Vũ khí cải tiến và chiến thuật mới của Nga khiến Ukraine khó bứt phá
Sự thay đổi chiến thuật của Nga cùng với việc tăng quân số và triển khai vũ khí tiên tiến có thể khiến Ukraine gặp khó khăn khi muốn giành thắng lợi nhanh chóng.
Hai bên có nguy cơ tiếp tục rơi vào một cuộc xung đột tiêu hao kéo dài.
Khi tiến hành cuộc phản công, các lực lượng Ukraine đã tìm cách thăm dò hệ thống phòng thủ của Nga, tìm kiếm những sơ hở và điểm yếu để xuyên thủng phòng tuyến đối phương. Nhưng các nhà phân tích cho rằng, Ukraine khó có thể thành công khi Moscow ngày càng nỗ lực cải thiện kỹ năng chiến đấu, nâng cấp vũ khí và đúc rút nhiều kinh nghiệm trên chiến trường.
Xe tăng của các lực lượng Ukraine ở vùng Donetsk, Ukraine hôm 13/6. Ảnh: Reuters
Nga đã xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố dọc chiến tuyến dài 1.000km, cải tiến vũ khí điện tử để làm suy giảm lợi thế của Ukraine, đồng thời biến những quả bom hạng nặng có từ thời chiến tranh Lạnh trong kho vũ khí thành bom lượn dẫn đường chính xác, có khả năng tấn công mục tiêu đối phương trong khi giúp máy bay chiến đấu nước này tránh bay vào vùng nguy hiểm.
Ukraine đối mặt thách thức lớn
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn AP, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley cho rằng, “mặc dù quân đội Ukraine có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phản công nhưng chắc chắn đây sẽ là một trận chiến giằng co trong thời gian dài”.
Hầu hết sự chú ý đều tập trung vào tình trạng lũ lụt ở miền Nam Ukraine do đập Kakhovka tại Kherson bị vỡ. Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc nhau phá hủy con đập này. Cùng thời điểm, quân đội Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công trên nhiều khu vực ở mặt trận, nhưng cho đến nay chỉ đạt được một số bước tiến nhỏ do bị hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Nga cản trở.
Richard Barrons – cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Hỗn hợp Vương quốc Anh cho rằng, quân đội Nga đã xây dựng các tuyến phòng thủ vững chãi và điều chỉnh chiến thuật sau khi rút khỏi các khu vực rộng lớn ở Kharkov và Kherson vào mùa Thu năm 2022.
Nhà phân tích Barrons lưu ý, Nga đã nâng cao năng lực đối phó với máy bay không người lái, đồng thời tìm cách bảo vệ các tài sản quan trọng như sở chỉ huy và kho đạn dược tránh xa tầm bắn của pháo binh đối phương. Ngoài ra, Moscow đã cải thiện cách thức bắn hạ pháo binh và xe tăng của Ukraine khi phát hiện mục tiêu. Chưa kể, Moscow cũng triển khai thêm rất nhiều binh sỹ để bảo vệ chiến tuyến dài gần 1.000km.
Theo ông Richard Barrons, một khi Nga kết hợp tất cả các yếu tố trên thì cuộc phản công hiện giờ của Ukraine sẽ khó khăn hơn nhiều so với cuộc phản công tại Kherson hay Kharkov vào mùa thu năm 2022.
Nga liên tục thay đổi chiến thuật
Ở giai đoạn đầu xung đột, Nga đã chịu tổn thất khá lớn nhưng nước này vẫn duy trì lợi thế về quân số và vũ khí. Nhà phân tích quân sự Ukraine Oleh Zhdanov cho rằng Nga phải khai thác kho vũ khí có từ thời chiến tranh Lạnh, thậm chí triển khai các loại xe tăng ra đời từ những năm 1950 để bù đắp tổn thất trên chiến trường, nhưng những khí tài quân sự này vẫn hoạt động rất hiệu quả.
Nga có hàng nghìn chiếc xe tăng như vậy và họ đã sử dụng nhiều loại trong số này làm phương tiện tấn công cố định trong các tuyến phòng thủ, chẳng hạn như ở khu vực Zaporizhzhia, nhà phân tích này lưu ý.
Ông Oleh Zhdanov lưu ý Nga đã thành công khi tấn công các kho dự trữ vũ khí của Ukraine, nhờ mạng lưới cộng tác viên và mật vụ. Ngoài ra, Moscow cũng sử dụng máy bay không người lái và chiến thuật tác chiến điện tử để gây nhiễu vũ khí hoặc phương tiện của Ukraine. Moscow đã ngừng huy động các nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn trong các cuộc tấn công, thay vào đó họ tìm cách chia nhỏ lực lượng để tránh thương vong lớn. Mặc dù không quân Nga hoạt động tương đối hạn chế, nhưng họ đã tìm cách hiện đại hóa kho tên lửa, biến những quả bom cũ thành bom lượn vô cùng lợi hại có khả năng tấn công mục tiêu cách xa tới 70 km.
Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về quốc phòng-an ninh (RUSI) có trụ sở tại London cho rằng: “Dù những quả bom này hạn chế về độ chính xác nhưng kích thước to lớn của chúng sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng”.
Ngoài nâng cấp kho vũ khí, các kỹ sư Nga cũng thể hiện năng lực vượt trội khi xây dựng công sự dã chiến và đặt chướng ngại vật dọc theo chiến tuyến, trong đó chiến hào và hầm chỉ huy được gia cố bằng bê tông, hàng loạt bãi mìn hoặc ụ bê tông chống tăng mọc lên như nấm. Theo RUSI, việc bố trí rộng rãi các loại mìn tinh vi chống xe tăng và bộ binh đã tạo ra trở ngại lớn cho hoạt động tấn công của Ukraine.
Ngoài ra, Nga cũng tìm những cách thức tinh vi hơn để ngụy trang cho phương tiện, tăng cường sử dụng máy bay không người lái để tránh tổn thất. Theo ước tính của RUSI, các hệ thống tác chiến điện tử cải tiến của Nga đã phá hủy khoảng 10.000 máy bay không người lái của Ukraine mỗi tháng. Không chỉ tấn công UAV, chúng còn có thể chặn và giải mã các thông tin liên lạc của Ukraine.
Tướng Mỹ tham dự cuộc tập trận kế hoạch quân sự liên quan Ukraine
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, đã đến thăm căn cứ Wiesbaden ở Đức, nơi Quân đội Mỹ đang giám sát cuộc tập trận chiến tranh giả định để huấn luyện các sĩ quan Ukraine.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), chuyến thăm của Tướng Milley diễn ra trong bối cảnh các quan chức cấp cao của Mỹ liên tục khẳng định Mỹ không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.
Ông Milley cho biết cuộc tập trận này nhằm thử nghiệm các dự đoán và kết quả có thể xảy ra trong cuộc xung đột, giúp Kiev quyết định phương án tốt nhất. Các cuộc tập trận bắt đầu từ tuần này và sẽ kéo dài trong vài ngày tới.
"Không ai ngồi đó nói với Ukraine rằng hãy rẽ trái hay rẽ phải hoặc làm điều này hay điều kia. Đó không phải là công việc của cộng đồng quốc tế. Tất cả những gì chúng tôi đang làm là thiết lập khuôn khổ và cơ chế để tạo điều kiện cho Ukraine tự học cách đối phó với một tình huống hoặc các kịch bản khác nhau", Tướng Milley nói với các phóng viên đi cùng ông đến Đức.
Các quan chức từ chối cung cấp thông tin chi tiết về kịch bản được đưa ra cho các sĩ quan Ukraine, Reuters đưa tin rằng cuộc tập trận liên quan đến "các bài tập tư duy để đánh giá phương hướng hành động quân sự tiềm năng".
Cuộc tập trận kế hoạch mới nhất diễn ra sau đợt huấn luyện phối hợp khác do Mỹ dẫn đầu, nhằm hướng dẫn Quân đội Ukraine sử dụng vũ khí tại những căn cứ khác ở Đức. Các binh sĩ Ukraine đã được hướng dẫn sử dụng nhiều loại vũ khí do Mỹ sản xuất, bao gồm xe chiến đấu bộ binh Bradley do Washington cung cấp cho Kiev trong các gói viện trợ vũ khí trước đó.
Moskva đã nhiều lần cảnh báo nước này sẽ nhắm mục tiêu vào các chuyến xe chở binh sĩ và vũ khí này, cho rằng chúng chỉ kéo dài cuộc chiến và cản trở giải pháp ngoại giao. Hôm 2/3, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói rằng Washington và các đồng minh phải được coi là bên trực tiếp của cuộc xung đột, vì ngoài việc cung cấp vũ khí, họ còn huấn luyện binh sĩ vận hành chúng.
"Tất cả những người đưa ra quyết định về việc cung cấp, sửa chữa các thiết bị hoặc vũ khí này, cùng lính đánh thuê và chuyên gia quân sự nước ngoài, sẽ trở thành các mục tiêu quân sự hợp pháp", ông Medvedev nhấn mạnh. Ông nói thêm rằng việc phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu cho Kiev cũng sẽ tạo "lằn ranh đỏ" đối với Nga.
Ngoài hàng chục tỷ USD vũ khí viện trợ cho lực lượng Ukraine, Quân đội Mỹ và phương Tây cũng tổ chức nhiều chương trình huấn luyện dành cho Kiev. Song quan chức Mỹ vẫn khẳng định Washington không tham gia vào cuộc xung đột.
Hôm 2/3, bác bỏ cáo buộc của Moskva cho rằng các lực lượng Mỹ đã cung cấp thông tin tình báo cho các cuộc tấn công gần đây bên trong lãnh thổ Nga, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Pat Ryder tuyên bố: "Mỹ không gây chiến với Nga, chúng tôi cũng không tìm cách làm điều đó".
Quân đội Mỹ bắt đầu huấn luyện binh sĩ Ukraine ở Đức Các phương tiện truyền thông Mỹ dẫn lời Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết Washington đã bắt đầu đợt huấn luyện chiến đấu mở rộng mới cho các lực lượng Ukraine trên lãnh thổ Đức. Huấn luyện viên lực lượng đặc biệt Mỹ hướng dẫn các binh sĩ Ukraine tại thao trường quân sự...