Vũ khí cực mạnh của Nga nghễu nghện ở Syria
Nga đã hoàn tất việc bàn giao các hệ thống phòng không hiện đại S-300 cho Syria từ hồi tháng 10 năm ngoái sau khi xảy ra vụ việc một máy bay quân sự của Nga bị bắn rơi bởi hệ thống phòng không của Syria khi đang đáp trả một cuộc không kích của Israel.
Tên lửa S-300
Công ty hình ảnh vệ tinh của Israel – ImageSat International (iSi) cho biết, họ đã thấy ba bệ phóng tên lửa đất đối không tầm xa S-300 của Nga được dựng lên ở chiến trường Syria.
“Vì căng thẳng khu vực hiện nay và việc phát hiện những bệ phóng tên lửa S-300 đã được dựng lên, có thể động thái được đề cập ở trên là dấu hiệu cho thấy mức độ gia tăng cảnh báo và hoạt động của hệ thống S-300 của Syria. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ tại sao một bệ phóng lại đang được che phủ bởi một lớp lưới ngụy trang. Tình huống này là hiếm và nó làm dấy lên câu hỏi về mức độ hoạt động của toàn bộ khẩu đội tên lửa và cụ thể là bệ phóng đang được che đậy “, công ty vệ tinh ImageSat International (iSi) cho hay.
Theo iSi, địa điểm triển khai các bệ phóng tên lửa được xác định là ở phía tây bắc thành phố Masyaf.
Cả Nga và Syria đều chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận nào về những thông tin được đưa ra ở trên.
Video đang HOT
Israel và Syria liên tục giao tranh với nhau với cuộc tấn công mới nhất của Israel vào Syria kéo dài trong hai ngày là 20/1-21/1. Quân đội Nga xác nhận các hệ thống phòng không của Syria đã hạ gục 30 tên lửa hành trình và bom dẫn đường khi đáp trả cuộc tấn công của Israel.
Quân đội Israel trong thời gian gần đây tăng cường tấn công vào chiến trường Syria, gây tổn thất không ít cho đội quân trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad. Việc Israel thẳng tay tiến đánh Syria xuất phát từ nguyên nhân Nhà nước Do Thái đang thực sự lo ngại viễn cảnh một chiến thắng toàn diện của Tổng thống Assad đồng nghĩa với sự gia tăng mạnh mẽ ảnh hưởng của Iran ở các khu vực biên giới với nước này. Giới chức Israel đặc biệt quan ngại về sự hiện diện của Iran ở gần Cao nguyên Golan – một khu vực tranh chấp giữa Israel và Syria. Một phần của cao nguyên này đang nằm trong sự chiếm đóng của Israel.
Israel và Iran vốn xem nhau là kẻ thù không đội trời chung. Israel càng có thêm lo ngại về Iran khi Tehran thường xuyên đe dọa sẽ xóa sổ Nhà nước Do Thái khỏi bản đồ thế giới hay biến nước này thành tro bụi. Chính vì thế, sẽ là điều dễ hiểu khi Israel thậm chí còn công khai coi Iran là mối đe dọa an ninh lớn hơn cả tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Mặc dù đối đầu kịch liệt với Iran nhưng Israel lại có mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Chính vì thế, Israel từng thuyết phục thành công Nga trong việc không cấp S-300 cho Syria. Tuy nhiên, sau vụ việc máy bay quân sự của Nga bị bắn rơi do lỗi của Israel, Nga đã tức giận với Israel và quyết định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Damascus nhằm tăng cường năng lực phòng không cho đồng minh đồng thời bảo vệ cho lực lượng Nga đóng tại Syria.
Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, Nga đã hoàn tất việc bàn giao các hệ thống S-300 cho Syria, bao gồm 49 đơn vị thiết bị có liên quan như radar, hệ thống tiêu diệt mục tiêu, các bộ phận chỉ huy và bốn bệ phóng.
Nga hy vọng những hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân S-300 của họ ở Syria sẽ ngăn chặn những cuộc tấn công của Israel nhằm vào đồng minh của họ.
Được mệnh danh là “con cưng” của quân đội Nga, S-300 là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất thế giới. S-300 cũng là một trong những loại tên lửa được rất nhiều nước thèm muốn bởi nó là thứ vũ khí hiệu quả hàng đầu trong việc bảo vệ các vùng trời.
Hệ thống S-300 được thiết kế để tiêu diệt tất cả phương tiện tiến công hỏa lực đường không của địch, các loại máy bay chiến lược, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo với độ chính xác rất cao, cự ly xa hàng trăm km, độ cao lớn. S-300 được trang bị nhiều loại radar tối tân, bao gồm đài radar trinh sát 36D6 phát hiện mục tiêu ở cự ly xa tới 360km, bám bắt 120 mục tiêu cùng lúc, radar trinh sát bắt thấp (độ cao thấp) 76N6, radar điều khiển hỏa lực 30N6 sử dụng để dẫn đường điều khiển với radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối. Bệ phóng tự hành lắp ống phóng đạn tên lửa của hệ thống này sẽ bắn theo phương thẳng đứng. Hệ thống S-300 có thể phóng 6 tên lửa liền một lúc, mỗi tên lửa có khả năng phá hủy các loại máy bay như F-16 và F-22 – báu vật của Không lực Mỹ, cũng như đánh chặn các mục tiêu đạn đạo.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNMedia.vn
Lá chắn S-300 của Ukraine diễn tập tìm diệt mục tiêu tại miền Đông
Quân đội Ukraine đã điều hệ thống tên lửa phòng không S-300 tới tập trận cùng các máy bay chiến đấu tại Donbass, gần khu vực do lực lượng đối lập kiểm soát.
Hệ thống S-300 của Ukraine (Ảnh: JFO)
Ngày 12/12, các máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không S-300 của Ukraine đã tham gia cuộc tập trận ở miền Đông nước này theo mệnh lệnh của ông Serhiy Naiev, Tư lệnh Liên quân Ukraine (JFO), hãng tin Unian cho biết.
Theo đó, Ukraine đã triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ S-300 tới cuộc tập trận. Các quân nhân thuộc các đơn vị đã rèn luyện kỹ năng tác chiến phối hợp và kiểm soát vùng không phận bằng hệ thống phòng thủ mạnh mẽ, cũng như các khí tài không quân khác.
S-300 đã tham gia các bài tập tìm kiếm, định vị, khóa chặt, theo dõi đường đi và tiêu diệt các mục tiêu giả định. Ngoài ra, các máy bay thuộc lực lượng không quân Ukraine cũng diễn tập tấn công đối thủ giả định. Trang mạng xã hội chính thức của lực lượng JFO đã đăng tải lại video ghi lại những điểm chính trong buổi tập trận.
Hãng tin Unian dẫn lời các chỉ huy Ukraine đánh giá các binh sĩ đã hoàn thành buổi diễn tập khá hiệu quả.
Khu vực Donbass do lực lượng đối lập chính phủ Ukraine kiểm soát được coi là một trong những vấn đề "gai góc" trong quan hệ giữa Kiev và Moscow. Ukraine nhiều lần cáo buộc Nga can thiệp vào nội bộ quốc gia khi chống lưng cho lực lượng ly khai Kiev tuy nhiên Nga đã phản bác lại thông tin trên.
Ngoài ra, sự việc Ukraine mang các khí tài không quân và hệ thống phòng thủ tới Donbass tập trận diễn ra trong thời điểm quan hệ giữa họ và Nga đang trong giai đoạn căng thẳng leo thang. Cuối tháng trước, Nga đã bắt 3 tàu hải quân Kiev và 24 thủy thủ với cáo buộc vi phạm lãnh hải và có hành vi "khiêu khích gây nguy hiểm".
Ukraine đã phủ nhận thông tin do Nga cung cấp, đồng thời ban hành thiết quân luật trong 30 ngày ở các khu vực giáp biên giới Nga, trên Biển Đen và Biển Azov.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Unian
Hệ thống S-300 đến Syria chỉ là bước đệm cho kế hoạch tiếp theo của Nga Nga đã hoàn thành việc chuyển giao hệ thống S-300 đầu tiên cho Syria, bao gồm 49 đơn vị thành phần như radar, hệ thống thu thập mục tiêu, trung tâm chỉ huy và 4 bệ phóng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trao đổi với báo giới. Hệ thống S-300 của Nga cung cấp cho Syria Các hệ thống S-300...