Vụ hơn 10 năm chờ thi hành án: Một hộ dân được bồi thường hơn 25 tỷ đồng
Hai hộ dân tại Đắk Lắk bị thu hồi đất để thực hiện dự án thủy điện từ 20 năm trước, đến nay, Tổng công ty Phát điện 3 quyết định bồi thường 27,3 tỷ đồng nhưng chỉ có một hộ chịu nhận tiề.n.
Một hộ dân đã nhận bồi thường hơn 25,5 tỷ đồng
Ngày 12/1, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trần Văn Khánh, Giám đốc Công ty Thủy điện Buôn Kuốp (thuộc Tổng công ty Phát điện 3), xác nhận, tổng công ty thống nhất bồi thường cho 2 hộ dân tại Đắk Lắk có diện tích đất bị thu hồi để xây dựng khu quản lý, vận hành các nhà máy thủy điện trên sông Sêrêpốk với số tiề.n 27,3 tỷ đồng.
Ông Khánh thông tin, để xác định chính xác số tiề.n chi trả cho 2 hộ dân, phía Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã hợp đồng với Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột lập phương án bồi thường, hỗ trợ với đất xây dựng công trình khu quản lý, vận hành các nhà máy thủy điện trên sông Sêrêpốk.
Trụ sở Công ty Thủy điện Buôn Kuốp, thuộc Tổng công ty Phát điện 3 (Ảnh: Uy Nguyễn).
Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột xác định, diện tích đất bị thu hồi để thực hiện dự án hơn 19.700m2 (đất trồng cây lâu năm). Trong đó, hộ ông Nguyễn Bá Triệu (69 tuổ.i, trú tại thành phố Buôn Ma Thuột) có hơn 1.200m2 đất và hộ dân còn lại 18.500m2.
Sau khi xem xét, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột sử dụng giá đất mà UBND thành phố ban hành vào tháng 8/2021 để làm cơ sở thực hiện bồi thường. Số tiề.n mà hộ ông Nguyễn Bá Triệu được bồi thường là hơn 1,7 tỷ đồng và hộ dân còn lại sẽ nhận được hơn 25,5 tỷ đồng.
Giám đốc Công ty Thủy điện Buôn Kuốp thông tin, sau khi có phương án từ Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột, đơn vị đã làm việc với 2 hộ dân.
Tuy nhiên, chỉ có một hộ đồng ý nhận bồi thường mức hơn 25,5 tỷ đồng và phía công ty đã chi trả toàn bộ số tiề.n này; riêng hộ ông Nguyễn Bá Triệu không nhận tiề.n.
“Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột áp dụng giá đất của năm 2021 là cao hơn giá đất thời điểm hiện tại nhưng Công ty Thủy điện Buôn Kuốp vẫn đồng ý mức giá này, để sớm giải quyết dứt điểm vụ việc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hộ ông Triệu không nhận tiề.n và đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, đòi bồi thường 20 tỷ đồng. Phía công ty chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để nộp cho tòa án theo quy định”, ông Khánh nói.
Khởi kiện vụ án mới đòi bồi thường
Phía Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho rằng, sau khi thu hồi đất của ông Triệu, năm 2008, công ty đã chi khoảng 300 triệu đồng bồi thường và gia đình ông Triệu đã nhận.
Do đó, khi hộ ông Triệu thống nhất việc nhận bồi thường, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp sẽ khấu trừ số tiề.n gốc và lãi đến nay, tạm tính hơn 920 triệu đồng.
Ông Nguyễn Bá Triệu sẽ khởi kiện với mong muốn được nhận bồi thường ở mức hợp lý (Ảnh: Thúy Diễm).
Với thông tin trên, ông Triệu cho rằng, vụ việc thu hồi đất đã 20 năm, gia đình ông cũng vất vả, nhiều năm liền theo đuổi vụ việc mới thắng kiện, do đó, ông mong muốn vụ việc phải được giải quyết có tình, có lý.
Theo ông Triệu, gia đình muốn sẽ được nhận bồi thường bằng vị trí đất mới, có diện tích tương xứng với đất đã bị thu hồi. Trường hợp không tìm ra vị trí đất, ông đồng ý bồi thường bằng tiề.n với điều kiện giá trị đất bồi thường theo thời điểm hiện tại, tương xứng vị trí đất mà gia đình bị thu hồi.
“Với mức bồi thường mà Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đưa ra, gia đình tôi không đồng ý vì quá thấp. Do đó, buộc chúng tôi phải khởi kiện một vụ án mới”, ông Triệu cho hay.
Như Dân trí đã có nhiều bài phản ánh, ông Nguyễn Bá Triệu đã liên tục làm đơn cầu cứu cơ quan chức năng do ông thắng kiện UBND thành phố Buôn Ma Thuột nhưng hơn 10 năm vẫn không được thi hành án.
Năm 2005, UBND thành phố Buôn Ma Thuột ra quyết định thu hồi 1.245m2 đất (trồng cà phê) của gia đình ông giao cho Tập đoàn điện lực Việt Nam xây dựng công trình khu quản lý, vận hành các nhà máy thủy điện trên sông Sêrêpốk.
Tại Quyết định 2346 của UBND thành phố Buôn Ma Thuột về phương án bồi thường thu hồi đất, gia đình ông Triệu được bồi thường khoảng 300 triệu đồng.
Cho rằng việc thành phố áp mức bồi thường theo giá đất của UBND tỉnh Đắk Lắk là không đúng và việc đền bù phải là thỏa thuận của chủ đất với chủ đầu tư dự án nên vợ chồng ông Triệu đã làm đơn khởi kiện UBND thành phố Buôn Ma Thuột.
Sau hàng loạt phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm kéo dài nhiều năm liền, tháng 8/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông Triệu. Tòa tuyên hủy một phần quyết định 2364 của UBND thành phố Buôn Ma Thuột; bác kháng cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Vụ việc tiếp tục kéo dài do phải xác định đơn vị bồi thường là UBND thành phố Buôn Ma Thuột hay Tổng công ty Phát điện 3. Phía UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các sở, ngành tham mưu và kết luận đơn vị bồi thường thuộc về Tổng công ty Phát điện 3.
Chồng bà Trương Mỹ Lan được tòa tuyên hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản
Quá trình điều tra, ông Chu Lập Cơ đã nộp lại 33,3 tỷ đồng và không có nghĩa vụ bồi thường cho các trái chủ nên HĐXX tuyên hủy bỏ phong tỏa đối với tài khoản của người này.
TAND TPHCM vừa phát hành bản án sơ thẩm giai đoạn 2 của vụ án liên quan đến các tội danh Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản, Rửa tiề.n và Vận chuyển tiề.n tệ trái phép qua biên giới do bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vạn Thịnh Phát, cùng 33 đồng phạm thực hiện.
Đồng thời, TAND TPHCM thông báo rằng các bị hại và những người có quyền lợi liên quan vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi bản án được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của TAND TPHCM.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. (Ảnh: Hải Long).
Đơn kháng cáo có thể được gửi qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ TAND TPHCM, số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM.
Trước đó, vào ngày 17/10, TAND TPHCM đã tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm với các tội danh lừ.a đả.o hơn 30.081 tỷ đồng, rửa tiề.n hơn 445.000 tỷ đồng, và vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới khoảng 106.730 tỷ đồng.
Theo phán quyết, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan án chung thân về tội Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản, 12 năm tù về tội Rửa tiề.n, và 8 năm tù về tội Vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới. Tổng hợp hình phạt bà Lan phải chấp hành là án chung thân.
Bên cạnh đó, tòa buộc bị cáo Lan bồi thường toàn bộ hơn 30.081 tỷ đồng cho 35.824 người bị hại. Về án phí dân sự sơ thẩm, bà Trương Mỹ Lan phải chịu 30,2 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án, ông Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan) bị phạt 2 năm tù vì đồng phạm giúp sức vợ rửa tiề.n 33 tỷ đồng. Bà Trương Huệ Vân (cháu bà Lan) và bà Ngô Thanh Nhã (em dâu bà Lan) cùng lĩnh 5 năm tù vì giúp sức bị cáo Lan lừ.a đả.o tiền của trái chủ.
Các bị cáo còn lại bị TAND TPHCM tuyên phạt mức án từ 2 năm tù treo đến 23 năm tù.
Ngoài việc tuyên phạt các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự, HĐXX còn tuyên giải quyết một số vấn đề dân sự liên quan đến vụ án.
Ông Chu Lập Cơ. (Ảnh: Hải Long).
Trong quá trình điều tra, nhà chức trách đã phong tỏa tài khoản của ông Chu Lập Cơ. Trong thời gian điều tra và xét xử sơ thẩm, ông đã nộp lại số tiề.n 33,3 tỷ đồng liên quan đến hành vi rửa tiề.n và không có nghĩa vụ bồi thường dân sự. Vì vậy, HĐXX tuyên hủy bỏ lệnh phong tỏa và trả lại cho bị cáo.
Đối với tài khoản đứng tên ông Trương Mễ (em trai bà Lan) có số dư 10 tỷ đồng, HĐXX cho rằng, quá trình điều tra chưa đủ căn cứ xác định tài sản trên có liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo. Mặt khác, bà Ngô Thanh Nhã (vợ ông Mễ) không có nghĩa vụ bồi thường, đã nộp 10 tỷ đồng để khắc phục hậu quả nên tòa quyết định hủy bỏ ngăn chặn giao dịch đối với tài khoản này.
Trong quá trình xét xử, bà Nhã cho biết chồng mình bị bệnh nặng, đang điều trị ở nước ngoài, và xin HĐXX hủy bỏ lệnh kê biên đối với tài khoản trên để ông Mễ có kinh phí điều trị bệnh. Về nguồn gốc hình thành số tiề.n 10 tỷ đồng, bị cáo Nhã khai đây là tài sản vợ chồng bà tích lũy trong nhiều năm, không liên quan đến vụ án.
Đối với những tài khoản đứng tên các con gái của bà Lan, tòa xác định một số tài khoản đã được giải quyết trong giai đoạn 1 nên tiếp tục phong tỏa.
Bên cạnh đó, những tài khoản có liên quan đến vụ án, tòa tuyên tiếp tục phong tỏa nhằm đảm bảo trong quá trình thi hành án.
Ngoài ra, trong vụ án còn rất nhiều tài sản chưa được làm rõ như dự án khu tứ giác Bến Thành, dự án khu đô thị và khu tái định cư Việt Sing tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TPHCM)... nên tòa chuyển cho Bộ Công an tiếp tục điều tra.
Chọc hỏng mắt hàng xóm, người đàn ông ở Hải Dương phải ngồi tù sau 7 năm gây án Sau 7 năm gây án, người đàn ông ở Hải Dương bị tuyên phạt hơn 6 năm tù vì dùng điếu cày chọc hỏng 1 mắt của người hàng xóm. Chiều 31/10, Hội đồng xét xử TAND huyện Thanh Miện (Hải Dương) đã tuyên phạt bị cáo Trần Văn Thảng (46 tuổ.i, ở thôn My Đồng, xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện) 6...