‘Vũ khí’ buộc Trung Quốc không thể giấu nhẹm thông tin về dịch viêm phổi cấp như SARS
Khi dịch SARS tấn công Trung Quốc năm 2003, chỉ có 6% dân số truy cập internet; 17 năm sau, con số đó tăng gấp 10 lần – hơn 61% dân số Trung Quốc đang cập nhật thông tin về dịch viêm phổi cấp hàng ngày.
Cuộc sống hiện nay của người dân Trung Quốc được định hình bởi một thứ thậm chí còn chưa xuất hiện vào năm 2003: Wechat.
Ra đời vào năm 2011, ứng dụng này nhanh chóng trở thành trung tâm cho mọi dịch vụ nơi người dùng có thể làm được tất cả mọi thứ cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày của họ.
Tại đây, người Trung Quốc có thể trò chuyện, mua sắm, giao tiếp và trả tiền cho tất cả mọi thứ từ phí đi taxi cho tới hàng mua trong các cửa hành tạp hóa. Nó cũng là một nền tảng để nhà nước Trung Quốc giám sát người dân nước mình.
Năm 2003, khi cuộc khủng hoảng SARS nổ ra, mặt dù trường hợp đầu tiên được phát hiện vào tháng 11/2002, thông tin về đại dịch này vẫn bị phong tỏa trong nhiều tháng. Sau đó, giới chức Trung Quốc chỉ thừa nhận vài trường hợp. Chỉ tới khi một tờ báo bắt đầu loan tin về sự nghiêm trọng của đại dịch đầu tiên trong thế kỷ 21, người dân mới đầu ý thức SARS đang phát triển tới mức độ nào.
Vào thời điểm đó, Weibo, nền tảng mạng xã hội tương tự như Twitter và Facebook và cả Wechat đều chưa xuất hiện, cách chia sẻ thông tin chủ yếu của người Trung Quốc là thông qua tin nhắn văn bản.
Người Trung Quốc cập nhật liên tục thông tin về dịch viêm phổi cấp. (Ảnh: Quartz)
Giờ đây, lượng thông tin khổng lồ được chia sẻ mỗi phút bởi người dùng Internet ở quốc gia tỷ dân. Giới chức Trung Quốc dù có muốn ém nhẹm thông tin như cách đây 17 năm cũng là điều không thể.
Video đang HOT
Hongmei Li, một giáo sư về truyền thông chiến lược tại Đại học Miami cho biết các nhóm trên Wechat chia sẻ các thông tin chính thức và cả không chính thức, tin tức trong và ngoài nước cũng như các quan sát và kinh nghiệm cá nhân. Điều này cho thấy chính phủ Trung Quốc rất khó để kiểm soát thông tin.
Nhiều người đăng tải trực tiếp các video, hình ảnh về các bệnh viện quá tải, tiếng bệnh nhân than khóc, kêu gào ngoài bệnh viện dường như làm lung lay niềm tin của người dân về lời khẳng định đang kiểm soát dịch bệnh của một số quan chức Trung Quốc.
Trong khi một số hashtag và bài đăng bị kiểm duyệt, việc hashtag Vũ Hán bị phong tỏa vẫn được chia sẻ chóng mặt cho thấy giới chức Trung Quốc dường như đã cố gắng vượt qua ranh giới giữa kiểm duyệt và minh bạch.
Theo ông Wilfred Wang, giảng viên về truyền thông tại Đại học Melbourne, cách Trung Quốc đối phó với lượng thông tin bùng nổ hiện nay là dùng thái độ một mắt nhắm, một mắt mở với những lời chỉ trích và cách phản ứng cho chính quyền trung ương.
Trong một động thái bất thường, tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng tải các thông tin về tình trạng thiếu hụt mặt nạ tại Vũ Hán trong khi ẩn phẩm Tiếng Anh của tờ này viết về sự thiếu hụt trầm trọng các các bộ dụng cụ thử nghiệm. Tuy nhiên, các bài đăng này sau đó bị xóa.
Đầu tháng 1, một dòng trạng thái chia sẻ về sự phát triển của virus corona được chia sẻ rộng rãi trên Wechat nhưng sau đó bị kiểm duyệt.
Rất nhiều trường hợp chia sẻ thông tin về dịch viêm phổi cấp cũng bị chặn lại kể cả là bên ngoài Trung Quốc.
Ngày 22/1, phóng viên của Quartz gửi hình ảnh về dịch bệnh từ một tài khoản ở Mỹ tới một tài khoản ở Anh nhưng không thành công.
Hôm 23/1, Weibo xóa bỏ bức ảnh chụp lại trang nhất tờ People’s Daily chê trách việc không đề cập bất cứ thông tin nào dịch viêm phổi cấp.
Theo Quartz, mặc dù công dân Trung Quốc đang được kết nối nhiều hơn bao giờ hết, họ cũng ý thức được rằng các cuộc trao đổi của họ có thể bị giám sát.
Bà Luqiu, một giáo sư báo chí cho biết Trung Quốc trong 1 thập kỷ qua đang phát triển năng lực kiểm soát thông tin. Bà chỉ ra các quy tắc an ninh mạng có hiệu lực từ năm 2017 cũng như việc luật pháp thắt chặt chế độ kiểm duyệt, hình sự hóa bất cứ bài đăng nào được cho là gây tổn hại cho danh dự quốc gia, phạm pháp, làm xáo trộn trật tự kinh tế hoặc xã hội.
Hôm 1/1, cảnh sát Vũ Hán thông báo họ bắt giữ 8 người dân địa phương tung tin đồn về dịch viêm phổi cấp. Không lâu sau đó chính quyền Vũ Hán kêu gọi người dân ngừng lan truyền tin đồn thất thiệt.
Zhang Xinnian, một luật sư tại Trung Quốc chỉ trích chính quyền địa phương trong một bài đăng được hơn 5 triệu lượt xem trước khi bị xóa.
“Chính phủ bây giờ nghĩ rằng những công dân trao đổi thông tin mà họ không nhất thiết phải xác minh cũng tương tự những người cố tình lan truyền tin đồn. Điều này thật đáng sợ”, ông này viết.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quốc tế nói rằng Trung Quốc đã cởi mở hơn rất nhiều trong đợt bùng nổ dịch bệnh lần này.
Năm 2003, Zhong Nanshan, nhà dịch tễ học giúp vạch trần quy mô của dịch SARS không thể thực hiện cuộc phỏng vấn nào cho tới tháng 4. Nhưng lần này, ông nói chuyện với đài CCTV chỉ khoảng 3 tuần sau khi Vũ Hán thông báo các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên.
Bà Luqiu cho rằng để một nhân vật có tiếng nói như Zhong xuất hiện là một chiến lược của chính phủ Trung Quốc để vừa nâng cao nhận thức, vừa hạ thấp sự hoảng loạn.
Một số chuyên gia và quan chức y tế thế giới nói rằng Trung Quốc đã minh bạch hơn rất nhiều so với năm 2003. Trên WeChat thậm chí còn có một tính năng tố giác để người dùng thông báo cho chính phủ về sự bất cẩn và sơ suất của các quan chức liên quan tới việc kiểm soát dịch bệnh.
SONG HY (Nguồn: Quartz)
Theo vtc.vn
Công ty Trung Quốc cho nhân viên làm việc ở nhà vì virus Corona
Công ty game khổng lồ của Trung Quốc Tencent Holdings Ltd vừa thông báo cho phép nhân viên làm việc ở nhà cho đến ngày 7/2 để bảo vệ họ khỏi sự lây lan của virus Corona.
Động thái của Tencent được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc vừa quyết định tăng thêm 3 ngày nghỉ Tết nguyên đán để hạn chế người dân đi lại trong nỗ lực chống dịch viêm phổi cấp, ngăn chặn sự lây lan của virus Corona.
Dịch viêm phổi cấp do virus Corona đang lan nhanh tới nhiều tỉnh thành của nước này và các quốc gia khác. Cơ quan y tế trên thế giới đang chạy đua để ngăn chặn đại dịch sau khi đã có hơn 2.000 người nhiễm bệnh ở Trung Quốc và 80 người thiệt mạng do nhiễm virus.
Virus gây viêm phổi Vũ Hán được cho là bắt nguồn từ chợ hải sản và động vật sống ở thành phố miền trung Trung Quốc. Nhiều nước đã thông báo có người nhiễm nCoV như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Singapore và Việt Nam.
Trung Quốc đã đóng cửa một số điểm tham quan và hủy hàng loạt sự kiện quy mô mừng năm mới từ trước Tết Nguyên đán, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn dịch lây lan khác như phong tỏa thành phố, hạn chế giao thông, du lịch và các điểm vui chơi, giải trí.
Thành phố Vũ Hán và nhiều địa phương của tỉnh Hồ Bắc đã ban hành lệnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập" từ ngày 23/1, đồng thời cấm các phương tiện không thiết yếu lưu thông trong trung tâm thành phố.
Theo danviet.vn
Mỹ sơ tán nhân viên lãnh sự tại Vũ Hán do virus viêm phổi Đại sứ quán Mỹ cho rằng việc sơ tán nhân viên người Mỹ và gia đình họ là cần thiết vì sự lây lan của virus Corona. Báo The New York Times dẫn lời Đại sứ quán Mỹ ngày 25-1 cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu toàn bộ nhân viên người Mỹ của Lãnh sự quán Mỹ tại Vũ Hán...