Vụ hàng trăm học sinh không đến trường: ‘Người dân hứa đầu tuần tới cho con tới lớp’
Trước tình trạng phụ huynh đồng loạt cho hàng trăm học sinh nghỉ học để phản đối xây dựng dự án khu xử lý chất thải, lãnh đạo Thị ủy Mỹ Hào ( Hưng Yên) cho biết người dân hứa đầu tuần tới sẽ cho con em tới lớp.
Chiều 9-9, từ trường mầm non đến THCS ở xã Hoà Phong vắng 254 học sinh – Ảnh: NAM TRẦN
Ngày 11-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online bí thư Thị ủy Mỹ Hào Trần Thị Thanh Thủy cho biết từ 6-9, Thị ủy đã chỉ đạo sinh hoạt Đảng bộ chuyên đề ở 13 chi bộ Đảng, yêu cầu Đảng viên vận động cho con cháu mình đi học, Đảng viên có trách nhiệm đến từng hộ dân có con em tuổi đi học) ở xã Hoà Phong để vận động.
Theo bà Thủy, ban giám hiệu, thầy cô giáo các trường ở xã Hòa Phong đã đến từng gia đình hỏi thăm học sinh không đến lớp. Bên cạnh đó các đoàn thể trên địa bàn thị xã Mỹ Hào cũng đã đến trực tiếp vận động. Sau khi được nghe trao đổi, người dân hứa đầu tuần tới (từ ngày 12-9) sẽ cho con em tới lớp.
Bà Thủy cho biết thêm trong những ngày qua, không chỉ Thị ủy Mỹ Hào mà UBND thị xã Mỹ Hào cũng đã tập trung tuyên truyền bảo vệ quyền của trẻ em là được đến trường, đồng thời có những giải pháp mạnh mẽ để tháo gỡ những kiến nghị của người dân phản ánh về dự án khu xử lý chất thải.
Ông Nguyễn Văn Phê – giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên – cho biết: “Tôi đã chỉ đạo các phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp, hỗ trợ các em học sinh không đến trường trong những ngày qua, bù đắp kiến thức đã bị thiếu.
Nếu đầu tuần tới đối với những học sinh chưa đến lớp thì nhà trường, thầy cô giáo bộ môn đến từng gia đình để vận động”.
Video đang HOT
“Từ nhiều ngày trước có tình trạng học sinh nghỉ học không lý do chúng tôi đã nỗ lực hết sức để bảo vệ quyền lợi của học sinh, đảm bảo tình hình dạy học tại các trường trên địa bàn xã Hoà Phong”, ông Phê nói.
Lãnh đạo Thị ủy Mỹ Hào cho biết Tỉnh uỷ Hưng Yên cũng đã chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hưng Yên phải rà soát tất các các quy trình, các bước của dự án.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên với lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên, nhà đầu tư đang trong quá trình chuẩn bị trình Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Người dân 'đánh cược' tính mạng khi qua đập tràn ở Thanh Hóa, học sinh phải nghỉ học khi mưa lũ
Hai ngày qua, mưa lũ từ thượng nguồn đổ về gây ngập sâu tại đập tràn Mòng ở bản Tân Thành, xã Tân Phúc, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa).
Nước lũ dâng cao, chảy xiết tại đập tràn này nhưng nhiều người dân vẫn "đánh cược" tính mạng đi qua.
Một số người dân liều mình chạy xe máy qua đập tràn Mòng ở xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) khi nước lũ chảy xiết - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ Online, nhiều năm nay, mỗi khi mùa mưa lũ về, người dân các xã Lâm Phú, Tam Văn, Tân Phúc, huyện Lang Chánh lại nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua đập tràn Mòng ở thôn Tân Thành, xã Tân Phúc.
Đây là đập tràn nằm trên tỉnh lộ 530B, được xây dựng, đưa vào sử dụng hơn 10 năm nay, đã xuống cấp và không còn phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương. Đập tràn này nằm trên tuyến đường huyết mạch, phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân và đến trường của học sinh 3 xã nêu trên.
Nước lũ chảy xiết tại đập tràn Mòng ở xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), gây nguy hiểm cho người, phương tiện khi đi qua đập này - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Chị Hà Thị Luyến, ở thôn Tân Thủy, xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, cho biết: "Vào những ngày mưa lũ, chúng tôi đi làm trên trung tâm xã rất vất vả. Qua đập tràn Mòng hay bị ngập, ách tắc giao thông nên nhiều hôm chúng tôi đi làm chậm, hoặc phải nghỉ làm do bị nước lũ chia cắt tại đập tràn này nhiều ngày".
Vào những hôm mưa to, nước lũ dâng cao, chảy xiết suốt cả ngày tại đập tràn Mòng khiến hàng trăm học sinh địa phương phải nghỉ học, cán bộ, viên chức xã phải nghỉ làm việc vì không thể vượt qua đập tràn đến trường, công sở.
Công an huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đứng canh, không cho người dân vượt qua đập tràn Mòng ở xã Tân Phúc khi nước lũ dâng cao, chảy xiết - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Anh Lê Văn Hạnh, ở thôn Tân Thành, xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, chia sẻ: "Đập tràn Mòng xây dựng, đưa vào sử dụng đã lâu, hiện nay đã xuống cấp. Những ngày mưa to kéo dài, tại đập tràn này từng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, bị trôi xe, trôi người khi người dân cố vượt qua tràn lúc nước lũ dâng cao, chảy xiết. Người dân địa phương mong Nhà nước sớm đầu tư xây dựng cầu bê tông thay thế đập tràn".
Hai thiếu niên liều mình chạy xe đạp điện qua đập tràn Mòng ở xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) khi nước lũ chảy xiết - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Văn Phú - chủ tịch UBND xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh - cho biết, vào mỗi mùa mưa lũ, dù mưa lớn hay mưa nhỏ đều gây ra ngập nặng, gây ách tắc giao thông tại đập Mòng, gây khó khăn cho việc đi lại và an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
Chính quyền xã và người dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị với UBND tỉnh Thanh Hóa tại các cuộc tiếp xúc cử tri, để Nhà nước sớm xây dựng cầu bê tông thay thế đập tràn Mòng, nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người dân, học sinh mỗi khi đi qua khu vực này. Tuy nhiên, đến nay xã vẫn chưa được xây cầu.
Hiện nay, tại huyện Lang Chánh vẫn tiếp tục mưa. Nước lũ vẫn dâng cao, chảy xiết tại đập tràn Mòng khiến hơn 6.000 người dân và hàng trăm học sinh ở 3 xã Tam Văn, Tân Phúc, Lâm Phú vẫn đang gặp khó khăn khi đi qua đập tràn này.
Nước lũ đang dâng cao, chảy xiết tại đập tràn Mòng ở xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Nữ sinh lớp 6 ở Hà Nội bị đánh nhau hội đồng dã man nên đánh lại hay chịu bị đánh? Tôi từng đánh lại khi bị bạn bắt nạt vô cớ và có hiệu ứng bất ngờ. Nhưng đó là chuyện của 30-40 năm về trước. Còn bây giờ, với tính chất các vụ học sinh đánh nhau hoàn toàn khác, việc phản kháng gần như vô tác dụng, thậm chí nguy hiểm Ngày học lớp 1, tôi liên tục bị một bạn...