Vụ hồ đãi titan vỡ: Kiểm tra “chớp nhoáng” 5 phút
Trưởng đoàn Nguyễn Như Quỳnh, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Nam nói nội dung sai phạm không thể phát ngôn.
Ngày 17/6, Đoàn công tác của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ TN – MT đến Bình Thuận làm việc và kiểm tra sự cố vỡ bờ bao hồ chứa nước đãi titan của Công ty TNHH Tân Quang Cường xảy ra vào ngày 16/6.
Các thành viên trong đoàn kiểm tra chớp nhoáng ở bờ hồ bị vỡ.
Khoảng gần 13h cùng ngày, sau khi làm việc với Công ty Tân Quang Cường, đoàn đã kiểm tra nhanh bờ hồ bị vỡ ở xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam. Các thành viên trong đoàn cùng lãnh đạo Sở TN- MT tỉnh Bình Thuận chỉ đứng quan sát bờ hồ bị vỡ khoảng chừng 5 phút. Sau đó, Đoàn công tác của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản nhanh chóng rời khỏi hiện trường.
Hồ chứa nước đãi ti tan rộng 3ha đã cạn sạch nước.
Video đang HOT
Trưởng đoàn là ông Nguyễn Như Quỳnh, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Nam thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản chỉ thông tin vắn tắt rằng: đoàn công tác đã phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra thực địa cùng vấn đề liên quan đến pháp lý, tổ chức hoạt động khai thác cũng như sự cố đã xảy ra như báo chí nêu. Còn nội dung cụ thể, chẳng hạn liệu Công ty Tân Quang Cường có sai phạm hay không, ông Quỳnh không thể phát ngôn và cho rằng đó là thẩm quyền của cấp trên.
Ông Quỳnh nói: “Nội dung chúng tôi làm theo chuyên ngành. Xin phép các đồng chí, Bộ chúng tôi và Tổng cục chúng tôi sẽ có phát ngôn chính thức sau”.
Đoàn công tác nhanh chóng rời bờ hồ, không vào kiểm tra tại khu vực nhà dân bị thiệt hại.
Điều đáng nói là, Đoàn công tác của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã không tiếp xúc với người dân, kiểm tra thiệt hại tại khu vực dân cư và khu du lịch bị bùn cát tràn lấp sau sự cố.
Việt Quốc
Theo_VOV
Lộn xộn vận tải thủy tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn: Cục Hàng hải vào cuộc
Đoàn công tác của Cục Hàng hải sẽ trực tiếp kiểm tra hoạt động của tuyến vận tải này và xử lý nghiêm trách nhiệm (nếu có).
Ngày 9/6, Báo Điện tử VOV.VN - Đài Tiếng nói Việt Nam đã có bài phản ánh về tình trạng lộn xộn trong công tác quản lý, sắp xếp hành khách tại cầu bến cũng như trên các phương tiện vận tải thủy từ bờ ra đảo tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho hành khách, hàng hóa...
Nhiều hành khách chen lấn, leo trèo để lên xuống tàu không đúng nơi quy định tại tuyến vận tải thủy Sa Kỳ - Lý Sơn. (Ảnh: Internet)
Phản hồi về vấn đề này, Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh, Cục Hàng hải Việt Nam đã yêu cầu Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi là đơn vị quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Sa Kỳ - Lý Sơn (tuyến vận tải đảo Lớn - đảo Bé được quản lý bởi chính quyền địa phương) khẩn trương xác minh các thông tin nêu trên.
Tiếp đó, ngày 10/6, đoàn công tác của Cục Hàng hải Việt Nam do lãnh đạo Cục dẫn đầu đã trực tiếp đi kiểm tra hoạt động của tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Sa Kỳ - Lý Sơn và xử lý nghiêm trách nhiệm (nếu có), nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách và thuyền viên.
Cục Hàng hải Việt Nam cũng cho biết, song song với việc thanh, kiểm tra trực tiếp về tình hình hoạt động của tuyến vận tải thủy, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã có Công văn số 2336 về việc bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong mùa mưa bão.
Trong đó yêu cầu các Cảng vụ Hàng hải tăng cường kiểm tra, giám sát các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu biển và các phương tiện thủy nội địa hoạt động trong vùng nước cảng biển. Đặc biệt chú trọng đến các tuyến vận tải hành khách từ bờ ra đảo; tuyệt đối không cho phép phương tiện không bảo đảm các điều kiện an toàn, cứu sinh, cứu hỏa, chở quá tải, quá số lượng hành khách cho phép được rời cảng.
Cũng theo Cục Hàng hải Việt Nam, từ đầu năm đến nay đã triển khai nhiều biện pháp để chỉ đạo, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông hàng hải trong đó có các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trên toàn quốc.
Đặc biệt trong những ngày lễ, Tết có số lượng hành khách tăng đột biến, Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chức năng tại các địa phương để đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải tại hai đầu cảng trên tuyến, không để xảy ra tình trạng quá tải, gây mất trật tự; kiểm tra chặt chẽ lượng hành khách, hàng hóa vận chuyển trên tuyến, tuyệt đối không cho phép các phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa vượt quá quy định rời cảng.
Theo phản ánh của VOV.VN, tại tỉnh Quảng Ngãi, hoạt động vận tải khách, đặc biệt là khách du lịch biển trên tuyến vận tải khách Sa Kỳ - Lý Sơn, đảo Lớn - đảo Bé đang tồn tại tình trạng nhiều hành khách vẫn chen lấn, leo trèo để lên xuống tàu không đúng nơi quy định. Chủ tàu để mặc hành khách đứng ở đầu tàu khi tàu đang hoạt động trên biển.
Một trong những nỗi lo hiện nay là trên tuyến này hiện có 7 phương tiện hoạt động nhưng hầu hết là do người dân tự mua phương tiện đưa vào khai thác. Do vậy, khi nhu cầu của du khách tăng cao đã xảy ra tình trạng các phương tiện chạy quá tốc độ để quay đầu, tăng chuyến.
Lo ngại hơn, hành khách đi tàu cao tốc, đi ca nô tham quan du lịch ở đảo Lý Sơn cũng chưa được quan tâm trang bị áo phao nhằm phòng ngừa rủi ro trên biển. Tình trạng các tàu vận tải, ca nô đưa đón khách hoạt động tự phát trên tuyến từ đảo Lớn sang đảo Bé của huyện Lý Sơn vẫn chưa được kiểm soát tốt, tạo ra nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro, tai nạn đường thủy./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Hải quan An Giang nói gì trước sai phạm của 30 cán bộ? Trước chất vấn của HĐXX, đại diện Cục Hải quan An Giang khẳng định đơn vị phải chấp nhận rủi ro và rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Ngày 15-6, phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Công ty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn bước vào ngày làm việc thứ sáu. HĐXX tiếp...