Vụ khai man bằng cấp: Chỉ là chuyển chức vụ?
Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động ngày 24/7, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP Cần Thơ, ông Lê Văn Tâm, cho biết không có lý do gì để hạ bậc hay cách chức ông Nguyễn Văn Hoàng, vị cán bộ từng bị kỷ luật do khai man bằng cấp.
Thưa ông, vì sao Ban Nội chính Thành ủy TP Cần Thơ lại bổ nhiệm một người từng bị kỷ luật do không trung thực vào chức vụ chánh văn phòng?
- Ông Lê Văn Tâm: Khi thành lập Ban Nội chính, các chức vụ chủ yếu là phiên ngang từ đội ngũ của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phòng chống tham nhũng. Đối với anh Nguyễn Văn Hoàng, việc bổ nhiệm này không có vi phạm gì, chỉ chuyển chức vụ tương đương chứ không phải lên chức. Anh Hoàng nguyên là trưởng Phòng Hành chính – Tổng hợp của BCĐ, khi chuyển sang thì làm chánh văn phòng là hợp lý.
Ông Lê Văn Tâm
Ai là người quyết định việc bố trí chức vụ chánh văn phòng?
- Thành ủy TP Cần Thơ quyết định thành lập Ban Nội chính, các chức vụ trong ban thì do trưởng ban bố trí. Chính tôi ký quyết định bổ nhiệm anh Hoàng.
Video đang HOT
Vậy lãnh đạo ban có xem xét lý lịch ông Hoàng trước khi bố trí chức vụ?
- Có chứ, không xem lý lịch sao được. Đồng chí Hoàng đã bị kỷ luật từ cuối năm 2012. Chi bộ BCĐ Phòng chống tham nhũng lúc đó đã họp kiểm điểm và đề xuất Đảng ủy khối Dân Chính Đảng ra quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách. Tuy nhiên, việc kỷ luật không đặt vấn đề phải cách chức hay thay đổi chức vụ. Như vậy, tôi thấy không có lý do gì để bây giờ đưa ra xử lý.
Liệu một người có “tì vết” về tính trung thực có nên đưa vào làm vị trí quan trọng của một đơn vị chuyên tham mưu, phát hiện, xử lý tiêu cực trong hệ thống cơ quan Đảng và chính quyền của thành phố?
- Ban Nội chính mới vừa thành lập, trước nhất cần ổn định để hoạt động. So với yêu cầu của Thành ủy, chúng tôi vẫn còn thiếu 6 vị trí, chỗ thiếu trưởng phòng, chỗ thì thiếu phó phòng…
Tôi được biết hiện đồng chí Hoàng đang học ĐH Luật để đáp ứng tiêu chuẩn công việc. Vi phạm thì đã kỷ luật rồi, mình phải tạo điều kiện cho người ta làm việc, chứ cứ đề cập hoài cũng không hay.
Quá trình lên chức
Như Báo Người Lao Động đã phản ánh trong bài Khai man vẫn lên chức, ông Nguyễn Văn Hoàng nguyên là cán bộ Thanh tra Nhà nước, sau đó chuyển qua công tác tại BCĐ Phòng chống tham nhũng TP Cần Thơ rồi trở thành chánh Văn phòng Ban Nội chính Thành ủy thành phố này.
Trước đó, ngày 18/12/2012, Đảng ủy khối Dân Chính Đảng thuộc Đảng bộ TP Cần Thơ đã quyết định kỷ luật ông Nguyễn Văn Hoàng do kê khai không trung thực thời gian, loại hình đào tạo bằng ĐH chuyên môn vào lý lịch để dự thi nâng ngạch công chức từ thanh tra viên lên thanh tra viên chính.
Theo Người lao động
Án tù cho "băng" làm văn bằng, chứng chỉ giả
Thấy việc làm giả văn bằng, chứng chỉ dễ dàng thu lợi nhuận nên các bị cáo đã liên kết làm bậy, thu lợi bất chính.
Các bị cáo làm giả văn bằng, chứng chỉ tại phiên tòa.
Tại phiên xử sơ thẩm ngày 23/7, TAND quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Đặng Tuấn Anh (SN 1956) và Cao Thị Ngọc Dung (SN 1969) cùng mức án 36 tháng tù; Nguyễn Hằng Minh (SN 1978) 30 tháng tù; Trần Ngọc Anh (SN 1952) và Trần Vinh Thủy (SN 1961) cùng 24 tháng tù; Nguyễn Xuân Hoàng (SN 1958) 12 tháng tù giam.
Ngoài ra, HĐXX cũng tuyên phạt các bị cáo Đoàn Sỹ Nguyên (SN 1982) 18 tháng tù; Trương Đình Dũng (SN 1975), Vương Hòa Bình (1974), Bùi Tấn Phát (SN 1983) cùng 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
10 bị cáo trên đều bị truy tố với tội danh làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo cáo trạng, sáng 1/12/2012, Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Đà Nẵng bắt quả tang Đặng Tuấn Anh và Nguyễn Xuân Hoàng đang có hành vi giao nhận văn bằng, chứng chỉ giả. Qua điều tra, cơ quan công an đã xác minh thêm được 8 đối tượng trong đường dây làm văn bằng, chứng chỉ giả.
Năm 2004, Trần Ngọc Anh biết Đặng Tuấn Anh làm nghề in lụa tự do tại tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng nên đã tìm gặp đặt in giả các loại phôi giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ. Ban đầu, Trần Ngọc Anh giao cho Đặng Tuấn Anh in giả các phôi bằng ĐH, CĐ, tốt nghiệp THPT... với giá từ 20.000 - 60.000 đồng, tùy từng loại.
Thấy việc làm bằng giả thu nhiều lợi nhuận nên Đặng Tuấn Anh đã tách ra làm riêng, đồng thời đặt hàng cho Nguyễn Hằng Minh sử dụng kỹ thuật vi tính tạo mẫu phôi bằng, làm các bản phim hình mẫu dấu tròn của các trường ĐH, CĐ, THPT và các UBND phường, xã...
Trần Ngọc Anh, Đặng Tuấn Anh và Nguyễn Hằng inh đã thông qua 7 bị cáo còn lại hình thành đường dây tìm kiếm khách hàng có nhu cầu để cung cấp các loại văn bằng, chứng chỉ giả thu lợi bất chính.
Cơ quan điều tra đã thu được 27 văn bằng, chứng chỉ giả trong đó có nhiều bằng ĐH và tốt nghiệp THPT giả cùng 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, giá 1 tấm bằng ĐH Kinh tế được các bị cáo bán với giá 14 triệu đồng. Tổng cộng, Đặng Tuấn Anh và Nguyễn Hằng Minh tham gia làm 21 văn bằng, chứng chỉ giả với tổng số tiền gần 100 triệu đồng. Trần Ngọc Anh tham gia làm giả 7 văn bằng với số tiền hơn 53 triệu đồng.
Theo Người Lao Động
Nhóm làm giả hàng loạt bằng cấp của ngành giáo dục lĩnh án Do thấy nhiều người có nhu cầu sử dụng giấy tờ và bằng cấp giả nên nhóm ba đối tượng đã làm giả hàng loạt con dấu giấy tờ của nhiều cơ quan, tổ chức. Ngày 14/11, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với nhóm đối tượng Phan Thị Tuyết Nga (24 tuổi), Chu...