Vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh vùng Vịnh (5)
Trong chiến tranh vùng Vịnh, các máy bay Không quân Iraq gặp phải lưới lửa phòng không hùng mạnh của Mỹ và đồng minh.
Trong chiến tranh vùng Vịnh, không chỉ bị áp chế ở mặt đất, trên không các máy bay Không quân Iraq gặp phải lưới lửa phòng không hùng mạnh của Mỹ, đồng minh.
Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, khi bị Mỹ và liên quân tấn công, phòng không của Iraq rơi vào tính trạng mất kiểm soát nên đã “bỏ ngỏ” trận địa cho đối phương oanh tạc. Hậu quả là hệ thống chỉ huy thông tin liên lạc mặt đất, hệ thống sân bay, cầu cống và tuyến cung cấp hậu cần của Quân đội Iraq hoàn toàn tê liệt, hơn 100 máy bay Iraq bị bắn cháy… Các phương tiện phòng không đã góp phần quan trọng thể hiện “sức mạnh quân sự siêu cường” của Mỹ và các nước đồng minh.
Kỳ 5: “Sát thủ trên không” trong Chiến tranh vùng Vịnh
Dưới đây là một số phương tiện phòng không mà liên quân đã sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh:
Tên lửa phòng không cơ động tầm thấp MIM-72A/H Chaparral
Tên lửa phòng không cơ động tầm thấp MIM-72A/H Chaparral hoạt động dựa trên nguyên lý tự dẫn hồng ngoại, phát triển từ tên lửa không đối không AIM-9D Sidewinder. Hệ thống gồm 3 bộ phận: Thiết bị phóng và điều khiển; xe mang, tên lửa. Tên lửa và các trang bị được chở trên xe xích tự hành M-48 hoặc M-730 và M54 đặt trên mặt đất.
Tên lửa MIM-72A/H Chaparral được cải tiến thêm hệ thống phân biệt địch ta và hệ thống quan sát hồng ngoại, đầu tìm hai chế độ (vô tuyến thụ động/hồng ngoại thụ động).
Đạn tên lửa dành cho hệ thống dài 2,19m, có đường kính 0,13m, sải cánh dài 0,64m. Tên lửa sử dụng động cơ thuốc phóng rắn có trọng lượng phóng 84kg và đạt tốc độ Mach 2,5, tầm bắn 5km. Trên đạn lắp đầu nổ phá mảnh công suất lớn, điều khiển bằng phương pháp tự dẫn hồng ngoại sau khi ngắm bắn bằng kính quang học.
Tên lửa phòng không cơ động tầm thấp MIM-72A/H Chaparral được đưa vào trang bị cho Lục quân Mỹ từ những năm 1960. Trong chiến tranh vùng Vịnh, loại tên lửa này chủ yếu dùng trong Lục quân Mỹ (đặt trên xe M-730A2) và Ai Cập.
Hệ thống phòng không tầm thấp TSE 5000 Crotale
TSE 5000 Crotale do hãng Thomson-CSF và Matra của Pháp sản xuất, được sử dụng trong trang bị của Pháp, Ai Cập, Libya, Ả Rập Saudi. từ những năm 1960.
Trong ảnh là khung bệ xe bánh lốp tự hành MOWAG Shark của hệ thống TSE 5000 Crotale.
Đạn tên lửa dùng cho hệ thống TSE 5000 Crotaledài 2,94m, đường kính 0,16m, sải cánh 0,54m. Tên lửa trang bị động cơ một tầng thuốc phóng rắn cho trần bắn 15 đến 5.000m, cự ly sát thương mục tiêu 500-6.000m.
TSE 5000 Crotaleđược đặt trên xe thiết giáp hoặc xe tăng hạng nhẹ. Loại tên lửa này được điều khiển theo nguyên lý đường ngắm và bằng phương pháp tự dẫn hồng ngoại, dùng radar bám cả tên lửa và mục tiêu, điều khiển cánh lái khí động của tên lửa qua bộ lái tự động.
Với hệ thống xử lý tự động trên máy tính số, hệ thống có thể liên kết với các đơn vị hỏa lực phòng không khác (tên lửa, pháo phòng không), quản lý tự động 36 mục tiêu theo dõi 12 mục tiêu nguy hiểm nhất. Ngoài radar điều khiển hỏa lực đơn xung, hệ thống còn có trang bị TV để điều khiển tên lửa tự động trong trường hợp bị gây nhiễu.
Tại vùng Vịnh, loại tên lửa này chủ yếu dùng trong lực lượng của Pháp và Ả Rập Saudi.
Tên lửa phòng không cơ động MIM-23B HAWK
Tên lửa phòng không cơ động MIM-23B HAWK do hãng Raytheon (Mỹ) sản xuất, đưa vào trang bị từ 1959. Từ năm 1979 đến năm 1990 đã qua ba giai đoạn cải tiến, nhằm tạo khả năng chống tên lửa đượng đạn chiến thuật và chống máy bay tàng hình.
Tính đến thời điểm diễn ra cuộc Chiến tranh vùng Vịnh (1991), loại tên lửa này đã được xuất khẩu sang 21 nước, trong đó có Pháp, Ai Cập, Ả Rập Saudi, Kuwait, Hàn Quốc, Singgapore, Đài Loan…
Video đang HOT
MIM-23B HAWK là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và thấp với đầu tự dẫn radar sóng liên tục, gồm các bộ phận: Trạm điều khiển với máy tính số, radar sục sạo AN/MPQ-48 (sóng liên tục), radar chiếu công suất lớn và tên lửa mang đầu tự dẫn radar bán chủ động.
Đạn tên lửa dài 5,03m, đường kính 0,36m, lắp động cơ 2 tầng thuốc phóng rắn. Tên lửa tác chiến trong cự ly 40km, trần bắn 30 đến 16.000m
Phương tiện mang là xe xích M727, dùng hệ thống điều khiển tự dẫn bán chủ động, dẫn đường nhiều giai đoạn. Tại vùng Vịnh, loại tên lửa này chủ yếu sử dụng trong quân đội Mỹ, Ai Cập, Ả Rập Saudi.
Hệ thống phòng không tầm xa MIM-104 Patriot
Patriot là hệ thống phòng không tầm xa, tốc độ cơ động cao, dùng để thay thế các tên lửa phòng không cũ của Mỹ như Nike Hercules. Hệ thống gồm bốn bộ phận chính: tên lửa; xe điều khiển máy tính số hóa AN/MSO-104; bệ phóng M-901 và radar mạng pha đa năng AN/MPQ-53. Radar làm các chức năng quan sát, phát hiện và bám mục tiêu, điều khiển tên lửa tương đương với 5 radar trong các hệ HAWK và Nike Hercules.
Tên lửa phòng không cơ động tiên tiến do hãng Raytheo của Mỹ sản xuất, được trang bị lần đầu năm 1976 và sử dụng lần đầu trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Ngoài Mỹ, hệ thống Patriot còn được xuất khẩu sang Bỉ, Hà Lan.
Tên lửa Patriot được coi là một trong ba loại vũ khí then chốt giúp Mỹ thắng Iraq.
Đạn tên lửa Patriot dài 5,31m và có đường kính rộng 0,41m. Tên lửa sử dụng loại động cơ thuốc phóng rắn có tốc độ Mach 3 và cự ly tác chiến hơn 40km, đạt tầm bắn 78km. Tên lửa điều khiển bằng phương pháp bốn cánh khí động, đầu đạn nổ mảnh hoặc hạt nhân.
Phương tiện mang trạm phóng M-901 điều khiển dẫn theo lệnh, tự dẫn bán chủ động bám qua tên lửa hoặc điều khiển tự động qua vệ tinh.
Tác dụng lớn nhất của Patriot là khả năng chống tên lửa đạn đạo. Trong cuộc chiến vùng Vịnh, tên lửa Patriot được điều khiển phóng theo hai phương án: Bán tự động hoặc hoàn toàn tự động bằng hệ thống điều khiển qua vệ tinh, có khả năng tiêu diệt tên lửa Scud Iraq với xác suất 50% khi bắn một quả, và tới 98% khi phóng hai quả liền.
Tên lửa phòng không cơ động Roland
Tên lửa phòng không cơ động Roland do nhiều hãng chế tạo: Euromissile, Hughes và Boeing. Nó được đưa vào trang bị của Quân đội Pháp từ năm 1977.
Tên lửa phòng không cơ động Roland phóng tên lửa.
Roland được trang bị đạn tên lửa lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, dài 2,4m,đường kính 0,16m và sử dụng động cơ thuốc phóng rắn hai tầng. Trọng lượng thuốc phóng của loại tên lửa này từ 66,5kg đến 85kg.
Roland là hệ thống phòng không sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết, dùng để chống máy bay hoặc trực thăng ở độ cao trung bình, thấp và cực thấp. Toàn bộ hệ thống được bố trí thành một khối gồm radar quan sát, radar bám/điều khiển, kính ngắm quang học, máy tính điều khiển cùng đặt trên xe tự hành (xe xích hoặc xe bánh lốp).
Tên lửa phòng không vác vai Stinger
Stinger do hãng Ganeral Dynamic của Mỹ sản xuất, đưa vào trang bị từ năm 1981 cho các lực lượng Lục quân, Lính thủy Đánh bộ Mỹ. Nó được thiết kế để đánh chặn, phá hủy trực thăng, máy bay bay thấp.
Loại tên lửa này có các dạng vác vai, gắn trên xe và trên trực thăng. Tên lửa có độ kháng nhiễu cao nhờ dùng cảm biến kết hợp hồng ngoại – tử ngoại, hồng ngoại – sóng vô tuyến.
Đạn tên lửa Stinger nặng 15,8kg, dài 1,52m, đường kính 0,07m, tầm bắn 5km. Tên lửa do một người mang và điều khiển bằng tự dẫn hồng ngoại thụ động.
Được chế tạo nhằm thay thế thế hệ tên lửa vác vai FIM-48, ngoài cảm biến hồng ngoại còn dùng dạng sóng vô tuyến, TV, hồng ngoại và tử ngoại.
Trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, không quân luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các lực lượng mặt đất hành quân. Tuy nhiên, ở chiến tranh vùng Vịnh, Không quân Iraq đã không thể làm gì trước sức tấn công khủng khiếp của Mỹ, đồng minh. Cho dù máy bay chiến đấu Iraq vượt qua các cuộc không kích vào sân bay thì cũng khó tồn tại trên không trước tiêm kích, tên lửa phòng không đối phương. Chẳng thế mà, không ít phi công Iraq đã lái chiến đấu cơ hiện đại của Không quân Iraq tháo chạy sang Iran.
Đại Dương
Theo_Kiến Thức
Vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh vùng Vịnh (3)
Theo thống kê, trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và các nước đồng minh bắn hơn 10.000 đạn pháo, rocket các loại vào mục tiêu Quân đội Iraq.
Theo thống kê, trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và các nước đồng minh bắn hơn 10.000 đạn pháo, rocket các loại vào mục tiêu Quân đội Iraq.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và các nước đồng minh đã bắn hơn 10.000 quả đạn pháo, rocket đánh phá các công trình quân sự, dân sự, dọn đường cho bộ binh và thủy quân lục chiến tiếp cận, đột phá các mục tiêu trong nội địa, nơi quân Vệ binh Cộng hòa của Iraq chiếm giữ.
Ngoài các loại pháo hiện đại, tầm bắn xa, uy lực lớn, tốc độ bắn nhanh, khả năng công phá mạnh thì Mỹ còn sử dụng cả các loại pháo sản xuất từ những năm 1920 được hiện đại hóa một số tính năng hoặc lắp thêm hệ thống kính ngắm quan học và quan học điện tử.
Với sự trợ giúp đắc lực của các thiết bị trinh sát điện tử, thiết bị ngắm bắn quang học điện tử và việc chỉ thị mục tiêu bằng các phương tiện quân sự hiện đại, lực lượng pháo binh của Mỹ và các nước đồng minh tham chiến tại vùng Vịnh đã phối hợp chặt chẽ với không quân và hải quân, phát huy thế mạnh. Buộc quân đội Iraq phải cố thủ, trú ẩn trong công sự, trận địa, tạo cơ hội thuận lợi cho các lực lượng khác làm nhiệm vụ "giải quyết chiến trường".
Kỳ 3: "Vua chiến trường" Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh
Dưới đây là một số loại pháo được sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991:
Vua chiến trường M107
Pháo tự hành 175mm M107 do hãng PCF Defenece Industry của Mỹ sản xuất và được đưa vào trang bị cho lục quân từ những năm 1965. Loại pháo này đã xuất khẩu sang CHLB Đức, Hy Lạp, Iran, Israel, Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh.
Loại đại bác tự hành M107 từng được viện trợ cho quân đội Việt Nam Cộng hòa và được mệnh danh là "vua chiến trường".
Pháo tự hành 175mm M107 dài 11,256m, rộng 3,149m, cao 3,679m. Pháo trang bị nòng cỡ 175mm, sơ tốc đạn 914m/s, tầm bắn đạt tới 32,7km. Pháo thiết kế máy nâng, nạp đạn bằng thiết bị thuỷ lực và có trọng lượng chiến đấu tới 28.100kg.
Pháo sử dụng động cơ diesel công suất 405 mã lực có thể tháo rời. Pháo di chuyển trên đường đạt vận tốc độ tối đa là 56km/h; dự trữ nhiên liệu 1.137 lít; dự trữ hành trình 725km. Pháo cần một xe vận tải M548 đi kèm để phục vụ.
Loại pháo này có thể bắn được các loại đạn: M1-509m/s với tầm bắn 15.000m; M2-720m/s với tầm bắn 21.100m; M3-912m/s với tầm bắn 32.700m. Trong chiến tranh vùng Vịnh, loại pháo này phát huy tốt tác dụng trong chi viện hỏa lực cho bộ binh.
Pháo lựu tự hành 203mm M110
Pháo lựu tự hành 203mm M110 do hãng Pacific sản xuất và đưa vào trang bị cho Lục quân Mỹ từ năm 1977, được xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Xe tự hành sử dụng động cơ diesel, công suất 405CV. Xe dài 7,467m, rộng 3,194m, cao 2,93m, kíp xe gồm 5 người. Pháo có thể di chuyển trên đường với tốc độ tối đa từ 56 đến 54,7km/h, dự trữ hành trình 523-725km.
Trong chiến tranh vùng Vịnh, M110 được lục quân quân đội Mỹ sử dụng là chủ yếu.
Pháo 203mm bắn được nhiều loại đạn và có tầm bắn đạt 16.000m, nhịp bắn 1 phát/phút. Ngoài loại cơ bản còn có các loại M110, M110A2.
Pháo phản lực phóng loạt
Pháo phản lực phóng loạt M270 227mm do Công ty LTV (Mỹ) sản xuất để trang bị cho lực lượng lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ. Tháng 4/1982, loại pháo này chính thức được đưa vào trang bị và xuất khẩu tới nhiều quốc gia.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh, Quân đội Mỹ đã sử dụng rất hiệu quả loại pháo này để tiêu diệt các mục tiêu của Iraq, tạo điều kiện cho xe tăng - thiết giáp và bộ binh đột phá làm chủ chiến trường.
Dàn rốc - két phóng loạt nhiều nòng 227mm có nhịp bắn nhịp bắn 12 phát/phút
Pháo có cấu tạo gồm 12 ống phóng, đường kính ống khoảng 227mm. Chiều dài toàn bộ 6,972m, rộng toàn bộ 2,972m, cao toàn bộ 2,617m. Trọng lượng chiến đấu 25.191kg, trọng lượng rỗng 20.189kg, dự trữ hành trình 483km, tầm hoạt động xa 483km, tầm bắn của đạn rocket 30km, dự trữ nhiên liệu 617 lít.
Trong chiến tranh vùng Vịnh, loại pháo này đã được Lục quân Mỹ sử dụng khá hiệu quả để chế áp Lục quân Iraq trong thời gian ngắn.
Pháo lựu tự hành 155mm M109
Pháo lựu tự hành 155mm M109 do hãng Cadillac motor Car Division (Mỹ) sản xuất, đưa vào trang bi cho Lục quân Mỹ từ năm 1982, được xuất khẩu sang Anh, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
Tại Chiến vùng Vịnh, loại pháo này được trang bị cho Lục quân Mỹ, Anh, Ai Cập và nó được coi là hệ thống hỏa lực pháo binh linh hoạt nhất của liên quân.
Pháo có chiều dài toàn bộ là 6,19m, rộng toàn bộ là 3,15m, cao toàn bộ là 2,8m. Trọng lượng chiến đấu của pháo là 24.948kg, trọng lượng rỗng 21.110kg, tốc độ tối đa trên đường 56,3km/h, dự trữ nhiên liệu 511 lít, dự trữ hành trình 349km.
Trên xe bố trí pháo lựu 155mm, cỡ số đạn 150 viên (28 viên kèm theo pháo), 1 súng phòng không 12,7mm.
Pháo lựu tự hành M109 được dùng làm vũ khí chi viện hỏa lực trực tiếp cho Lục quân Mỹ. Pháo có nhịp bắn cực đại 3 phát/phút, nhịp bắn duy trì một phát/phút. Pháo có thể bắn được nhiều loại đạn, kể cả đạn tăng tầm bằng rocket và đạn thông minh điều khiển bằng laser Corperhead.
Pháo lựu M114A1
Pháp lựu M114 155mm do hãng Rock Island Arsenal sản xuất từ trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2. Tổng cộng có khoảng 10.300 khẩu pháo được trang bị cho quân Mỹ và các lực lượng đồng minh.
Loại pháo này còn bắn được các loai đạn: Hóa học, hạt nhân, chiếu sáng và đạn khói...
Pháo lựu M114A1 dài 7,315m, rộng 2,438m, cao 1,803m, kíp pháo thủ 11 người. Pháo được trang bị nòng cỡ 155mm đạt tầm bắn 14.600m, tốc độ bắn 2 phát/phút.
Đáng lưu ý, loại pháo từng được viện trợ cho VNCH trong Chiến tranh Việt Nam, sau 1975 được QĐND Việt Nam thu giữ lại và tiếp tục sử dụng trong nhiều năm sau đó.
Đại Dương
Theo_Kiến Thức
Vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh vùng Vịnh (4) Trong chiến tranh vùng Vịnh, Hải quân Mỹ bắn tổng cộng 291 tên lửa Tomahawk, thực hiện 28.929 phi vụ từ các tàu sân bay và tàu đổ bộ... Trong chiến tranh vùng Vịnh, Hải quân Mỹ bắn tổng cộng 291 tên lửa Tomahowk, thực hiện 28.929 phi vụ từ các tàu sân bay và tàu đổ bộ... Từ tháng 8/1990, Mỹ và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng

Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật

Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh 'áp thuế hai lần'

Nga tái khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Rủi ro nguồn cung hàng hóa gia tăng sau cú sốc thuế quan

Nga đề xuất một nước Đông Nam bán cầu vào thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc chọn giải pháp đàm phán 'không đối đầu'

Trung Quốc đề xuất giúp xoa dịu căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Số người chết do vụ nổ cảng tăng cao, lãnh tụ tối cao Iran ra chỉ đạo

Sắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thường

Nhà nguyện Sistine đóng cửa, chuẩn bị cho Mật nghị Hồng y ngày 7.5

Một loạt nước châu Âu mất điện diện rộng, ảnh hưởng hàng triệu người
Có thể bạn quan tâm

Jennie - Lisa bất bại dù vướng cả rổ tranh cãi, vượt cả BLACKPINK
Sao châu á
06:32:33 29/04/2025
Nữ ca sĩ Việt 3 đời chồng: "Khi mình không làm ra tiền, ngồi ở nhà thì mọi chuyện mới xảy ra"
Tv show
06:15:01 29/04/2025
Sao phim "Sex and the city" khoe ảnh chụp trên giường, nhan sắc tuổi U70 khiến fan trầm trồ
Sao âu mỹ
06:12:02 29/04/2025
Vét tủ lạnh, nhà có gì dùng đó, mẹ đảm đem gà luộc còn thừa hấp với miến được món ngon, thanh mát lại dễ ăn
Ẩm thực
05:54:50 29/04/2025
Phim 18+ gây tranh cãi nhất sự nghiệp Son Ye Jin: Cảnh nóng không dùng thế thân, nhan sắc 15 năm trước thế nào?
Phim châu á
05:54:16 29/04/2025
Cặp đôi ngôn tình đang viral khắp Trung Quốc: Nhà trai là tổng tài hàng real, nhà gái sở hữu đôi chân đẹp siêu thực
Hậu trường phim
05:52:29 29/04/2025
Nghi ngờ vì con trai không giống mình, tôi lén đi xét nghiệm ADN thì phát hiện ra 2 bí mật động trời, càng thương nỗi khổ tâm của vợ
Góc tâm tình
05:28:39 29/04/2025
Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu - Phim trinh thám Việt đủ sức khiến Conan gọi bằng điện thoại
Phim việt
23:55:05 28/04/2025
Khoảnh khắc cực đẹp của Tăng Thanh Hà trong dịp đại lễ 30/4
Sao việt
23:44:18 28/04/2025
Mai Tuấn 'Mưa bụi' tiết lộ về cuộc sống khi lui về làm thầy giáo dạy Toán
Nhạc việt
23:19:21 28/04/2025