Vũ khí Italy sẽ làm nên “cuộc lật đổ ngoạn mục” tại Việt Nam?
Mặc dù khá “im hơi lặng tiếng” nhưng phương tiện quân sự do Italy chế tạo đang xuất hiện ngày càng nhiều trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Mới đây khi Lữ đoàn 161 Hải quân công khai giới thiệu việc vừa đưa vào trang bị robot quét thủy lôi tối tân Pluto Plus do Tập đoàn Gaymarine Electronics của Italy sản xuất đã gây ngạc nhiên lớn, vì trước đó chưa có bất cứ thông tin nào liên quan đến thương vụ này.
Nhờ sự kiện trên mà những người quan tâm đến tình hình quốc phòng nước nhà mới “giật mình” nhìn lại để nhận ra rằng phương tiện quân sự do Italy sản xuất đang có mặt ngày càng nhiều trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Huấn luyện trang bị mới (robot Pluto Plus) của Lữ đoàn 161
Trong báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), giữa Việt Nam và Italy chỉ có một hợp đồng vũ khí duy nhất đó là cung cấp 2 khẩu pháo Oto Melara Super Rapid để lắp đặt trên tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814, nhưng vì dự án đóng tàu bị treo đã dẫn tới nguy cơ hủy bỏ việc mua pháo.
Tuy nhiên thực tế những gì diễn ra lại nhiều hơn hẳn, ngoài robot Pluto Plus, Việt Nam (cụ thể ở đây là Binh đoàn 18) đã tiếp nhận 2 trực thăng AW189 của Tập đoàn AgustaWestland và đã đặt mua thêm 3 chiếc khác, đơn giá mỗi máy bay AW189 là 27 triệu USD, nếu đi kèm phụ tùng thì tổng giá trị của 5 chiếc có thể lên tới 150 triệu USD.
Trực thăng AW189 của Tổng Công ty trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18)
Bên cạnh đó, phát ngôn viên hãng đóng tàu Fincantieri từng cho biết: “Theo đó, Lực lượng vũ trang Việt Nam, cụ thể là Hải quân đã bày tỏ mong muốn hợp tác với Italy để cung cấp tàu tuần tra, cụ thể là các tàu tuần tra xa bờ và tàu ngầm mini”.
Hiện tại Fincantieri đang mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang các nước Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam. Tại Việt Nam, Fincantieri là một phần trong chiến lược đưa ra vào tháng 11/2014 bởi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Italy, ông Domenico Rossi.
Video đang HOT
Mặc dù chưa nói rõ chủng loại mà Việt Nam quan tâm nhưng nếu nhìn vào danh mục sản phẩm của Fincantieri thì dễ dàng nhận ra rằng chỉ có tàu ngầm S-1000 (sản phẩm hợp tác với Nga) và tàu tuần tra xa bờ lớp Commandante là phù hợp với yêu cầu.
Nếu Việt Nam thực sự muốn mua tàu tuần tra xa bờ lớp Commandante hay tàu ngầm mini S-1000 thì ước tính số tiền chúng ta phải bỏ ra sẽ lên tới trên 500 triệu USD, thậm chí xấp xỉ 1 tỷ USD trong trường hợp mua mỗi loại 2 chiếc.
Số lượng ít nhưng giá trị của từng loại phương tiện quân sự lại rất cao, chỉ cần một vài thương vụ thành công thì Italy hoàn toàn đủ khả năng vượt qua cả Israel, Pháp, Ấn Độ hay thậm chí là Mỹ để giữ vị trí nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, chỉ sau Nga.
Viễn cảnh tươi sáng trên của các tập đoàn sản xuất vũ khí Italy dĩ nhiên vẫn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đó có thể là tác động từ bên ngoài hay từ trong nước. Tuy nhiên nhờ việc xây dựng được nền móng ban đầu, họ có quyền nghĩ tới một tương lai đầy triển vọng tại thị trường Việt Nam./.
Theo Soha News
Chi 8 tỷ USD mua vũ khí: Quân đội Việt Nam lột xác mạnh mẽ!
Trung tâm phân tích thị trường vũ khí toàn cầu Nga (TSAMTO) công bố báo cáo mới: Chi 8 tỷ USD mua vũ khí hiện đại để bảo vệ chủ quyền, diện mạo QĐND Việt Nam thay đổi ngoạn mục!
Việt Nam đã chi 8 tỷ USD mua vũ khí hiện đại!
Theo Báo cáo thường niên về thị trường vũ khí toàn cầu năm 2015 ( - 2015) mới nhất của Trung tâm phân tích thị trường vũ khí toàn cầu Nga (TSAMTO), trong giai đoạn 8 năm, từ 2007 tới 2014, Việt Nam đã chi tổng cộng gần 8 tỷ USD để mua vũ khí hiện đại.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
"Trong bất cứ thời điểm nào chúng ta luôn luôn phải đảm bảo khả năng tự vệ, giữ toàn vẹn lãnh thổ, chứ không phải đợi có vũ khí hiện đại mới đảm bảo như vậy. Việc mua sắm thêm vũ khí trang bị, hiện đại hóa quân đội, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân là để ta trả giá ít nhất, trong thời gian ngắn nhất nếu có vấn đề xảy ra với Tổ quốc."
Được biết đây là báo cáo của một trong những tổ chức nghiên cứu uy tín hàng đầu thế giới, được giới chuyên môn quân sự đánh giá rất cao và coi là nguồn dữ liệu tham khảo đặc biệt tin cậy, luôn cập nhật đầy đủ, toàn diện và chi tiết nhất về các động thái mua sắm, xuất, nhập khẩu và chuyển giao vũ khí của hầu hết các quốc gia.
Như vậy, mặc dù năm cao, năm thấp, nhưng tính bình quân mỗi năm, kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Việt Nam ước đạt chừng 1 tỷ USD.
Trong đó, có 3 mốc tăng trưởng đột biến vào các năm 2009 (hơn 3,8 tỷ USD), 2010 (gần 1,2 tỷ USD) và 2013 (hơn 2,4 tỷ USD), các năm còn lại trong giai đoạn này (2007-2014) đều có số chi không đáng kể.
Kim ngạch nhập khẩu vũ khí của các quốc gia trên thế giới giai đoạn 2007-2014.
Mặc dù điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, trong gian đoạn này Việt Nam đã có nhiều cố gắng đầu tư cho hiện đại hóa quân đội, đáp ứng phần nào yêu cầu thay thế vũ khí hầu hết đã cũ và bổ sung một số vũ khí mũi nhọn nhằm tăng cường năng lực phòng thủ đất nước.
Tuy nhiên, con số 8 tỷ USD quả là bé nhỏ, chỉ đứng thứ 23 trong top các quốc gia chi nhiều tiền nhất cho nhập khẩu vũ khí, chưa là gì so với những quốc gia lắm của nhiều tiền như Arab Saudi (87 tỷ USD), Ấn Độ (47 tỷ USD), Australia (33 tỷ USD), UAE (32 tỷ USD), Iraq (24 tỷ USD).
Nhìn sang các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là các nước láng giềng, kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Việt Nam cũng còn khá khiêm tốn, thua xa Hàn Quốc (19 tỷ USD), Đài Loan (19 tỷ USD), Singapore (15 tỷ USD), Indonesia (13 tỷ USD),...
Với tiềm lực công nghiệp quốc phòng rất mạnh, đủ sức chế tạo hầu hết mọi loại vũ khí, trang bị hiện đại, nhưng Nhật Bản, Trung Quốc cũng phải chi số tiền khá lớn để nhập khẩu vũ khí hiện đại, lần lượt là 9 tỷ USD và 8,5 tỷ USD.
Hải quân Việt Nam được đầu tư lớn và đã có sự lột xác ngoạn mục.
Lột xác mạnh mẽ - Đón chờ làn sóng mới!
Nhu cầu mua sắm vũ khí mới, hiện đại để tăng cường sức mạnh phòng thủ của Việt Nam là hoàn toàn chính đáng, không phải chạy đua vũ trang và càng không phải để tấn công bất kỳ quốc gia nào khác.
Trở lại với con số 8 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu vũ khí, có 3 mốc tăng trưởng đột biến vào các năm 2009, 2010 và 2013 hoàn toàn trùng khớp với những đợt mua sắm lớn nhất trong lịch sử của Quân đội Việt Nam. Trong đó, Nga luôn đóng vai trò là nguồn cung vũ khí hiện đại lớn và tin cậy nhất. Cụ thể:
Năm 2009, Việt Nam chi hơn 3,8 tỷ USD tương ứng với việc ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm Kilo-636 và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của các tàu ngầm này; đóng 4 tàu tuần tra cao tốc Svelyak; 8 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 và một số vũ khí trang bị khác.
Năm 2010, Việt Nam tiếp tục chi gần 1,2 tỷ USD tương ứng với hợp đồng mua 12 Su-30MK2, tiếp nhận các tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P hiện đại (sử dụng tên lửa diệt hạm Yakhont), triển khai hợp đồng đóng 10 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya theo chuyển giao công nghệ của Nga,..
Tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P.
Năm 2013, bắt đầu giải ngân cho hợp đồng đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Gepard-3.9 (cặp tàu thứ 2, ký tháng 10/2012), tiếp tục mua thêm 12 chiếc tiêm kích đa năng để trang bị cho trung đoàn Su-30MK2 thứ 3.
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.
Trong giai đoạn này, ngoài bạn hàng truyền thống tin cậy là Nga, Việt Nam bắt đầu mở rộng nguồn cung đa dạng hơn khi tiếp cận mạnh mẽ với Israel, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ukraine để mua sắm bổ sung nhiều loại vũ khí hiện đại như radar, tên lửa phòng không, pháo phản lực, máy bay và trực thăng vận tải thế hệ mới.
Tất cả những vũ khí mới đã và đang góp phần thay đổi mạnh về chất, tăng cường sức mạnh phòng thủ của QĐND Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa quân đội trong tình hình mới.
Các chuyên gia quân sự đều thống nhất rằng, trong tương lai, nhu cầu mua sắm của Việt Nam sẽ còn tăng mạnh, sẽ có một làn sóng mới, nhất là khi Hoa kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí và các tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn của họ đã tích cực xúc tiến chào hàng nhằm cạnh tranh với Nga chinh phục thị trường nhiều tỷ USD này.
Theo Thế Giới Trẻ
Vua chiến trường M107 Mỹ trong Quân đội Việt Nam Sau chiến dịch Tây Nguyên ta đã thu 12 khẩu pháo tự hành M107 175mm trong tình trạng hoạt động tốt. Thuần phục "vua chiến trường" M107 Mặc dù M107 được Mỹ và VNCH kì vọng rất nhiều nhưng thực tế hiệu quả chiến đấu của khẩu pháo này tại chiến trường Việt Nam không cao. Trong trận Thành Cổ tháng 3/1972, sau...