Vụ học sinh bị 231 cái tát: “Cần loại những giáo viên này ra khỏi ngành”
GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư kí Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, từng là giáo viên, ông không thể chấp nhận được hành động của cô giáo THCS ở Quảng Bình cho cá lớp tát một học sinh hơn 200 cái. Ông đề nghị ngành giáo dục phải loại những giáo viên này ra khỏi ngành.
Liên quan đến vụ việc 231 cái tát của cô chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương Thủy và 23 học sinh khác trong lớp 6.2, Trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) dành cho em L.N., đến nỗi em phải nhập viện cấp cứu, ông Phú cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành động trên.
“Vấn đề ở đâu, cơ quan chức năng sẽ tìm hiểu. Tuy nhiên, có người cho rằng, bệnh thành tích trong giáo dục tạo sức ép khiến dẫn đến cô giáo sử dụng bạo lực, tôi cho rằng có phần đúng.
Mặc dù vậy, để xác đáng hơn, vẫn phải tìm ra nguyên nhân và những người tham gia vào vòng đó, kể cả lãnh đạo nhà trường, chẳng hạn gây áp lực thi đua cho giáo viên…, cũng phải xử lý”, ông Phú nói.
Cũng theo ông Phú, từng là giáo viên, ông không thể chấp nhận được hành động trên của cô Thủy. “Thế này không được, phải xử lý thật nghiêm minh. Đề nghị ngành giáo dục đào tạo phải loại những giáo viên này ra khỏi ngành”, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú khẳng định.
Cô Thủy trần tình, việc mình và học sinh tát em L.N 231 cái là do áp lực thi đua. (Ảnh: Đặng Tài).
Ông Phú chia sẻ thêm, khi đọc tin trên báo chí, được biết có thông tin đã khởi tố, ông rất ủng hộ. Về ý kiến cho rằng, tinh thần “ tôn sư trọng đạo” từ trước đến nay vẫn cho rằng, thầy cô có quyền được giáo dục “mạnh tay” học sinh, nhất là những em chưa ngoan.
Ông Phú cho rằng, trước hết, người giáo viên cần ý thức trách nhiệm với xã hội, với nghề nghiệp. Xét về mọi mặt, hành động đánh của cô giáo hoàn toàn không thể chấp nhận được và phải loại bỏ khỏi ngành giáo dục.
Tổng Thư kí Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, trẻ con chưa ngoan không phải lôi ra để xử phạt mà phải nhắc nhở, động viên, phải tìm hiểu nguyên nhân để khơi dậy ý thức đạo đức của mỗi người. Nếu cứ hư lại lôi ra để phạt là không được.
“Chúng tôi biết giáo viên áp lực, nhiều nơi sĩ số quá cao, giáo viên không thể đủ thời gian đi sâu đi sát tới từng học sinh nhưng cho dù thế nào, việc dùng bạo lực với học sinh là không thể được. Đặc biệt, cho dù áp lực đến đâu, với một số học sinh khá đặc biệt trong lớp, giáo viên không thể không quan tâm.
Em N. được điều trị ở bệnh viện sau khi hứng 231 cái tát (Ảnh: Đặng Tài).
Ở đây, nếu học sinh chưa ngoan, phải đặt câu hỏi, cô đã gặp gia đình lần nào chưa? Đã nhắc nhở phụ huynh bao giờ chưa? Người làm nghề giáo phải gần gũi học sinh, nhắc nhở họ tránh xa tật xấu chứ không thể sử dụng bạo lực”, ông Phú nói.
Trao đổi thêm với PV Dân trí về câu hỏi, hiện nay một số người vẫn cho rằng, cho dù đúng hoặc sai, học sinh không có quyền cãi giáo viên bởi như thế là vô lễ, ông Phú khẳng định: “Nhiều giáo viên cho rằng người dạy có quyền “tối thượng”, tôi nghĩ chưa đúng bởi lẽ học trò có quyền bình đẳng.
Các em được phép phản đối nếu thấy mình đúng. Trường hợp phản đối sai, giáo viên phải hướng dẫn và chỉ bảo để các em nhận ra cái sai, không phải đưa ra để sỉ nhục trước lớp như trường hợp cho các bạn tát 230 cái (một cái tát nữa là chính cô Thủy tát em L.N.) để phạt ở Trường THCS Duy Ninh.
Việc sỉ nhục như vậy sẽ ảnh hưởng tâm lý của các con lâu dài, như một vết thương trong cuộc đời, khiến các em mãi mãi không thể quên được”.
Mỹ Hà (ghi)
Theo Dân trí
Vụ cô giáo bắt cả lớp tát bạn 231 cái vì nói tục: Do nóng giận, áp lực thi đua
Trần tình việc bắt cả lớp tát học sinh 231 cái vì nói tục, cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy thừa nhận hành động này là sai, nguyên nhân là do nóng giận và chịu áp lực thi đua vì lớp mình chủ nhiệm luôn đứng cuối bảng.
Chia sẻ quanh vụ cô giáo bắt cả lớp tát bạn 231 cái vì nói tục
Cô giáo cho cả lớp tát một học sinh vì áp lực thi đua
Như Dân tri đa phan anh, vao chiêu 19/11, khi phat hiên em Hoang L.N., hoc sinh lơp 6.2, Trương THCS Duy Ninh noi tuc, cô giao chu nhiêm cua lơp nay la Nguyễn Thị Phương Thủy (SN 1977), đã yêu cầu tất cả học sinh trong lớp tát liên tiếp vào má em N. Sự việc đã khiến học sinh này phải nhập viện điều trị. Được biết, lớp 6.2 có 27 học sinh, chiều đó có 3 bạn vắng học nên học sinh này bị 23 bạn và cô chủ nhiệm tát tất cả 231 cái.
Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình
Liên quan đến vấn đề này, chiều 24/11, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy cũng như những người trong cuộc để tìm hiểu rõ hơn về sự việc.
Chia sẻ với Dân trí, cô giáo Thủy cho biết, cô tiếp nhận làm chủ nhiệm của lớp 6.2 vào đầu năm học vừa qua. Đây là lớp học không có thành tích tốt về cả học tập lẫn thi đua. Cả lớp chỉ có một học sinh Khá, trong khi đó điểm thi đua toàn trường thường đứng cuối bảng.
Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy trần tình sau vụ việc.
Theo quy định của nhà trường, học sinh lớp nào nói tục thì lớp sẽ bị trừ điểm thi đua rất nặng. Để khắc phục tình trạng này, cô giáo Thủy đã đặt ra quy định, nếu học sinh nào vi phạm sẽ bị mỗi bạn trong lớp tát 10 cái vào má. Bạn nào không tát hoặc nhẹ sẽ phạt tát ngược lại 10 cái.
"Hôm đó tôi lên lớp thì nghe học sinh thưa lại là em N. nói tục, chửi mẹ của bạn bên cạnh. Trước đó, tôi nói ai chửi tục là sẽ bị các bạn tát nên một số em trong lớp mới tát em N. Bị đau nên em N. có chửi thề, nên tôi mới tát em một cái rồi đi ra ngoài. Sau đó tìm hiểu và biết 23 em đã tát N. Tôi biết rõ việc làm này là sai, cũng do tôi nóng giận và một phần vì áp lực thi đua", cô Thủy trần tình.
Nhiều em trong lớp từng bị tát
Cũng nói về sự việc học sinh N. bị tát, em Nguyễn Trung Nguyên, lớp trưởng lớp 6.2 cho hay, việc thực hiện tát bạn N. là do cô chủ nhiệm quy định từ trước nên lớp thực hiện. Cô Thủy chỉ có mặt một lúc chứ không chứng kiến toàn bộ việc cả lớp tát bạn N.
Nguyên cũng nói rằng, trước đây đã có 9 - 10 bạn bị tát như thế vì nói tục, tuy nhiên không nặng như bạn N. vừa bị.
"Trước cũng có bạn bị tát vì nói tục rồi. Nhiều bạn ghét bạn N. nên tát rất mạnh nên bạn N. mới bị sưng mặt lên như thế. Em cũng không muốn tiếp tục với hình phạt như thế này nữa", em Nguyên chia sẻ.
Em N. hiện đã quay lại lớp học.
Cũng trong chiều nay (24/11), em Hoàng L. N. đã quay lại trường để học tập. Em N. bày tỏ mong muốn không tiếp tục học lớp mà cô Thủy chủ nhiệm. Đây cũng là nguyện vọng của gia đình em N. sau sự việc nêu trên.
Theo chị Trần Thị Chước - mẹ của em N., cô giáo Thủy đã đến gặp gia đình để xin lỗi. Quan điểm của gia đình là nếu cô giáo biết sai và hứa sửa chữa thì cũng sẽ cảm thông và bỏ qua. Còn về việc xử lý kỷ luật như thế nào là việc của nhà trường cũng như các ban ngành liên quan.
Gia đình em N. mong muốn học sinh này sẽ không tiếp tục học lớp do cô Thủy chủ nhiệm.
Trao đổi với Dân trí, cô Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh cho hay, cô Thủy là giáo viên dạy môn Toán và công nghệ cua nha trương. Hiện Ban giám hiệu nhà trường cũng đã họp để giải quyết vụ việc. Nhận chỉ đạo từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Ninh, trường sẽ tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với cô Thủy, sau đó sẽ đưa ra biện pháp xử lý kỷ luật phù hợp.
Tiến Thành
Theo Dân trí
Hiệu trưởng trường có cô giáo phạt tát học sinh giải thích về tiêu chí thi đua Nhà trường lập đội cờ đỏ chấm điểm các lớp: chửi thề bị trừ năm điểm, vô lễ trừ 10 điểm. Lớp cô Thủy thường xuyên "đội sổ" toàn trường. Nhà chức trách huyện Quảng Ninh khởi tố vụ án Hành hạ người khác, xảy ra tại trường THCS Duy Ninh, nơi cô giáo yêu cầu học sinh tát bạn học. Ảnh: Hoàng...