Vũ khí “gây ảo giác” của Mỹ đáng sợ tới đâu?
Các lực lượng vũ trang Mỹ đã chi 4 triệu USD để tìm cách khiến cho kẻ địch nhìn và nghe thấy những gì không có thật.
Một chiếc trực thăng đang hạ cánh tại Afghanistan. Quân đội Mỹ đã đặt một thiết bị có giá trị 4 triệu USD lên các thiết bị quân sự khác để khiến cho kẻ địch nghe hoặc nhìn thấy những thứ không hề có thật.
Là một chi nhánh của công nghệ quân sự, Cơ quan Kế hoạch nghiên cứu Quốc phòng Tân tiến (DARPA) chịu trách nhiệm đưa vào các kỹ thuật chiến đấu trong tương lai, phát triển tất cả mọi thứ – từ các máy bay siêu thanh cho tới rô-bốt.
Nhưng một dự án mới được nói bóng gió tới trong chi tiêu quốc phòng của Lầu Năm Góc đang khơi gợi sự quan tâm của những người bên ngoài.
Cơ quan này đang chi 4 triệu USD cho một dự án được biết tới với tên gọi đơn giản là “Ảo giác chiến trường”.
Mục đích của vũ khí này là khiến đối phương bị đánh lạc hướng với các ảo giác “thính và thị giác” để mang lại “lợi thế chiến thuật” cho quân Mỹ. Dự án này nhằm sử dụng các công nghệ mới tương tự với các công nghệ đánh lạc hướng của các nhà ảo thuật.
Các nhà ảo thuật và các nhà chiến lược xuất sắc vẫn có quan hệ với nhau từ lâu” – Shachtman, một chuyên gia từ trang Dangerous Room cho biết.
“Harry Houdini đã thám thính thông tin từ quân đội Đức và Nga cho Lực lượng cảnh sát trung ương (London). Nhà ảo thuật Jasper Maskelyne được cho là đã tạo ra các tàu ngầm giả và các xe tăng giả để gây mất sự chú ý của quân Rommel trong suốt Chiến tranh Thế giới II”.
Và trong Chiến tranh Lạnh, CIA đã chi cho nhà ảo thuật John Mulholland 3000 USD để có một bản viết tay về “mất phương hướng, ẩn náu, dựng kịch”.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Rob Waugh (trên tờ Daily Mail), loại vũ khí này gần như sử dụng “công nghệ hình ảnh” được trang bị lên các thiết bị để tạo ra các ảo ảnh trên chiến trường.
Công nghệ này tương tự với “các phương tiện được thiết kế nhằm làm nhiễu hệ thống rađa” – chẳng hạn như hệ thống nhiễu động điện từ. Điểm khác biệt là hệ thống này sẽ “áp dụng lên người”.
Trước kia, Mỹ và Anh đều muốn sử dụng thuốc gây ảo giác trong chiến đấu.
Shachtman cho biết: hồi đầu cuộc chiến chống khủng bố, các chuyên gia công nghệ quốc phòng “nói về ý tưởng về loại vũ khí có tên “Tiếng nói của Chúa Trời”". Loại vũ khí này có thể phát ra các làn sóng âm thanh để thuyết phục những tay súng Hồi giáo rằng Thánh Alla đang nói vào tai họ và kêu gọi họ bỏ các dây bom tự chế quanh người” – Shachtman nói.
Các nhà thầu quân sự khác lại đang phát triển các loại “áo choàng tàng hình” khác để che dấu các thiết bị quân sự.
Theo VietNamNet
Những bức ảnh gây hiểu lầm
Tưởng nude mà không phải nude, tưởng không mặc chip mà hóa ra...
... Hóa ra đó chỉ là một ảo giác. Những hiệu quả ảo giác đó mang tới từ việc trang phục và góc chụp hình. Chỉ một chiếc ghế hay một chiếc đàn ghita cũng khiến một kiều nữ xứ Hàn vô tình rơi vào tình huống bị hiểu lầm là nude. Có người cố tình diện những bộ trang phục gây ảo giác khi nhìn từ xa. Có người lại vô tình trở thành "nạn nhân" gây liên tưởng tới việc bị lộ da thịt. Showbiz Hàn có muôn vàn những tình huống "dở khóc dở cười" vì những bức ảnh gây hiểu lầm "chết người" như dưới đây:
Mới đây nhất, bức ảnh chụp từ đằng sau của cây hài nữ Kwak Hyun Hwa khiến cụm từ "Kwak Hyun Hwa hiệu quả ảo giác" đã vươn lên hàng top tìm kiếm. Chiếc ghế che đi đúng phần áo dưới của ngôi sao nữ này khiến người ta chỉ nhìn thấy một tấm lưng trần gây ảo giác cô nàng đang nude.
Trong một chương trình truyền hình gần đây, Lee Min Jung của Vườn sao băng cũng gây bất ngờ với tấm ảnh chơi đàn ghitar. Kiểu váy cúp ngực đã bị che đi gần hết bởi chiếc đàn ghitar khiến ai nấy mới nhìn qua những tưởng cô đang nude chơi đàn.
Một kiểu ảo giác "tưởng nude" nữa chính là những bức ảnh chụp lấp lửng. Kim Tae Hee với bờ vai trần hỡ hừng trong một bức ảnh chụp cận mặt thế này khơi gợi rất nhiều sự tò mò.
Việc lấy những tấm vải hay những bảng biển che đi khoảng giữa cơ thể cũng là một "chiêu trò" gây liên tưởng rất nhạy cảm.
Hiệu ứng ảo giác còn được tạo nên bởi những bộ trang phục màu nude. Cô em thứ ba trong " Những nàng công chúa nổi tiếng" Choi Jung Won cũng khiến nhiều khán giả tưởng nhầm cô khoe một đường cong dài bên sườn trái.
Nữ diễn viên Gong Hyun Joo của bộ phim " Em là định mệnh đời anh" gây ảo giác với phần áo màu nude.
Điển hình nữa là trường hợp MC Moon Ji Ae với phần áo màu nude chia hai nửa, nhìn xa rất dễ gây hiểu lầm.
Vì kiểu áo mà ngọc nữ Kim Tae Hee trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 1 vừa qua cũng lâm vào tình huống "dở khóc, dở cười" với pha những tưởng cô không mặc áo chip.
Tấm ảnh chứng minh Kim Tae Hee bị hiểu lầm là do thiết kế của vải áo
Theo VNN
Điều khiển dòng thời gian với Blades of Time Cuộc chiến đang diễn ra với chiều hướng bất lợi cho Ayumi. Với vài giọt HP cuối cùng còn sót lại, cô đang phải đối đầu với một kẻ địch có kích thước to gấp ba lần mình. Để sống sót, cô sẽ phải dùng đến vũ khí "tối hậu" của mình: chuyển dịch thời gian. Trong chớp mắt, Ayumi phân thân ra...