Vụ hổ cắn đứt tay: Sai sót vì để khách tự đi tham quan
Hiện Chi cục Kiểm lâm Nghệ An đã yêu cầu UBND huyện Diễn Châu và Hạt Kiểm lâm Diễn Châu thành lập đoàn kiểm tra xác minh thông tin về vụ việc hổ cắn người. Đoàn kiểm tra sẽ làm rõ việc báo cáo trước đó, đây là tai nạn lao động, hổ cắn người chăm sóc.
Hổ trắng nuôi nhốt tại Khu du lịch sinh thái Trại Bò.
Trưa 8/9, ông Lê Cao Bính – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho PV Dân trí biết, hiện đơn vị đã ra công văn chỉ đạo UBND huyện Diễn Châu và Hạt kiểm lâm Diễn Châu xác minh vụ việc nói trên.
Ông Bính cho biết: “Sau khi vụ việc xảy ra tôi có nghe thông tin này, đồng thời anh em Hạt kiểm lâm Diễn Châu cũng như Ban giám đốc khu du lịch sinh thái Trại Bò có thông báo, đó là một vụ tai nạn lao động liên quan đến người chăm sóc hổ cho nên làm hồ sơ và hai bên đã thoả thuận đền bù.
Tuy nhiên, mấy ngày nay tôi có nghe và đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh sự việc có liên quan đến khách du lịch. Vì hai thông tin khác nhau, nên ngày hôm qua (7/9) tôi đã làm công văn gửi UBND huyện Diễn Châu để thành lập đoàn kiểm tra để xác định hai thông tin trên, đồng thời thu thập chứng cứ, hồ sơ, tài liệu lưu lại cụ thể thế nào? Còn để xảy ra vụ việc đó thì tôi cũng đã giao cho anh em Kiểm lâm thu thập chứng cứ, tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu hồ sơ, lúc đó mới có căn cứ để xử lý theo quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, ông Bính cũng cho rằng, việc xử lý vấn đề này đang gặp rất nhiều khó khăn, bởi hổ ở đây được nuôi đều có giấy phép đầy đủ cũng như một số Nghị định quy định chưa rõ ràng trong cách xử phạt.
Video đang HOT
Khu vực nuôi nhốt hổ và sư tử được bao bọc bởi những hàng rào thép cao hơn 3m, có thép B40 đạt chuẩn.
“Anh em đã rà soát từ hôm qua đến giờ tất cả các văn bản quy định xử phạt nhưng chưa thấy phản ánh được vấn đề xử lý về vấn đề trên như thế nào cả. Nhất là Nghị định 99 và Nghị định 37 đối với các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã để xảy ra vụ việc đó (hổ cắn người), thì chưa có chế tài nào ban hành để hướng dẫn xử lý. Hiện chúng tôi đang nghiên cứu và chúng tôi sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Bính cho biết thêm.
Cũng theo ông Bính, khu du lịch sinh thái Trại Bò đều được cấp phép đầy đủ. Tất cả các loại động vật trong đó có hổ đều có giấy phép mới được nuôi nhốt.
Còn ông Nguyên Văn Hai – Giam đôc khu du lich sinh thai Trai Bo cho biêt, nơi xay ra vu viêc la khu vưc câm du khach không đươc vao. Tuy nhiên không hiểu sao chị Y. tại tiếp cận nơi đó nên xảy ra sự việc đáng tiếc nói trên. Hiên phia cơ quan vân đang tiêp tuc cung ngươi nha đê nuôi dương chăm soc chi Y.
Tuy nhiên, khi PV đặt câu hỏi, sao khi du khách đi tham quan không có người hướng dẫn thì ông Hải thừa nhận có sai sót.
Cũng theo ông Hải, khu vực nuôi nhốt hổ, sư tử đều được làm đúng tiêu chuẩn như hàng rào sắt cao hơn 3m, bọc thép B40, có bờ cách ly cụ thể từ hàng rào (du khách đứng xem) cho tới khu vực thép B40 khoảng cách 1m. Chứ không có chuyện không an toàn cho du khách.
Được biết, khu du lịch sinh thái Trại Bò hiện đang nuôi nhốt 33 con hổ, trong đó có 13 con hổ trắng, 20 con hổ vàng đều có hồ sơ đầy đủ.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Philippines nêu ý tưởng mở khu du lịch ở Trường Sa
Philippines cuối tuần trước khởi động chiến dịch thúc đẩy đề xuất mở khu du lịch sinh thái ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Eugenio Bito-onon, người được coi là thị trưởng Kalayaan, đơn vị hành chính Philippines thiết lập tại một khu vực của quần đảo Trường Sa, phát biểu hôm 23/8 về đề xuất khu du lịch sinh thái. Ảnh: VOA
Eric Lachica, thuộc tổ chức Người Philippines ở Mỹ vì Quản trị Hiệu quả, cho biết khu du lịch sẽ là "biện pháp tốt nhất giúp xử lý những tuyên bố chủ quyền chồng lấn".
"Đây là biện pháp hoàn hảo. Nó giúp giảm đau đầu về quân sự, đồng thời cải thiện tình hình kinh tế", Lachica nói.
Lachica cho biết ông đưa ra ý kiến trên sau khi gặp Eugenio Bito-onon, người được coi là thị trưởng Kalayaan, đơn vị hành chính Philippines thiết lập tại một khu vực của quần đảo Trường Sa.
Ông Bito-onon hôm 23/8 nói ông lâu nay đã có ý tưởng "du lịch vì hòa bình". "Tuy nhiên, với quyền hạn của tôi trên vai trò chính quyền địa phương, thành phố tự trị Kalayaan, tôi sẽ mất nhiều thời gian để thực sự đạt đến mức có thể đưa khách du lịch đến đó. Và nếu không có chính sách ở cấp quốc gia, tôi cũng khó làm được", ông nói.
Lachica cho biết kịch bản lý tưởng nhất là một nghị quyết của Thượng viện Philippines, với sự ủng hộ của văn phòng tổng thống. Sau đó, Philippines sẽ đề xuất với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc.
Bito-onon mường tượng về các tour du lịch từ đảo Thị Tứ tới hai đảo nhỏ gần đó. Đảo Thị Tứ rộng khoảng 37 ha, có diện tích lớn thứ nhì trong số hàng trăm đảo và bãi san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do Philippines kiểm soát.
Trọng Giáp
Theo VNE
Cây bonsai 390 tuổi sống sót thần kỳ sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Sức sống mãnh liệt và câu chuyện ẩn sau cây bonsai 390 năm tuổi của ông cụ nghệ nhân người Nhật đã thể hiện ý chí quật cường, thiện chí hữu nghị, và cả một phần nào đó cốt cách đặc trưng của người Nhật. Cây thông trắng 390 năm tuổi của một nghệ nhân trồng bonsai người Nhật gửi tặng Vườn thực...