“Vũ khí đặc biệt” của Nga được tung vào cuộc chiến chống Covid-19
Sự bùng phát của dịch Covid-19 hiện đã mở ra cho chính phủ Nga cơ hội thử nghiệm một loại công nghệ mới giúp nước này theo dõi và “chặn đứng” những đối tượng có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh.
Hệ thống nhận dạng khuôn mặt được Nga ra mắt từ đầu năm nay đang trở thành công cụ hữu ích bậc nhất giúp nước này kiểm soát nguy cơ lây lan Covid-19.
Thủ đô của Nga có mạng lưới camera an ninh chặt chẽ, với 170.000 chiếc, khoảng 100.000 trong số đó được kết nối với hệ thống trí tuệ nhân tạo nhằm nhận diện khuôn mặt chính xác, giúp ngăn chặn sự lây lan của virus.
Nhờ có hệ thống nhận dạng khuôn mặt, tuần trước, cảnh sát tại thủ đô Moscow đã xử phạt hơn 200 trường hợp cố tình vi phạm các biện pháp kiểm dịch và tự cách ly.
Theo truyền thông Nga, một số trường hợp vi phạm quy định kiểm dịch đã bị bắt quả tang và xử phạt chỉ vài phút sau khi xuất hiện trên hệ thống camera.
Hai du khách đeo khẩu trang tại Quảng trưởng Đỏ ở Nga (ảnh: CNN)
Hệ thống nhận dạng khuôn mặt của Nga được thiết kế nhằm đối phó với tội phạm và khủng bố, nhưng giờ đây nó đang phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn nhanh chóng những nguy cơ làm lây nhiễm virus trong cộng đồng.
Video đang HOT
“Chúng tôi dự định lắp thêm nhiều camera hơn nữa tại cả những góc tối và ngõ hẻm”, ông Oleg Baranov – cảnh sát trưởng thành phố Moscow, cho biết và nói thêm rằng thành phố đã bắt tay vào kế hoạch triển khai thêm 9.000 camera.
Theo Thị trưởng Moscow, ông Serge Sobyanin cho biết, hệ thống nhận dạng khuôn mặt sẽ được dùng để phát hiện những trường hợp nhiễm Covid-19 đang tự điều trị cách ly tại nhà hoặc những trường hợp nghi nhiễm virus nếu họ xuất hiện tại cộng đồng. Những người cố ý vi phạm các biện pháp kiểm dịch cũng sẽ bị phát hiện và xử phạt qua hệ thống này.
Một camera an ninh tại Moscow (ảnh CNN)
Kể từ tháng trước, hàng ngàn người đã phải tự cách ly tại Nga sau khi trở về từ các quốc gia đang có dịch Covid-19, đã tiếp xúc với những người nhiễm virus hoặc có biểu hiện triệu chứng.
Người vi phạm quy định kiểm dịch tại Nga có thể chịu án 5 năm tù hoặc trục xuất khỏi nước này.
Tính đến ngày 29.3, Nga ghi nhận tổng cộng 1.534 ca nhiễm Covid-19 và 8 người tử vong, thấp hơn rất nhiều so với các nước châu Âu khác.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Do Covid-19, Mỹ - Nga ngừng mọi hoạt động thanh tra theo hiệp ước New START
Nga và Mỹ đã ngừng mọi hoạt động thanh tra song phương theo khuôn khổ Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (New START) do sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
"Mỹ và Nga đã đồng ý ngừng thanh tra theo quy định của New START cho tới ngày 1-5. Ủy ban tham vấn song phương (BCC) cũng hủy bỏ cuộc họp lên kế hoạch diễn ra vào tháng 3 do tình hình dịch bệnh Covid-19", giám đốc Hiệp hội kiểm soát vũ khí Mỹ Daryk Kimball cho hay.
BCC được thành lập nhằm đảm bảo các quy định của New START được thực hiện nghiêm ngặt. Theo hiệp ước này, 2 nước này sẽ tiến hành thanh tra lẫn nhau 18 lần mỗi năm ở các địa điểm như căn cứ tên lửa đạn đạo liên lục địa, tàu ngầm và căn cứ không quân.
Theo ông Kimball, mặc dù bị trì hoãn nhưng, Nga và Mỹ vẫn đồng ý sẽ giữ nguyên số lần thanh tra trong năm nay.
Hiệp ước New START sẽ hết hạn vào năm 2021
Hiệp hội kiểm soát vũ khí Mỹ được thành lập vào năm 1971. Có trụ sở tại Washington D.C., đây là tổ chức không thuộc bất kì đảng phái nào và có nhiệm vụ thúc đẩy thực hiện các chính sách kiểm soát vũ khí.
Hiệp ước New START quy định rằng, 7 năm sau khi nó đi vào hiệu lực, mỗi bên tham gia không được sở hữu quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược. Số đầu đạn hạt nhân trên các vũ khí cũng không được vượt quá 1550 đơn vị.
Tuy nhiên, tương lai của hiệp ước này đang là câu hỏi lớn khi nó sẽ hết hạn vào năm 2021, tuy nhiên, Mỹ lại lưỡng lự trong việc gia hạn bất chấp những lời kêu gọi của Nga.
Mỹ sẽ triển khai vũ khí siêu thanh tại Ấn Độ - Thái Bình Dương Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mask Esper cho biết Washington sẽ triển khai vũ khí siêu thanh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong vòng 5 năm tới. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mask Esper Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ông Esper nói rằng, việc duy trì ưu thế về công nghệ là yếu tố...