moskva. Ngoại trưởng Đức Baerbock nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại trong giải quyết khủng hoảng, tuyên bố Berlin sẽ nỗ lực vì từng milimet, bởi “từng milimet vẫn tốt hơn là không có chuyển động gì”. Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết ông muốn gặp và đối thoại với Tổng thống Nga Putin nhằm tránh nguy cơ nổ ra xung đột. Dù không tham dự MSC, song các tuyên bố của phía Nga cũng luôn để ngỏ giải pháp ngoại giao.

Những thông điệp đối thoại như vậy thể hiện một quan điểm rằng hòa bình chắc chắn không thể được tạo ra bằng vũ khí, quá khứ đau thương ở khắp nơi trên thế giới đã cho thấy rõ điều đó. Thế giới hiện không chỉ có điểm nóng Ukraine, mà vô số cuộc khủng hoảng và các hồ sơ nóng vẫn hiện hữu, cần sự chung tay của cả cộng đồng quốc tế. Như nhận định của Chủ tịch MSC Wolfgang Ischinger, chưa bao giờ thế giới lại có nhiều cuộc khủng hoảng cấp bách và nguy hiểm như hiện nay, từ xung đột ở Ukraine, tới đại dịch COVID-19, vấn đề Afghanistan, người di cư và tị nạn cũng như cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Chỉ có giải pháp ngoại giao, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là những cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn như Nga, mới có thể giải quyết được những vấn đề cấp bách ảnh hưởng tới toàn cầu như vậy.

Ukraine cảnh báo từ bỏ quy chế phi hạt nhân

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo Ukraine có thể từ bỏ cam kết đã thực hiện hàng thập kỷ qua về việc trở thành quốc gia phi hạt nhân, đồng thời đảo ngược quyết định từ bỏ vũ khí nguyên tử sau khi Liên Xô sụp đổ.

Ukraine cảnh báo từ bỏ quy chế phi hạt nhân - Hình 1
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) ở Đức, ngày 19/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo đài RT, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 19/2, ông Zelensky chỉ ra rằng vào năm 1994, Ukraine đã tham gia Bản ghi nhớ Budapest và từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy đảm bảo an ninh. Ông Zelensky nói rằng động thái này có thể bị đảo ngược nếu bị đe dọa.

Ông Zelensky nói: "Ngày nay chúng tôi không có vũ khí và an ninh. Chúng tôi đã mất một phần lãnh thổ, phần lãnh thổ lớn hơn về diện tích so với Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ. Và, quan trọng nhất, chúng tôi đã mất hàng triệu công dân".

Ông cũng nói rằng Ukraine đã 3 lần tìm cách tham vấn với các quốc gia bảo lãnh của Bản ghi nhớ Budapest để nỗ lực rà soát các điều khoản nhưng không thành công. Ông nói; "Hôm nay, Ukraine sẽ làm điều đó lần thứ tư", và nhấn mạnh rằng ông đã ra lệnh cho Bộ trưởng Ngoại giao Dmitry Kuleba yêu cầu tham vấn nhưng đó sẽ là nỗ lực cuối cùng từ phía Ukraine.

Ông Zelensky nói: "Nếu cuộc tham vấn không diễn ra hoặc không có quyết định cụ thể liên quan đến đảm bảo an ninh cho chúng tôi, Ukraine sẽ có mọi quyền để tin rằng Biên bản ghi nhớ Budapest không có tác dụng và nghi ngờ tất cả các quyết định trong gói đó năm 1994".

Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh rằng "chỉ trích tập thể" của các đồng minh phương Tây cho đến nay vẫn chưa biến thành "các hành động tập thể".

Trả lời các câu hỏi sau bài phát biểu, ông Zelensky nói rằng ông không đồng ý với nhà lãnh đạo của một quốc gia lớn về vấn đề trừng phạt Nga. Ông giải thích: "Chúng tôi không cần các biện pháp trừng phạt khi chúng tôi đã b.ị b.ắn, khi biên giới biến mất, khi đất nước của chúng tôi đã bị chiếm đóng. Sau cùng các biện pháp trừng phạt này có lợi gì cho chúng tôi?"

Ngày 18/2, chính quyền của hai khu vực đòi độc lập ở miền đông Ukraine tuyên bố rằng chính quyền Ukraine đã lên kế hoạch tấn công quân sự vào khu vực này. Các quan chức Ukraine cũng đã bác bỏ những tuyên bố này.

Tổng thống Zelensky khẳng định rằng các thỏa thuận Minsk không mang lại lợi ích cho Ukraine. Thay vào đó, ông Zelensky muốn thấy một văn bản mới, do các cường quốc, bao gồm cả Nga và Mỹ, ký kết và trong đó có một số điều khoản về đảm bảo an ninh cho Ukraine.

Cũng trong Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Zelensky cho biết ông muốn gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận với nhà lãnh đạo Nga nhằm tránh nguy cơ nổ ra xung đột. Tổng thống Zelensky cho biết ông đề xuất cuộc gặp này đồng thời nhấn mạnh Kiev mong muốn một giải pháp ngoại giao thay vì xung đột quân sự cho cuộc khủng hoảng hiện nay.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Ukraine kêu gọi các nước ủng hộ Ukraine nhiều hơn nữa. Ông cũng bác bỏ hành động pháo kích từ Ukraine vào lãnh thổ Nga và kêu gọi NATO đặt ra một khung thời gian rõ ràng để Ukraine có thể gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhấn mạnh NATO nên thành thật về việc liệu Ukraine có thể trở thành thành viên tổ chức này hay không.

Trước đó, tại cuộc gặp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Munich, Tổng thống Ukraine Zelensky cũng cho biết Ukraine đang tìm kiếm hòa bình, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ cụ thể của Mỹ để tăng cường sức mạnh của quân đội nước này.

Ukraine cảnh báo từ bỏ quy chế phi hạt nhân - Hình 2
Các ngoại trưởng chụp ảnh chung tại Hội nghị Ngoại trưởng G7 bên lề Hội nghị An ninh Munich ở Đức ngày 19/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Về phía Nga, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 19/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhấn mạnh việc phương Tây phớt lờ các yêu cầu an ninh của Moskva không có lợi cho sự ổn định ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga, Ngoại trưởng Lavrov đã nêu rõ rằng tất cả các nước cần tuân thủ các cam kết của mình để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về an ninh và không thể chia cắt. Việc bỏ qua các quyền hợp pháp của Nga trong khu vực này ảnh hưởng xấu đến sự ổn định không chỉ ở lục địa châu Âu mà còn trên thế giới.

Căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không đe dọa bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.

Bên lề Hội nghị An ninh Munich, Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã ra tuyên bố chung về vấn đề Nga-Ukraine, trong đó khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy Nga đang giảm các hoạt động quân sự tại khu vực gần biên giới với Ukraine, đồng thời khẳng định vẫn dành mối quan tâm lớn tới diễn biến tại khu vực này.

Theo tuyên bố chung do Bộ Ngoại giao Anh công bố, Ngoại trưởng các nước này đã kêu gọi Nga lựa chọn các biện pháp ngoại giao, giảm leo thang căng thẳng, rút quân khỏi khu vực gần biên giới với Ukraine, đồng thời tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế.

Về phía Nga, Bộ Quốc phòng nước này ngày 18/2 thông báo bắt đầu rút thêm xe tăng và các xe bọc thép khác ra khỏi các khu vực gần biên giới với Ukraine. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các đơn vị xe tăng của Quân khu miền Tây đã quay trở về căn cứ thường trực tại tỉnh Nizhny Novgorod sau khi hoàn thành các bài tập theo kế hoạch. Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết 10 máy bay chiến đấu đã rút khỏi Bán đảo Crimea.

Trước đó, ngày 16/2, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận các cuộc tập trận tại Bán đảo Crimea đã kết thúc và các binh sĩ đang quay trở lại các đơn vị đồn trú. Thông báo cho biết các đơn vị của Quân khu miền Nam đang di chuyển về các điểm đóng quân thường trực sau khi hoàn thành nhiệm vụ tham gia các cuộc tập trận chiến thuật định kỳ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an các nhà tài trợ sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên
19:48:22 30/06/2024
Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU
23:00:44 30/06/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe
05:48:28 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
15:04:17 01/07/2024

Tin đang nóng

Diện mạo chồng sắp cưới hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân
07:56:34 02/07/2024
Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng
11:37:16 02/07/2024
Sao Việt 2/7: Con trai Lệ Quyên gặp gỡ Mr.Đàm, Bảo Thanh khoe tủ g.iải t.hưởng
07:38:24 02/07/2024
Vợ cũ Bằng Kiều bỏ 10 nghìn đô đi du lịch với 3 con trai: Tiết lộ lý do 4 mẹ con ở chung một phòng
07:59:17 02/07/2024
Nữ NSƯT kỳ cựu nhất nhì làng hài phía Bắc: U70 không lấy chồng sinh con, t.uổi xế chiều cô đơn nhưng lạc quan không ai bằng
08:02:07 02/07/2024
Diva Hà Trần và Tùng Dương "gương vỡ lại lành"
08:03:01 02/07/2024
Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt
11:20:59 02/07/2024
Con gái nuôi "vua cải lương" đăng ảnh gây lóa mắt, xứng danh hậu duệ gia tộc danh giá nhất
09:09:26 02/07/2024

Tin mới nhất

Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại một số vùng ở Nga

07:06:25 02/07/2024
Chính quyền Cộng hòa Tuva ở Siberia cho biết đã áp dụng biện pháp trên khi nắng nóng khắc nghiệt, gió mạnh và giông khô gây ra cháy rừng.

'Thuật xoay chuyển' khối Rubik

06:57:33 02/07/2024
Lâu nay Hungary được biết đến như một thành viên có nhiều khác biệt so với phần còn lại của EU, với nhiều lần khiến EU bế tắc trong việc đưa ra các quyết sách chung.

Kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển thủy sản bền vững

06:45:08 02/07/2024
Đ.ánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia trong lĩnh vực ngư nghiệp, Vụ trưởng Hussain cho biết hai nước có mối quan hệ tốt cả ở cấp độ song phương và khu vực trong lĩnh vực thủy sản.

Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không

06:42:43 02/07/2024
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia pháp lý, việc Tòa án Tối cao quyết định thế nào trong cuộc chiến pháp lý này, về nhiều mặt, ông Trump vẫn được coi như là giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Khoảng 50 tù nhân Palestine được trả tự do

06:40:20 02/07/2024
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết việc phóng thích các tù nhân được thực hiện sau khi Tòa án Tối cao nước này mở phiên điều trần vụ kiện của các nhóm bảo vệ nhân quyền về tình trạng khắc nghiệt trong các trại giam.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU

06:00:52 02/07/2024
Tuần trước, EU cũng công bố những thông tin tương tự với Apple, đ.ánh dấu lần đầu tiên Brussels đưa ra các cáo buộc chính thức theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của khối.

Nga nâng cấp tàu tên lửa nhỏ, đối phó với 'xuồng tự hành' Ukraine

05:58:51 02/07/2024
Do các cuộc tấn công thường xuyên, hạm đội Nga buộc phải hạn chế hoạt động ngoài Sevastopol và di chuyển nhiều tàu chiến đến các cảng xa hơn, như Novorossiysk vào mùa thu năm 2023.

Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar

05:57:06 02/07/2024
Cục Khí tượng Thủy văn cho biết nước sông Ayeyarwady đã dâng cao hơn 1,5m so với mức cảnh báo nguy hiểm tại thị trấn Myitkyina. Dự báo, nước sông sẽ dâng thêm 60cm trong 2 ngày tới tại khu vực này.

Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế

22:02:09 01/07/2024
Một lợi thế nữa của Shelltec là tính chất có thể tái sử dụng liên tục. Mũ bảo hiểm Shellmet cũ sẽ được nghiền nát và tái chế để tạo ra một Shellmet mới.

Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á

22:00:06 01/07/2024
Tham dự hội nghị có các đại biểu đại diện cho 10 nước thành viên ASEANAPOL, các đối tác, đối thoại và quan sát viên cũng như đại biểu khách mời của 5 tổ chức đối tác. Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam cử 3 đại biểu tham dự hội nghị.

Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước

21:53:42 01/07/2024
Buổi lễ diễn ra tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra. Là một nhà lãnh đạo cộng đồng và doanh nghiệp nổi tiếng, bà Mostyn trở thành người phụ nữ thứ 2 đảm nhiệm cương vị này tại Australia.

Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto

21:51:29 01/07/2024
Nhiều hệ thống đường sá và cơ sở hạ tầng vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn, tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Các món từ cơm quen mà lạ bạn nên thử

Ẩm thực

13:43:46 02/07/2024
Cơm thường ngày nhưng nếu được kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau, bữa ăn sẽ trở nên ngon là miệng và hấp dẫn hơn.

Chồng Midu diện hai bộ trang phục cưới có chi tiết đặc biệt

Phong cách sao

13:36:02 02/07/2024
Tối 29/6, lễ cưới của Midu - Minh Đạt trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng. Sánh bước cùng cô dâu trong chiếc váy cưới lộng lẫy, chú rể cũng có những lựa chọnthời trangmang đậm chất riêng, cho thấy nét lịch lãm.

Mbappe chế giễu cầu thủ Bỉ đốt lưới nhà

Sao thể thao

13:33:53 02/07/2024
Kylian Mbappe chế nhạo Jan Vertonghen sau khi hậu vệ người Bỉ phản lưới nhà vào phút chót, đưa tuyển Pháp vào tứ kết EURO 2024.

Xây "chuồng cọp" để mua bán m.a t.úy

Pháp luật

13:03:48 02/07/2024
Để đối phó với lực lượng Công an trong quá trình mua bán m.a t.úy, Trần Văn Thân gia cố nhà theo kiểu chuồng cọp . Tuy nhiên, hành vi của đối tượng không qua mắt được Công an huyện Quỳ Châu.

Thăm hỏi các nạn nhân vụ xe khách lao xuống vực ven Quốc lộ 28

Tin nổi bật

13:00:14 02/07/2024
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, trên xe có 45 hành khách và tài xế, phụ xe. Rất may, vụ tai nạn chỉ khiến một số hành khách bị thương.

Lịch âm 2/7 - Âm lịch hôm nay 2/7 chính xác nhất - lịch vạn niên 2/7/2024

Trắc nghiệm

12:46:58 02/07/2024
Xem lịch âm hôm nay ngày 2 tháng 7; theo dõi âm lịch hôm nay, thứ Ba ngày 2 tháng 7 năm 2024 nhanh nhất và chính xác nhất.

Trạm cứu hộ trái tim: Cuối phim mới lộ diện "trùm cuối" tuồn thông tin của con gái Nghĩa lên MXH

Phim việt

12:45:17 02/07/2024
Tập 49 Trạm cứu hộ trái tim đã lên sóng VTV3 tối 1/7. Nghĩa chính thức được minh oan , khiến cái nhìn của khán giả về nhân vật này được vớt vát phần nào.

"Mỹ nam 1 thời" Lee Min Ho lộ gương mặt căng tròn mất nét ở t.uổi 37

Sao châu á

12:39:45 02/07/2024
Sau thời gian ở ẩn không nhận dự án phim mới, Lee Min Ho có vẻ như đã ăn uống nghỉ ngơi khá thả ga nên khó kiểm soát cân nặng.

Lái xe ốm vặt liên miên, hãy kiểm tra ngay bộ phận này trên ô tô

Sức khỏe

12:37:38 02/07/2024
Một số các triệu chứng bệnh vặt bắt nguồn từ chính chiếc xe mà bạn sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, rất ít người để ý và thường không quan tâm tới điều này.

Sự hết thời của một sao hạng A: Phim không bán được vé nào, bị tẩy chay vì thái độ xấc xược

Hậu trường phim

12:37:33 02/07/2024
Đóng phim nào cũng flop, tính cách kênh kiệu là những nguyên nhân khiến địa vị của sao nữ này xuống dốc nhanh chóng.

Bùi Anh Tuấn tái xuất, ngoại hình mũm mĩm, tiết lộ lí do tạm ngưng ca hát thời gian dài

Nhạc việt

12:37:10 02/07/2024
Là một vocalist trẻ rất được yêu mến nhưng Bùi Anh Tuấn đã ở ẩn khá lâu và gần như không xuất hiện tại bất kỳ sân khấu nào suốt thời gian qua.