Vụ học sinh trường tiểu học nghi ngộ độc: Phụ huynh bức xúc tố nhà trường thiếu trách nhiệm
Liên quan đến vụ học sinh tiểu học nghi bị ngộ độc sau khi ăn trưa, nhiều phụ huynh tỏ ra bất bình trước cách xử lý của nhà trường.
Nghi thực phẩm có vấn đề, hiệu trưởng vẫn cho các cháu ăn?
Như thông tin báo Người Đưa Tin đã phản ánh, vào trưa ngày 24/10, tại trường tiểu học Võ Thị Sáu (P. Yết Kiêu, TP. Hạ Long, Quảng Ninh) xảy ra vụ việc hàng chục học sinh có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nghi do ngộ độc thực phẩm. Trong đó, có 5 em phải nhập viện cấp cứu.
Vào thời điểm xảy ra vụ việc, học sinh của trường đã dùng bữa trưa là đồ ăn được nấu sẵn, do một công ty bên ngoài cung cấp cho trường, bữa trưa gồm có các món trứng tráng, cá rán, canh rau ngót và thịt nạc. 15 phút sau ăn, nhóm trẻ có biểu hiện như trên và phải nhập viện. Các bác sĩ khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương thăm khám, truyền dịch và xét nghiệm máu kịp thời. Hiện, các em đã ổn định sức khỏe.
Điều đáng nói, sau khi sự việc xảy ra, nhiều phụ huynh tỏ ra hết sức bức xúc trước cách xử lý của nhà trường. Chị Phạm Thị H., phụ huynh của cháu T., là người vô tình có mặt vào đúng thời điểm xảy ra sự việc. Chị H. cho biết, vào khoảng 10h15 ngày 24/10, do có việc cần gặp thầy chủ nhiệm lớp con mình, chị có lên trường đúng bữa trưa của các cháu.
Nhiều học sinh lần lượt phải xuống phòng y tế sau khi có biểu hiện đau bụng, chóng mặt, buồn nôn.
Khi đi xuống nhà ăn gặp con, chị vô tình mở suất ăn và phát hiện cơm có mùi hôi, chua, đồng thời báo với thầy T. (là giáo viên chủ nhiệm). Theo lời chị H., thầy T. có bốc cơm lên kiểm tra và đồng ý với chị H. cơm có mùi. Lúc này, chị H. và thầy T. có bảo các cháu dừng không ăn cơm nữa, để kiểm tra lại. Thấy cô Lê Thị Kim Huế (Hiệu trưởng nhà trường) ở gần đó, chị H. có trao đổi, đề nghị ngưng việc cho các cháu ăn cơm, vì nghi thực phẩm có vấn đề. Tuy nhiên cô Huế cho rằng thức ăn không có vấn đề gì và ra lệnh cho các thầy cô ở đó tiếp tục cho các cháu ăn.
Lúc này, chị H. có tranh luận với cô Huế vì sao nghi thực phẩm có vấn đề vẫn cho các cháu ăn, đồng thời mang suất cơm của con mình ra kiểm tra. “Điều làm tôi hết sức bất bình là cô hiệu trưởng đã yêu cầu bảo vệ đóng sập cổng, không cho tôi ra, đồng thời gọi công an lên làm việc vì cho rằng tôi gây rối trật tự, có ý làm ầm ĩ sự việc” – chị H. bức xúc cho biết.
Video đang HOT
Các phụ huynh tỏ ra rất bức xúc trước cách xử lý của nhà trường. Vì sau khi ăn nhiều học sinh có biểu hiện đau bụng, mặt nhăn nhó, có cháu buồn nôn, nhà trường không gọi xe cấp cứu để đưa các cháu đi viện mà giữ các cháu rất lâu ở phòng y tế để theo dõi. Chỉ khi một phụ huynh nhận được tin báo, lên trường đưa con đi viện, đồng thời nhiều phụ huynh khác biết tin, lo lắng kéo lên kiểm tra con mình, phản đối ác liệt, lúc này cô hiệu trưởng mới đưa các cháu đi cấp cứu.
“Nếu ngay từ đầu, cô hiệu trưởng chịu lắng nghe phụ huynh, ngưng việc cho ăn và đưa các cháu đi sớm, có thể đã không nhiều cháu bị nặng như vậy” – chị H. cho hay. Đến ngày 27/10, còn 1 cháu bé bị nặng hơn vẫn nằm theo dõi, chưa được ra viện.
Các học sinh nằm điều trị tại khoa Nhi, bệnh viên Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Hiệu trưởng né tránh phóng viên
Bà Vi Bích Hạnh, Trường phòng GD&ĐT TP. Hạ Long cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo từ nhà trường, lãnh đạo các đơn vị sở GD&ĐT, UBND TP. Hạ Long, phòng GD&ĐT TP. Hạ Long, công an phường đều có mặt từ rất sớm để nắm bắt tình hình. Tại thời điểm kiểm tra, nhận thấy các cháu có nhiều biểu hiện nguy hiểm, lãnh đạo đoàn công tác đã yêu cầu nhà trường gọi ngay xe cấp cứu đưa các cháu đi viện.
“Đồng thời ngay sau đó, chúng tôi đã tiến hành họp khẩn tất cả hiệu trường các trường trên địa bàn, thông báo về sự việc, đề nghị các trường chấn chỉnh, kiểm tra lại nguồn cung thực phẩm cho học sinh ăn” – bà Hạnh thông tin.
Về chi tiết có phụ huynh đề nghị tạm dừng, nghi thực phẩm có vấn đề nhưng cô hiệu trưởng vẫn tiếp tục cho các cháu ăn, bà Hạnh cho biết lúc ấy chưa có mặt nên không thể trả lời có chính xác hay không, đề nghị PV trao đổi với hiệu trưởng để làm rõ.
PV đã nhiều lần liên lạc với cô Lê Thị Kim Huế để làm rõ thông tin, tuy nhiên đều không nhận được hồi âm. Nhiều phụ huynh khác cũng muốn gặp cô Huế để trao đổi, và nhận kết quả tương tự.
Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin về sự việc!
Theo nguoiduatin
Bó túi 5 mẹo này để cá rán luôn vàng giòn không bị dính chảo
Cá rán là món ăn đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến sao cho giòn, ngon. Hi vọng 5 mẹo nhỏ dưới đây sẽ phần nào giúp bạn có thể trở thành bà nội trợ đảm đang.
Có nhiều cách khác nhau để cá rán không bị sát chảo - Ảnh: Minh họa
- Thấm khô cá trước khi rán
Rửa xong mà rán cá ngay thì nước ở bề mặt cá vừa làm bắn dầu lại làm sát chảo. Do đó, hãy dùng khăn giấy thấm khô toàn bộ bề mặt cá trước khi rán.
- Tẩm chút bột lên cá
Đầu tiên, sơ chế và làm sạch cá như đánh vảy, bỏ mang cá, cạo màng đen trong bụng cá... Cho cá đã rửa sạch vào bát, thêm chút rượu cho thơm cùng muối và gừng, để trong 10 phút. Điều này giúp cá có vị đậm đà hơn sau khi rán mà còn làm giảm độ ẩm ở bề mặt da cá, khi chiên cá sẽ đỡ bị dính chảo.
Sau đó, cho cá ra để ráo một chút rồi lăn cá vào đĩa tinh bột để tinh bột bám đều khắp các mặt cá. Cho lượng dầu ăn phù hợp vào chảo, đun nóng dầu ăn (khoảng 70 độ C), rắc một ít tinh bột vào chảo, lắc chảo từ trái sang phải vài lần để tinh bột hòa quyện vào dầu ăn, sau đó cho cá vào nồi, rán vàng đều hai mặt. Với cách này, cá rán đảm bảo vàng giòn, không dính chảo.
- Bôi lòng trắng trứng lên cá
Nếu không tẩm bột thì bạn có thể bôi lòng trắng trứng lên cá. Việc bôi lòng trắng trứng lên khắp bề mặt cá sẽ khiến cá vừa ngon, không bị sát chảo, da lại giòn.
- Sát gừng xuống đáy chảo
Trước khi rán cá, dùng một lát gừng sát khắp lên mặt chảo. Sau đó bạn đổ dầu ăn vào và rán như bình thường. Đây là một trong những cách chống dính khi rán cá rất hiệu quả, thậm chí nó có tác dụng với cả khi chiên rán các thực phẩm khác.
- Dùng dầu lạnh
Chúng ta vẫn thường đun nóng dầu ăn trong chảo rồi mới cho cá hay các thực phẩm khác vào chảo để rán. Tuy nhiên, đầu bếp này lại mách, nên dùng dầu lạnh để rán. Tức là, bạn chỉ việc đổ dầu vào chảo, rồi thả cá vào, mở lửa nhỏ để rán.
Trong suốt quá trình rán, cũng chỉ nên để lửa nhỏ để cá chín từ từ. Đến khi cá chín, mới mở to lửa để da bên ngoài của cá vàng, giòn là xong.
Theo Doisongphapluat
Na Hang: Sắc nước hương trời Thuyền chạy trên mặt hồ. Một vùng trời nước Na Hang mênh mang trong tầm mắt. Những dải rừng xanh nối nhau. 99 ngọn núi gần xa nhấp nhô tạo cảm giác về một "Hạ Long xanh" trên vùng đất này. Trước mắt chúng tôi là núi Cọc Vài (tiếng Tày nghĩa là "Cọc buộc trâu"), tách ra giữa lòng hồ như một...