“Vụ Khaisilk có dấu hiệu vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh”
Sáng 27.10, trả lời câu hỏi của báo chí về vụ việc của Khaisilk, liệu có đủ yếu tố cấu thành hình sự hay chuyển cơ quan điều tra không, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói: Chúng tôi đang tiếp tục xác minh, làm rõ, trên cơ sở đó đánh giá vi phạm. Khi đã xác định rõ việc vi phạm pháp luật mới có cách xử lý phù hợp.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh (ảnh Đàm Duy).
Quan điểm của Bộ trưởng về vụ việc thương hiệu lụa tơ tằm Khaisilk dùng hàng Trung Quốc nhưng lại đề hàng của Việt Nam, thưa ông?
- Đối với các hoạt động của doanh nghiệp, Chính phủ và Bộ Công Thương luôn tạo điều kiện tốt nhất trong việc phát triển thị trường, sản xuất, kinh doanh.
Thế nhưng các hoạt động đó phải đáp ứng, tuân thủ pháp luật, đặc biệt các nội dung liên quan đến bảo vệ lợi ích, quyền lợi người tiêu dùng. Đó là nguyên tắc cơ bản mà các doanh nghiệp đều phải thực hiện.
Những hoạt động của doanh nghiệp ngoài yêu cầu tuân thủ luật pháp còn phải dựa trên nền tảng đạo đức, văn hóa, nhất là văn hóa doanh nghiệp, người tiêu dùng. Qua việc báo chí phản ánh và hoạt động về kinh tế, thương mại của doanh nghiệp Khaisilk, tôi thấy có những dấu hiệu vi phạm cả luật pháp cũng như là nền tảng đạo đức của doanh nghiệp này.
Vì vậy, các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh, làm rõ đối với các hoạt động vi phạm của doanh nghiệp. Chắc chắn, các cơ quan chức năng sẽ có những báo cáo sớm, kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài những điều chỉnh chế tài pháp luật, như tôi đã nói, ý thức về giá trị đạo đức, văn hóa của doanh nghiệp cũng rất quan trọng, các doanh nghiệp phải nhận thức, hiểu rõ điều đó có ý nghĩa mang tính sống còn với hoạt động của doanh nghiệp.
Theo đánh giá của ông, vụ việc Khaisilk sẽ ảnh hưởng thế nào với thương hiệu của quốc gia thưa Bộ trưởng?
- Có thể nói thương hiệu quốc gia có phạm trù tương đối rộng và trên nền tảng của các thương hiệu của các ngành kinh tế, doanh nghiệp, sản phẩm, thậm chí là địa phương.
Giá trị thương hiệu quốc gia cũng phải xây dựng dựa trên nền tảng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thị trường. Người tiêu dùng mới quyết định được sự phát triển của doanh nghiệp. Cho dù bất luận ở ngành nghề, lĩnh vực nào thì giá trị thương hiệu cũng đều quyết định bằng nhận thức, hiểu biết, sự quan tâm của thị trường, người tiêu dùng.
Vụ việc của Khaisilk thì chúng ta chưa kết luận cụ thể xem mức độ vi phạm đến đâu, những nội dung gì và ở mức độ nào. Chính vì thế chưa thể nói ngay là sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những giá trị thương hiệu của sản phẩm cũng như thương hiệu Việt.
Nhưng chúng ta sơ bộ nhận thấy, cũng như báo chí phản ánh, doanh nghiệp này đã có hành vi lừa dối người tiêu dung. Nghĩa là họ sử dụng hàng hóa có xuất xứ không đúng với thông tin về sản phẩm, thương hiệu sản phẩm thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi đó làm tổn hại đến lòng tin, lợi ích của người tiêu dùng và cũng là tổn hại trực tiếp đến giá trị thương hiệu Việt. Nhưng quan trọng hơn nó làm tổn thương đến tình cảm, lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam chúng ta.
Video đang HOT
Vai trò của cơ quan quản lý ở đâu khi vụ việc này diễn ra nhiều năm nay mà được phát hiện và xử lý thưa Bộ trưởng?
- Đây là thực trạng chúng tôi không che giấu, cũng là vấn đề đối với hệ thống của chúng ta chứ không chỉ một cơ quan quản lý Nhà nước nào cả. Tất nhiên, cơ quan quản lý Nhà nước, như quản lý thị trường cũng có trách nhiệm nhưng ở đây phải nói rộng ra để thấy, thực trạng đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập là ý thức, hiểu biết pháp luật trong nước và cả luật pháp quốc tế liên quan đến bảo hộ quyền tác giả, sở hữu trí tuệ và cả vấn đề cụ thể hơn liên quan đến xuất xứ hàng hóa là còn rất yếu.
Bên cạnh đó trong chừng mực hành vi tiêu dùng của chúng ta còn có tính cách nương nhẹ, không dựa trên nền tảng của sự tôn trọng luật pháp quốc tế. Đây là yêu cầu đặt ra của Việt Nam trong quá trình hội nhập khi các cam kết hội nhập quốc tế, hàng loạt hiệp định thương mại tự do, điều ước quốc tế chúng ta tham gia đều hàm chứa điều này.
Thông qua vụ việc này, sau khi làm rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân thì chúng tôi sẽ xem xét lại trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là của Bộ Công Thương.
Theo Bộ trưởng vụ việc vi phạm của Khaisilk có cần chuyển cơ quan điều tra không?
- Chúng tôi đang tiếp tục xác minh, làm rõ, trên cơ sở đó đánh giá vi phạm đến đâu, ảnh hưởng như thế nào và đặc biệt là xác định rõ vi phạm thì mới có thể có cách xử lý phù hợp.
Xin cảm ơn Bộ trưởng (!)
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời tạp chí của Pháp về EVFTA
Cuối năm 2015, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA). Dự kiến Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong năm 2018. Nhân chuyến công du châu Âu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi trả lời phỏng vấn trực tiếp phóng viên Tạp chí CAP'IDF (Tạp chí Hiệp hội giới chủ Pháp MEDEF IDF) thuộc Liên đoàn giới chủ Pháp vùng Ile xoay quanh chủ đề này.
Bài trả lời phỏng vấn Tạp chí CAP'IDF của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh có tiêu đề là "Việt Nam sẽ trở thành cửa ngõ để Liên minh châu Âu tiến vào ASEAN". Được sự đồng ý của các bên liên quan, Dân Việt xin đăng toàn văn bài phỏng vấn này.
Thưa Bộ trưởng, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã kết thúc cuộc đàm phán Hiệp định thương mại tự do vào cuối năm 2015 và dự kiến có hiệu lực trong năm 2018. Những ưu thế chính của Hiệp định nêu trên là gì?
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Hiệp định FTA mà Việt Nam và EU đã thống nhất mang tính toàn diện, chất lượng cao và cân bằng lợi ích cho cả hai bên. Với đặc điểm nổi bật trong quan hệ thương mại, đầu tư song phương là tính bổ sung mạnh mẽ, ít lĩnh vực cạnh tranh đối đầu, dự kiến Hiệp định EVFTA sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho doanh nghiệp hai bên. Một số lợi ích chính là:
Việ Nam cam kết mở cửa thị trường lên tới hơn 99% số dòng thuế và kim ngạch thương mại, thuế suất 0% sẽ được áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu mà hai bên có thể mạnh như dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản nhiệt đới, đồ gỗ... Phía EU sẽ là các sản phẩm gồm ô tô, máy móc-thiết bị, rượu bia, dược phẩm, nông sản ôn đới...
Về thương mại dịch vụ, cam kết của hai bên đều đi xa hơn cam kết trong khuôn khổ WTO. Các doanh nghiệp EU sẽ được hưởng ưu đãi hơn khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp EU có thế mạnh như dịch vụ tài chính-ngân hàng, phân phối, vận tải... Các cam kết nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng hơn trong Hiệp định EVFTA sẽ giúp thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng cao của EU vào Việt Nam.
Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của các nước EU nói chung và việc cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành từ cuối năm 2015, Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực.
Hơn nữa trong Hiệp định này, Việt Nam có cam kết trong các lĩnh vực mới như mua sắm của Chính phủ, bảo hộ sở hữu trí tuệ mức độ cao, chính sách cạnh tranh... Các cam kết này cũng sẽ mở ra cơ hội cho cả hai bên tiếp cận thị trường của nhau, đảm bảo lợi ích tổng thể, cân bằng; đồng thời đòi hỏi Việt Nam điều chỉnh một số quy định trong nước liên quan.
Trong quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA, Việt Nam và EU cũng đã thống nhất khuôn khổ cho các chương trình hợp tác và nâng cao năng lực trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Khuôn khổ này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục xây dựng hệ thống pháp lý, hỗ trợ triển khai các cam kết trong Hiệp định... hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng cường các hoạt động thương mại và đầu tư song phương trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Bìa cuốn Tạp chí CAP'IDF số 61, tháng 6.2017 có đăng bài trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. (Ảnh: P.V)
Ngài mong đợi điều gì về việc mở cửa với một trong những thị trường chính trên thế giới, thưa Bộ trưởng?
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Chiếm khối lượng hàng hóa dịch vụ được giao thương trên toàn thế giới, là nhà đầu tư lớn nhất tại ASEAN, EU là đối tác truyền thống nhưng vẫn vô cùng tiềm năng đối với Việt Nam. Việt Nam vẫn luôn coi trọng và đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nên kỳ vọng đối với thị trường EU tập trung ở 3 lĩnh vực sau:
Tăng trưởng kim ngạch giao thương hai chiều nhảy vọt: EU được đánh giá là một thị trường EU rộng lớn và tiềm năng với hơn 500 triệu dân đặc biệt ưa chuộng các mặt hàng mà Việt Nam vốn có thế mạnh xuất khẩu như dệt may, da giầy, thủy sản, cà phê.... Có những mặt hàng ví dụ như dệt may, hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU mới chỉ đáp ứng khoảng 1% nhu cầu người tiêu dùng.
Ngược lại, nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến của EU sẽ là nguồn cung tin cậy cho máy móc thiết bị, công nghệ hay một số nguyên liệu đầu vào mà hiện nay Việt Nam đang phải nhập khẩu từ các thị trường khác với giá cả và chất lượng kém cạnh tranh hơn.
Theo hải quan Việt Nam, kim ngạch song phương Việt Nam - EU đạt 45,07 tỷ USD năm 2016 với tốc độ tăng trưởng 8,93% so với 2015. Việc thực thi các cam kết mở cửa thị trường có khả năng thúc đẩy kim ngạch hai chiều đạt khoảng 100 tỷ USD/năm.
Thu hút đầu tư từ 28 nước thành viên EU: Hiện nay EU là nhà đầu tư lớn nhất ở một số thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ hay ngay trong khu vực ASEAN nhưng chưa phải là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. EVFTA với các cam kết vô cùng cởi mở, tiến bộ đảm bảo một môi trường kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn tại Việt Nam; độ mở cửa của Việt Nam ra thị trường thế giới; tính liên kết chặt chẽ với các thị trường trong khu vực khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành; cùng với trình độ phát triển kinh tế ngày càng cải thiện hơn của Việt Nam. Tất cả những điều kiện trên sẽ là đường dẫn thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao của EU vào Việt Nam.
Cuối cùng, việc mở cửa thị trường, đảm bảo thực hiện các cam kết đã ký tạo ra động lực cũng như sức ép cải cách đối với nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển thị trường, tiếp cận công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến nhưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt buộc phải tự đổi mới, tự cải thiện năng lực của mình. Chính phủ Việt Nam cũng có động lực để đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp lý để đáp ứng kịp với tốc độ và nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam, tác động cộng hưởng của EVFTA và các FTA đã ký là rất lớn đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, đổi mới của các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam ngày càng tăng trưởng tại các thị trường có FTA.
Bài trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trên tạp chí của Pháp. (Ảnh: P.V)
Hiện nay những lĩnh vực nào là lĩnh vực hứa hẹn nhất và những lĩnh vực nào sẽ được gọi là nững lĩnh vực hứa hẹn trong tương lai, thưa Bộ trưởng?
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Việc một lĩnh vực có được coi là hứa hẹn hay không tùy thuộc vào lợi thế cạnh tranh của mỗi bên. Đối với cả Việt Nam và EU, có thể nói thương mại hàng hóa sẽ là lĩnh vực hứa hẹn nhất hiện nay do việc xóa bỏ thuế quan sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vốn đã và đang phát triển mạnh mẽ giữa hai bên.
Đối với EU, đầu tư và một số ngành dịch vụ thế mạnh như tài chính-ngân hàng, phân phối, vận tải, v.v. sẽ được hưởng lợi ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Việt Nam cũng sẽ có lợi ích từ nguồn đầu tư chất lượng cao của EU.
Trong tương lai, mua sắm của Chính phủ sẽ là lĩnh vực hai bên có thể khai thác dần. Trước mắt, các doanh nghiệp EU sẽ có nhiều khả năng tham gia và thu được lợi ích từ hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ công của Việt Nam sớm hơn các doanh nghiệp Việt Nam do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Ngoài ra, di chuyển thể nhân cũng là một lĩnh vực tiềm năng cho cả hai bên.
Một số nội dung khác như minh bạch hóa, cải cách thể chế, cạnh tranh, v.v. tuy không có tác động trực tiếp về mở cửa thị trường nhưng các cam kết và quy định mà Việt Nam và EU đã thống nhất sẽ tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn, mang lại tác động tích cực đến tiến trình cải cách thể chế, giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định liên quan, có tác động lâu dài, sâu rộng và tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp hai bên khai thác lợi ích từ Hiệp định.
Ông có thể cho biết những kỳ vọng của Việt Nam trong khu vực là gì, thưa Bộ trưởng?
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Theo thống kê của Ủy ban Liên minh châu Âu, trong năm 2015, Việt Nam là đối tác Thương mại lớn thứ 2 của Liên minh châu Âu tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore, với tỷ trọng 19,1% trong tổng kim ngạch thương mại giữa EU và ASEAN. Khi Hiệp định EVFTA được ký kết và dự kiến có hiệu lực trong năm 2018, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam có thể trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU tại khu vực ASEAN.
Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ trở thành điểm đến kinh doanh hứa hẹn nhất tại khu vực Đông Nam Á cho các doanh nghiệp châu Âu. Điều này không chỉ vì Việt Nam có tiềm năng mà còn là đầu mối của thị trường ASEAN trong tương lai nhất là khi cộng đồng kinh tế ASEAN đã được hình thành cuối năm 2015.
Việt Nam sẽ trở thành cầu nối hữu hiệu giữa hai khu vực EU và ASEAN. Qua đây, vị thế của Việt Nam cũng sẽ được nâng tầm hơn trong quan hệ thương mại quốc tế cũng như với EU nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp châu Âu đang kinh doanh tại Việt Nam.
- Xin cảm ơn ngài Bộ trưởng!
"Trong tương lai, mua sắm của Chính phủ sẽ là lĩnh vực hai bên có thể khai thác dần. Trước mắt, các doanh nghiệp EU sẽ có nhiều khả năng tham gia và thu được lợi ích từ hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ công của Việt Nam sớm hơn các doanh nghiệp Việt Nam do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Ngoài ra, di chuyển thể nhân cũng là một lĩnh vực tiềm năng cho cả hai bên", Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Theo P.V (Tạp chí CAP'IDF)
Hot trong ngày: Dấu hiệu bất thường trước vụ tai nạn thảm khốc ở Gia Lai Chiếc xe tải gây tai nạn lao với tốc độ cao, bấm còi liên tục khiến CSGT không kịp trở tay, lộ diện nhóm côn đồ xông vào bệnh viện chém bệnh nhân, Bộ Công thương nói về thẻ an ninh của ông Vũ Huy Hoàng... là những thông tin hot nhất trong ngày. Dấu hiệu bất thường trước vụ tai nạn thảm...