Vũ Hán mở cửa, người đầu tiên ra khỏi thành phố là ai và làm gì?
Vào lúc 0:00 ngày 8/4, những chiếc xe xếp hàng dài chờ đợi từ trước đó đã ra khỏi thành phố Vũ Hán một cách suôn sẻ. Và bạn sẽ bất ngờ về người đầu tiên ra khỏi Vũ Hán.
Trước đó, vào lúc 23:58 ngày 7 tháng 4, các cơ quan quản lý đường bộ, đơn vị bảo trì cầu đường, nhân viên thu phí, cảnh sát cấp cao và các nhân viên khác đã có mặt để sẵn sàng tiếp nhận một lượng lớn xe lưu thông ra khỏi thành phố. Phóng viên đã có mặt tại tạm thu phí Cung Gia Linh (Gong Jia Ling) trên cao tốc Vũ Ngạc (Wu’e) để ghi lại thời khắc lịch sử của Vũ Hán. Đây là cửa ngõ ra khỏi Vũ Hán có lưu lượng xe lớn nhất thành phố. Trong số những người đầu tiên rời khỏi đây, có những người nhằm mục đích đi làm, có người vội vã về quê nhà thăm người thân, có cả những người đã lang thang ở Vũ Hán suốt gần 2 tháng muốn trở về nhà … Mỗi một câu trả lời phỏng vấn lại mang tới những câu chuyện khác nhau trong suốt mùa dịch.
Phóng viên tìm tới chiếc xe xếp hàng đầu tiên trước dãy dài khoảng 1-2km. Sau khi tìm hiểu được biết, chủ xe đã xếp hàng từ lúc 9h tối để chờ được trở về nhà. Anh tới Vũ Hán từ ngày 15 tháng giêng âm lịch, là một nhân viên xử lý nước thải trong bệnh viện cabin vuông ở Vũ Hán. Anh cho biết mình không phải là một nhân viên tình nguyện mà là một công nhân xây dựng. Sau khi hoàn thiện xong hệ thống bệnh viện cabin vuông để đón bệnh nhân tới chữa trị, người đàn ông này cũng ở lại Vũ Hán cho tới ngày hôm nay.
Một nhân viên xử lý nước thải trong bệnh viện cabin vuông ở Vũ Hán vốn là công nhân xây dựng
Một cặp vợ chồng phía sau cho biết, họ tới Vũ Hán để chữa bệnh từ trước Tết. Nhưng không ngờ thành phố lại đóng cửa vào ngày 23 tháng 1. Họ đã phải thuê nhà trọ ở một vùng ven đô để ở tạm trong suốt thời gian qua.
Cặp vợ chồng tới Vũ Hán để chữa bệnh từ trước Tết.
Một cặp vợ chồng khác khiến độc giả ngỡ ngàng khi trả lời câu hỏi của phóng viên tại sao không chờ đến sáng hôm sau mới ra khỏi thành phố: “ Trái tim tôi đã về nhà rồi. Tôi là người Hồ Nam. Tôi phải chờ ở đây đã 76 ngày rồi. Giường tôi nằm cũng đã gãy mấy lần rồi.” Khi phóng viên hỏi cảm giác sắp được ra khỏi Vũ Hán ra sao, người chồng đã trả lời khá vui nhộn: “ Hiện tại tôi cảm giác như sắp được giải phóng. Giống như đôi cánh bị buộc lại bây giờ đã được cởi trói, có thể bay được rồi.“
“Trái tim tôi đã về nhà rồi. Tôi là người Hồ Nam. Tôi phải chờ ở đây đã 76 ngày rồi. Giường tôi nằm cũng đã gãy mấy lần rồi.”
Một người khác cũng cho biết các thủ tục cần có khi ra khỏi thành phố. Anh cho phóng viên biết cần phải có chứng minh thư, mã xanh ( sức khỏe) của Vũ Hán và chứng nhận quay lại làm việc. Anh cũng cho biết mình vội vã ra khỏi thành phố là để đi làm việc, anh đã không đi làm mấy tháng rồi.
Video đang HOT
Thủ tục cần có khi ra khỏi thành phố là chứng minh thư, mã xanh (sức khỏe) của Vũ Hán và chứng nhận quay lại làm việc
Có thể thấy, mỗi người một lý do vội vã rời khỏi Vũ Hán. Đây là thời khắc xúc động đánh dấu một Vũ Hán sống dậy. Phóng viên tại hiện trường cũng cho biết, khi nhìn chiếc xe đầu tiên qua trạm thu phí, cô cũng có một cảm giác đặc biệt muốn khóc. Cô cho biết mình cũng là người Vũ Hán, đã tận mắt chứng kiến thành phố quê hương mình trong trận chiến từ lúc hỗn loạn, thê lương, sau đó dần dần khôi phục, và tới thời khắc lịch sử này, Vũ Hán đã thực sự trở mình sống dậy. Có thể nói, đây thực sự là một thành phố anh hùng.
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống!
Đã có gần 200 người chết, gần một vạn người mắc bệnh. Nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Một số nơi người dân rào làng chống dịch "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Hàng triệu người đã chạy trốn khỏi "thành phố chết chóc" này.
(Bác sĩ Tào Hiểu Anh tại Trung tâm điều trị)
Những ngày này, cả thế giới xáo động trong thấp thỏm lo âu bởi dịch corona Vũ Hán.
Thế nhưng, cũng trong thời điểm này đã và đang có hàng ngàn, hàng vạn người khác tự nguyện lao vào tâm dịch trực tiếp đối mặt với hiểm nguy để giành giật sự sống và tìm cách khống chế dịch bệnh.
Đó là các nhà khoa học, các thầy thuốc, "những sứ thần áo trắng" ở khắp nơi trên thế giới đang dồn về "tâm dịch" Vũ Hán.
Đây không phải lần đầu và chắc chắn không phải lần cuối họ làm việc này bởi dịch bệnh có bao giờ hết. Đã có nhiều và rất nhiều y, bác sĩ, hộ lý hi sinh trong cuộc chiến khó khăn, vất vả và nguy hiểm này. Thế nhưng, không có ai lùi bước.
Những ngày qua, trên nhiều tờ báo xuất hiện bức thư rất cảm động của Bác sĩ Tào Hiểu Anh, người hiện làm việc tại khu vực cách ly của Trung tâm điều trị bệnh truyền nhiễm tỉnh Hồ Nam gửi con trai.
Bức thư viết: "Con trai, đã bao giờ con nhìn vào ánh mắt cầu cứu của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ luôn nhìn mẹ để gửi trao niềm tin và sự khát khao sống. Mẹ hiểu được nỗi đau và sự tra tấn họ đang phải chịu đựng...
Mẹ yêu con 100%, nhưng thời gian của mẹ không thể dành cho con 100% được. Mẹ biết sự nguy hiểm trong công việc này, mẹ cảm nhận được nỗi đau và sự tra tấn của dịch bệnh. Mong muốn cả đời của mẹ là loại bỏ những điều đó.
Xin lỗi con trai, cuộc chia ly ngắn ngủi của chúng ta sẽ là tiếng cười của hàng triệu gia đình con à. Đây là điều mà những người bác sĩ như mẹ nên làm... Khi dịch bệnh giảm, mẹ hứa sẽ ở bên con nhiều nhất có thể. Mẹ tin con có thể hiểu, phải không?".
Được biết, Bác sĩ Tào Hiểu Anh vừa nghỉ hưu trước Tết Nguyên đán. Thế nhưng khi virus Corona bùng phát, với hơn 30 năm kinh nghiệm, bà quyết định ở lại để cùng các bác sĩ, y tá tại Trung tâm truyền nhiễm chiến đấu với dịch bệnh.
Nhớ lại cách đây 17 năm (2-2003), đại dịch SARS hoành hành tại nước ta. Bệnh viện Việt - Pháp được chọn làm trung tâm nghiên cứu và chữa trị. Một trong những bác sĩ hàng đầu trực tiếp khám và điều trị là Tiến sĩ Carlo Urbani.
Thật đau xót, trong quá trình cứu chữa, ông đã bị lây nhiễm căn bệnh này và đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11 giờ 45 trưa 29-3-2003.
Sau 45 ngày, ngoài 6 thầy thuốc, đại dịch SARS được khống chế mà không một dân thường nào tử vong.
Giờ đây, tại một góc nhỏ nơi Bệnh viện Việt - Pháp, ít ai biết về cái miếu nằm lặng lẽ thờ 6 y, bác sĩ trong và ngoài nước đã mất trong cuộc chiến này.
Xin nghiêng mình trước sự hi sinh của những thầy thuốc đã, đang không quản thân mình để cứu giúp sự sống trên trái đất này.
Sự hi sinh của họ là vô giá và lòng biết ơn của chúng ta cũng là vô tận.
Ở ta những năm gần đây, có thể chỗ này, chỗ kia, người này, người khác một lúc nào đó quên đi Lời thề Hippocrates.
Song, vẫn còn đó hàng ngàn, hàng vạn những lương y như từ mẫu. Họ thực sự là "những sứ thần áo trắng" trên cõi nhân gian!
Xin kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các thầy thuốc đã hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người.
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống!
Bùi Hoàng Tám
Theo dantri.com.vn
WHO ban bố tình trạng y tế khẩn cấp, Trung Quốc tự tin sẽ chiến thắng virus Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng vào khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến chống bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới (2019-nCoV) tại nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 31/1 đã đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một ngày trước đó tuyên bố tình...