Vụ hiệu trưởng mang xe máy GV đi cầm cố: Có thể bị phạt 3 năm cải tạo
Theo phân tích của các luật sư, để biết được hành vi phạm tội của nữ hiệu trưởng mang xe máy của giáo viên đi cầm cố lấy 23 triệu đồng thuộc trường hợp nào, để có hình thức xử phạt, thì cần định giá tài sản chiếc xe máy mà đối tượng đã ăn trộm.
Cơ sở giáo dục mầm non Happy Kids, nơi xảy ra vụ việc.
Liên quan đến vụ hiệu trưởng mang xe máy của giáo viên đi cầm cố lấy 23 triệu đồng, ngày 2.3, trao đổi với PV, Thạc sĩ – luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, hành vi của trưởng nhóm tư thục Hà Thị Thắm (SN 1990) là lợi dụng sơ hở của cô Đào Thị H cùng nhóm Happy Kids (thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, Hà Nam), để lấy xe và mang đi cầm cố lấy 23 triệu đồng là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, đối với tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ôtô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội.
Tội phạm này được thực hiện bởi lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản và đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
“Trong vụ án này, trước hết cơ quan chức năng cần tiến hành định giá tài sản là chiếc xe máy của cô H. Mặc dù, Thắm cầm cố được chiếc xe này là 23 triệu đồng nhưng đây có thể chưa phải là giá trị chính xác của chiếc xe máy này tại thời điểm Thắm có hành vi chiếm đoạt tài sản.
Việc giám định phải dựa vào các yếu tố như số km đã sử dụng, hiện trạng của xe, giá trị hao mòn của xe và thời gian sử dụng xe,…
Kết quả định giá chiếc xe máy là căn cứ để xử lý đối tượng Thắm. Đối tượng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tuỳ thuộc vào các trường hợp phạm tội” – luật sư Cường phân tích.
Tương tự, luật sư Quách Thành Lực (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho hay, hành vi của Thắm có dấu hiệu rõ ràng của tội trộm cắp tài sản, được quy định tại điều 173 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo đó, người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Video đang HOT
Luật sư Quách Thành Lực.
Ngoài ra, cũng theo các luật sư, quá trình điều tra xác minh thì Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Duy Tiên cho hay, nhóm trẻ tư thục mang tên Happy Kids đang làm hồ sơ, tờ trình xin cấp phép thành lập nhóm trẻ tư thực và chưa được cấp phép.
Như vậy, việc nhóm trẻ này vẫn ngang nhiên hoạt động khi chưa được cấp phép là hành vi vi phạm pháp luật, coi thường pháp luật. Cần có biện pháp xử lý nghiêm để tránh tái diễn tình trạng này.
Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22.10.2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì tổ chức có hành vi tự ý thành lập cơ sở giáo dục mầm non có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển. Cơ sở này cần trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được trường khác đối với trường hợp đã tuyển sinh trái phép.
PHẠM ĐÔNG
Theo Laodong
Vụ nữ sinh giao gà bị hạ sát : Cú điện thoại bí ẩn "tố" đồng phạm chưa lộ sáng?
Ngoài việc khởi tố 5 bị can: Bùi Văn Công, Vương Văn Hùng, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả trong vụ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (SN 1997, huyện Điện Biên) bị hạ sát, chưa có thêm diễn biến mới nào khác được công bố. Đến nay, vẫn còn những mâu thuẫn trong lời khai, các đối tượng vẫn chưa thực sự khai báo hết.
Cuộc đàm thoại lạ lùng
Trong đó, so với các đồng phạm khác thì đối tượng chủ mưu Bùi Văn Công vẫn tỏ ra ngoan cố, thủ đoạn nhất.
Đối tượng chủ mưu Bùi Văn Công.
Mỗi lần cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai là đối tượng Công lại giả vờ đau ốm, mệt mỏi, Công nói rằng từ khi bị bắt đã mất ăn mất ngủ, vì thế mà sức khỏe không đảm bảo, không thể ngồi làm việc với cơ quan điều tra... Trong khi đó, cán bộ y tế kiểm tra thì thấy Công vẫn bình thường, hắn vẫn ăn ngủ tốt ở trong trại.
Ngoài ra một thông tin ít người biết là cuộc gọi điện thoại giữa Công và đồng bọn trong dịp Tết. Khoảng gần 23h, có một cuộc gọi đến cho Công và hắn đã có cuộc trao đổi gần 1 phút với nhân vật "bí ẩn" kia.
Nhân chứng xác nhận có nghe được nội dung, trong đó có một câu "Nó chết chưa?". "Nó" ở đây là ai? Có phải đồng phạm chưa lộ sáng của các nghi phạm hay không? Đây chính là một nút thắt quan trọng của công tác điều tra, phá án.
Theo lời chị Th., chủ một quán ăn, từ khi phát hiện xác nữ sinh, Công vẫn đến cửa hàng chị ăn uống.
Thậm chí còn kể cho mọi người là Công an đang tình nghi đối tượng nào, ai khả nghi. Công kể với thái độ bình tĩnh thản nhiên đến mức ai cũng nghĩ hắn vô can.
"Khi có người hỏi "ông bị Công an mời lên sao rồi", Công vẫn tỉnh bơ nói "nhà gần đấy người ta mời lên chứ có vấn đề gì đâu. Đừng nghe người ta đồn thổi". Sự việc nghiêm trọng hơn khi Công an phát hiện ra vết máu trên xe ô tô của mình mà Công vẫn thản nhiên. Điều đó thực sự làm chúng tôi ớn lạnh. Khi tôi hỏi, vết máu trên xe ông là thế nào? Công thản nhiên nói, "vớ vẩn, đấy là nhựa cây khoai bon dính vào từ năm ngoái, tôi lau mãi không hết, chứ máu ở đâu ra", chị Th. cho hay.
"Cho tới ngày mấy đồng chí công an đến còng tay Công ở ngay quán tôi, Công vẫn thản nhiên cho rằng ông ta làm gì mà bị bắt. Sau đó, chú công an còn phải trả tiền phở cho ông ta", chị Th. cho biết thêm.
Theo một nguồn tin, vụ án này vẫn còn phức tạp, nhiều "ẩn số", cơ quan tố tụng tiếp tục "đấu trí" với 5 nghi phạm và mở rộng điều tra.
Chân dung 5 đối tượng thay nhau cưỡng bức, hạ sát nữ sinh giao gà.
Làm rõ tác giả tin nhắn tống tiền gia đình nạn nhân
Về tin nhắn lạ có nội dung tống tiền 1.000 USD của gia đình nạn nhân, Thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho hay, đối chiếu với quy định pháp luật, trong trường hợp này, nếu đối tượng nhắn tin không liên quan tới 5 nghi phạm thì hành vi này của đối tượng có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015, tuy nhiên là giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành.
Trong trường hợp này, các đối tượng đã dùng thủ đoạn, đưa thông tin gian dối đang giữ Cao Thị Mỹ D. nhằm chiếm đoạt 1.000 USD của gia đình nạn nhân, tuy nhiên việc chiếm đoạt chưa thực hiện được.
Mặc dù tội phạm chưa thành nhưng các đối tượng cố ý thực hiện hành vi của mình. Việc không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn nên hành vi này vẫn thỏa mãn trường hợp phạm tội chưa đạt quy định tại Điều 15, Bộ luật Hình sự 2015 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Luật sư Cường cho biết thêm, trong trường hợp có căn cứ xác định đối tượng nhắn tin là 1 trong 5 nghi phạm trên hoặc là người được nghi phạm cung cấp thông tin để nhắn tin tống tiền thì các đối tượng này có thể được xác định là đồng phạm và có thể bị khởi tố thêm một tội khác.
"Cơ quan điều tra cần tiếp tục làm rõ đối tượng đã nhắn tin để xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp xác định được đối tượng này có liên quan đến 5 nghi phạm nêu trên thì cần làm rõ hành vi, mục đích để xem xét vai trò đồng phạm cũng như các tội phạm khác có liên quan...", luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh.
Cùng trao đổi về tình tiết trên, luật gia Nguyễn Ánh Hồng (khoa Luật, ĐHQG Hà Nội) đánh giá: Hiện thông tin về tin nhắn tống tiền gia đình nạn nhân vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, xét theo những tình tiết ban đầu, nếu lộ diện, kẻ nhắn tin tống tiền 1.000 USD sẽ bị truy cứu về tội Cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170, BLHS.
PV
Theo Nguoiduatin
Bất ngờ lời khai của nữ Hiệu trưởng trộm xe máy của giáo viên Tại cơ quan công an, bước đầu nữ Hiệu trưởng Hà Thị Thắm đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Thắm khai "tiện tay" trộm cắp xe máy của giáo viên trong trường. Ngày 28/2, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, lãnh đạo Công an huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho hay, Cơ quan CSĐT đang trong quá...