Mỹ đã tìm được nơi huấn luyện binh sĩ Ukraine dùng hệ thống phòng thủ Patriot
Ngày 10/1, Lầu Năm Góc thông báo quân đội Mỹ sẽ bắt đầu huấn luyện các lực lượng Ukraine vận hành và bảo trì hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tại một căn cứ quân sự ở bang Oklahoma ngay trong tuần tới.
Tên lửa Patriot do Tập đoàn quốc phòng và hàng không vũ trụ đa quốc gia Raytheon của Mỹ sản xuất. Ảnh: Raytheon/TTXVN
Theo tờ Politico, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Chuẩn tướng Patrick Ryder cho biết khóa huấn luyện sẽ diễn ra tại Fort Sill (bang Oklahoma), nơi đặt trường huấn luyện sơ cấp cho các lực lượng Mỹ và đồng minh về cách dùng Patriot. Đài CNN cho biết khóa đào tạo sẽ bắt đầu vào tuần tới tại Mỹ.
Tháng trước, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ cung cấp hệ thống tên lửa Patriot cho Ukraine để giúp nước này đối phó với cuộc tấn công của Nga. Một khẩu đội Patriot gồm một số phương tiện hỗ trợ mang theo trạm điều khiển, radar và máy phát điện, thường cần khoảng 90 binh sĩ duy trì và vận hành.
Ông Ryder nói: “Sau khi được triển khai, Patriot sẽ đóng góp vào khả năng phòng không của Ukraine và giúp người dân Ukraine có khả năng tự bảo vệ trước các cuộc tấn công đang diễn ra của Nga. Patriot sẽ giúp người Ukraine loại bỏ các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo cho tới máy bay, nhất là khi Nga đang tăng cường không kích trong những tháng gần đây”.
Tuy nhiên, theo các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, Patriot sẽ chỉ xuất hiện trên lãnh thổ Ukraine sau khi các lực lượng được huấn luyện về cách sử dụng hệ thống. Quá trình huấn luyện mất tới một năm, nhưng Lầu Năm Góc đang hợp tác với các lực lượng Ukraine để đẩy nhanh quá trình đó.
Video đang HOT
Khóa học sẽ gồm hướng dẫn trong lớp học, thời gian học mô phỏng và tiếp xúc với hệ thống thật.
Ông Ryder nói rõ: “Một loạt yếu tố đã được tính đến như: Triển khai hệ thống này như thế nào ở Ukraine? Các loại chiến thuật, kỹ thuật và quy trình nào sẽ phù hợp nhất để sử dụng trên chiến trường? Làm thế nào chúng ta có thể điều chỉnh chương trình giảng dạy để đẩy nhanh quá trình đào tạo khi nhận ra rằng có một cuộc chiến đang diễn ra và chúng ta cần đưa hệ thống này đến đó”. Nhưng ông Ryder nhấn mạnh rằng các quan chức sẽ không vội vã đào tạo.
Đức cũng sẽ gửi hệ thống Patriot tới Ukraine, vì vậy ít nhất một nhóm nữa gồm 90 người Ukraine sẽ phải trải qua khóa huấn luyện.
Mỹ vẫn chưa cho biết liệu tên lửa Patriot mà nước này gửi tới Ukraine sẽ được lấy từ kho dự trữ của Mỹ hay từ một địa điểm khác. Theo Politico, có khả năng quân đội Mỹ sẽ chuyển một trong các hệ thống ra khỏi kho thay vì lấy một khẩu đội từ địa điểm ở nước ngoài. Nhiều nước đang muốn có hệ thống Patriot, đặc biệt là ở Trung Đông.
Mỹ đã cam kết viện trợ hơn 24,2 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2/2022. Đợt viện trợ gần đây nhất trị giá 2,2 tỷ USD được công bố vào tuần trước, trong đó có 50 xe chiến đấu Bradley. Ngoài ra, Lầu Năm Góc đang cân nhắc gửi một số xe thiết giáp Stryker. Đây có thể là một phần của gói viện trợ sắp tới.
Trước thông tin Mỹ sẽ viện trợ Patriot cho Ukraine, ngày 22/12/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mô tả hệ thống này là vũ khí lỗi thời mà Nga sẽ có thể chống lại. Theo tờ Kyiv Independent, ông Putin nói với các nhà báo: “Patriot là một hệ thống khá lỗi thời, nó không hoạt động tốt như tên lửa đất đối không S-300 của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tính đến điều này. Đó chỉ là một cách để kéo dài xung đột… Họ muốn cung cấp Patriot. Hãy để họ cung cấp, chúng tôi sẽ đập vỡ chúng như hạt dẻ”. Theo ông Putin, các hệ thống tên lửa của Nga có thể đối phó với Patriot.
Bình luận về việc Mỹ cung cấp Patriot cho Ukraine, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc các nước phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ càng làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện nay và là điều không có lợi cho Ukraine. Trước đó, ngày 14/12/2022, ông Peskov tuyên bố Nga chắc chắn sẽ tấn công các hệ thống Patriot của Mỹ ở Ukraine, nếu loại vũ khí này được triển khai trong cuộc xung đột đang diễn ra tại đây.
Hng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga, ông Vladimir Dzhabarov cho rằng Mỹ cấp vũ khí cho Ukraine làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột giữa Nga và NATO. Theo quan chức trên, Mỹ đã đẩy thế giới đến bờ vực của cuộc Thế chiến thứ ba.
Rời chiến tuyến, binh sĩ Ukraine bất ngờ đến Mỹ huấn luyện
Khoảng 100 binh sĩ Ukraine sẽ tới Mỹ ngay trong tuần tới để bắt đầu tập huấn sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot.
Ukraine đã yêu cầu Mỹ cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không Patriot có tên lửa dẫn đường trong nhiều tháng vì hệ thống này có thể nhắm mục tiêu máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Trong chuyến thăm Mỹ vào cuối tháng 12-2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết khẩu đội này sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc củng cố hệ thống phòng thủ của Kiev trước cuộc tấn công từ Nga.
Mỹ cam kết cung cấp một khẩu đội Patriot hồi tháng 12-2022 cho Ukraine. Ảnh: AP
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Pat Ryder hôm 10-1 cho biết số lượng binh sĩ Ukraine đến Fort Sill ở bang Oklahoma - Mỹ để huấn luyện bằng số lượng cần thiết để vận hành một khẩu đội. Họ cũng sẽ học cách bảo trì các khẩu đội Patriot.
Người phát ngôn Ryder cho hay tiến trình huấn luyện thường có thể kéo dài vài tháng nhưng những binh sĩ rời khỏi chiến tuyến càng lâu, họ sẽ không thể tham chiến nên thời gian huấn luyện sẽ được rút ngắn.
Mỹ đã cam kết cung cấp một khẩu đội Patriot vào tháng 12-2022 như một phần của các gói hỗ trợ quân sự lớn mà họ đã cung cấp cho Ukraine trong những tuần gần đây. Tuần trước, Đức đã cam kết bổ sung một khẩu đội Patriot cho Ukraine. Lục quân Mỹ hiện có 16 tiểu đoàn Patriot.
Trong diễn biến liên quan, theo ước tính mới nhất của tạp chí Forbes, các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với các cá nhân Nga kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine đã tác động mạnh đến danh sách những người giàu nhất nước Nga. Dữ liệu của Forbes cũng cho thấy những người trụ lại ở đầu danh sách người giàu nước Nga chứng kiến khối tài sản giảm dần.
Ông Alexey Mordashov, chủ tịch của Công ty thép Severstal, đứng đầu danh sách những người có tài sản "bốc hơi" nhiều nhất, với khối tài sản của ông giảm khoảng 11,1 tỉ USD trong năm 2022 xuống còn 18,4 tỉ USD. 68 doanh nhân Nga sở hữu hơn 1 tỉ USD vào tháng 12-2022 cũng chứng kiến tài sản giảm dần trong năm qua.
Theo sau ông Mordashov là tỉ phú Tatyana Bakalchuk, giám đốc điều hành của công ty giao hàng và thương mại điện tử Wildberries (Nga), người có tài sản giảm gần một nửa xuống còn 4,7 tỉ USD. Người sáng lập Ngân hàng Tinkoff, ông Oleg Tinkov, cũng mất 5,9 tỉ USD.
Lầu Năm Góc tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine Sau lệnh ngừng bắn của Nga, Washington đã bày tỏ thái độ hoài nghi và khẳng định sẽ tiếp tục viện trợ quân sự cho Kiev nhằm tăng cường năng lực chiến đấu. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Chuẩn tướng Patrick Ryder cho biết trọng tâm của Mỹ là sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Theo đó, Mỹ và Đức đã tuyên...