Vụ huyện “nợ như chúa chổm”: Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm tài chính
Ngoài việc nợ hơn 50 tỷ đồng, thanh tra còn chỉ ra việc huyện này chi tiêu vượt dự toán hơn 8 tỷ đồng, sử dụng xe công cao gấp 2 lần định mức.
Việc chi tiêu vô tội vạ khiến nhiều năm qua, Huyện ủy cũng như UBND huyện Yên Định ( Thanh Hóa) lâm vào cảnh “nợ như chúa chổm” với số tiền hơn 50 tỷ đồng.
Những món nợ của Huyện ủy, UBND huyện Yên Định chủ yếu như: nợ tiền sửa chữa cơ sở vật chất công sở Huyện ủy, UBND huyện; tiền xăng xe đi công tác của lãnh đạo; tiền sửa xe khi hư hỏng; tiền quà tặng các dịp đại hội, lễ kỷ niệm; tiền chè nước; giấy mực in; tiền ăn uống, nghỉ ngơi khi tiếp khách ở các nhà hàng, khách sạn của lãnh đạo huyện…
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc mắc nợ số tiền khủng trên, Huyện ủy và UBND huyện Yên Định còn mắc nhiều sai phạm khác liên quan đến việc chi tiêu ngân sách trong năm 2018.
Năm 2018, Huyện ủy Yên Định chi vượt định mức nhiều tỷ đồng.
Cụ thể, tháng 11/2019, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kết luận về việc chấp hành pháp luật thu, chi ngân sách năm 2018 và một số dự án đầu tư xây dựng tại huyện Yên Định.
Hầu hết các nhiệm vụ chi thường xuyên đều cao hơn dự toán được giao. Việc phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên tại một số đơn vị dự toán như văn phòng Huyện ủy, Văn phòng HĐND-UBND huyện chưa đảm bảo tiết kiệm, vượt định mức, chưa đúng quy định với tổng số tiền sai phạm lên tới hơn 8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Kết luận cũng chỉ rõ, tại Văn phòng HĐND-UBND huyện, ngoài dự toán ngân sách được phân bổ đầu năm, trong năm, đơn vị còn được bổ sung ngoài dự toán số tiền hơn 9 tỷ đồng.
Qua kiểm tra, hồ sơ bổ sung một số khoản bổ sung kinh phí không ghi rõ nội dung công việc. Đơn vị đã sử dụng số tiền hơn 2 tỷ đồng, để chi thanh toán cho một số công việc của những năm trước đó, không thuộc nhiệm vụ chi của năm 2018.
Cũng trong năm 2018, cơ quan này không sửa đổi bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công theo quy định dẫn đến thanh toán một số khoản chi thường xuyên vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện hành.
Văn phòng HĐND-UBND huyện Yên Định còn tùy tiện chi hỗ trợ cho đơn vị kết nghĩa 130 triệu đồng, chi hỗ trợ cho Nhà máy nước hơn 11 triệu đồng; sử dụng kinh phí cấp bổ sung từ nguồn dự phòng để chi cho các hoạt động thường xuyên số tiền hơn 217 triệu đồng. Tổng số tiền chi thường xuyên vượt định mức của cơ quan này trong năm 2018 là hơn 5 tỷ đồng.
Đối với Văn phòng Huyện ủy, ngoài dự toán ngân sách được giao đầu năm 2018, trong năm, đơn vị được bổ sung ngoài dự toán số tiền hơn 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, đơn vị vẫn chi vượt định mức số tiền 3,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa còn phát hiện Phòng GD&ĐT huyện này sử dụng sai quy định nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục để trả lương cho 2 người là công chức quản lý nhà nước với số tiền gần 191 triệu đồng.
Đáng nói, trong năm 2018, có gần 7 tỷ đồng kinh phí chương trình mục tiêu đã hết nhiệm vụ chi thế nhưng UBND huyện Yên Định đã không chuyển trả ngân sách cấp trên mà “hô biến” thành ngân sách kết dư để quyết toán ngân sách năm 2018. Sau khi phát hiện, Thanh tra tỉnh đã yêu cầu thu hồi.
UBND huyện và Văn phòng Huyện ủy Yên Định hiện nay cũng đang sử dụng 7 chiếc xe công, vượt 4 xe so với định mức.
TP.HCM : Cán bộ ngành GDĐT đi học được chi 46,4 triệu đồng tiền tiêu vặt
Kết luận của thanh tra TP.HCM cho thấy, Ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP.HCM và hiệu trưởng một số trường THPT đã có nhiều sai phạm lớn về tài chính cũng như quản lý tài sản công.
Thanh tra TP.HCM vừa công bố kết luận thanh tra về trách nhiệm thủ trưởng trong thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; việc quản lý, sử dụng tài chính ngành giáo dục và đào tạo. Thời kỳ thanh tra trong năm 2017 và từ tháng 1/2018 đến nay.
Kết luận thanh tra đã chỉ ra nhiều sai sót liên quan đến lãnh đạo Sở GDĐT TP và một số hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn.
Cụ thể, về nội dung tổ chức hội nghị, tập huấn của Sở GDĐT TP.HCM, Thanh tra thành phố chỉ ra, mặc dù các cuộc hội nghị, tập huấn ngoài thành phố đều căn cứ vào kế hoạch năm học của ngành GDĐT. Tuy nhiên, tất cả các hội nghị, tập huấn ngoài thành phố do Sở GDĐT tổ chức đều kết hợp với tham quan, du lịch. Trong đó có những chuyến đi dài ngày, qua nhiều tỉnh khác nhau nhưng thời gian tập huấn chỉ chiếm một phần nhỏ; chi phí của một người tham gia chuyến đi cao hơn nhiều so với mức quy định của Nhà nước.
Kết luận thanh tra đã chỉ ra nhiều sai sót liên quan đến lãnh đạo Sở GDĐT TP và một số hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn.
Qua kiểm tra hồ sơ các chuyến đi cho thấy, số tiền mà Sở GDĐT TP đã thanh toán cho các công ty lữ hành khoảng 29 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức quy định của Nhà nước là không phù hợp với thu nhập của ngành giáo dục cũng như mục đích, yêu cầu tập huấn.
Về nội dung các đoàn đi công tác nước ngoài sử dụng nguồn kinh phí ngân sách, Thanh tra thành phố kết luận, đối với chuyến đi học bồi dưỡng quản lý của đoàn cán bộ ngành học mầm non tại Nhật Bản, Sở GDĐT TP ký hợp đồng với Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế chi phí phụ cấp tiền tiêu vặt tới 46,4 triệu đồng/người. Con số này không đúng quy định của Bộ Tài chính vì khoản tiền này phải thanh toán trực tiếp cho các cá nhân đi nước ngoài.
Đối với việc tổ chức khóa bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh cốt cán các cấp tại Mỹ, Sở đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần IIG Việt Nam nhưng không thể hiện nội dung chương trình; đề xuất UBND TP phê duyệt chủ trương và kinh phí tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trong khi theo Quyết định 448 năm 2012 của UBND TP về phê duyệt Đề án "Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TP.HCM giai đoạn 2011-2020" không có nội dung tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài. Giám đốc Sở ban hành Quyết định về cử đoàn cán bộ, giáo viên tiếng Anh cốt cán tham gia khóa bồi dưỡng không đúng thẩm quyền.
Trường THPT Marie Curie sử dụng nhà, đất để ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần văn hóa Ngôi nhà xanh từ năm 2012 không đúng quy định.
Về quản lý, sử dụng nhà, đất và trụ sở làm việc, Thanh tra thành phố đã chỉ ra một số sai phạm trong việc sử dụng tài sản công ở một số trường.
Cụ thể, việc Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie thực hiện ký hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng và khai thác Khu liên hợp Thể dục thể thao - Thư viện với Công ty TNHH GYM ONE nhưng không có văn bản chấp thuận chủ trương của UBND TP là không đúng quy định. Trường này cũng sử dụng nhà, đất để ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần văn hóa Ngôi Nhà Xanh từ năm 2012 không đúng quy định. Đến năm 2015, Hiệu trưởng THPT Marie Curie đã ký biên bản thanh lý hợp đồng với Công ty cổ phần văn hóa Ngôi Nhà Xanh. Nhưng trên thực tế, đến nay, đơn vị này vẫn sử dụng nhà, đất. Tổng số tiền thu được sau khi trừ các khoản chi nộp thuế và trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, số tiền còn lại là hơn 1,1 tỷ đồng.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong ký các hợp đồng cho thuê phòng học, nhà thi đấu thể dục thể thao, sân bóng đá là không đúng quy định. Số tiền thu được sau khi trừ các khoản chi nộp thuế và trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, số tiền còn lại là gần 3,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc Sở GDĐT TP ký hợp đồng cho thuê mặt bằng tầng hầm B1 trụ sở Sở để giữ xe từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2018 với số tiền 252 triệu đồng là không đúng quy định.
Theo danviet.vn
Hà Tĩnh: Chuyện lạ sau hàng chục gói thầu lớn của Công ty Như Nam Thời gian qua, rất nhiều những gói thầu lớn do UBND huyện Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư, Ban Quản lý các Dự án Xây dựng cơ bản huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) là bên mời thầu đều rơi vào tay Công ty TNHH Như Nam. Trúng hàng chục gói thầu lớn Công ty TNHH Như Nam trong 4 năm...