Vũ Hán hoàn thành bệnh viện dã chiến thứ hai
Chính quyền Vũ Hán bàn giao bệnh viện Lôi Thần Sơn cho quân y hôm nay, sau 12 ngày xây dựng để chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus corona.
Bệnh viện dã chiến Lôi Thần Sơn ( Leishenshan) với 1.600 giường và 32 phòng bệnh được xây dựng từ ngày 25/1 tới ngày 6/2 và hoàn thiện trong hai ngày sau đó để bàn giao cho lực lượng quân y.
Các bác sĩ và y tá quân đội đã tới tiếp nhận bệnh viện Lôi Thần Sơn để sẵn sàng đón tiếp những bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới (nCoV) gây bệnh viêm phổi tới điều trị. Đây là bệnh viện dã chiến thứ hai được thành phố Vũ Hán thi công trong thời gian ngắn kỷ lục để đối phó với dịch viêm phổi đang hoành hành.
Vũ Hán đã bàn giao bệnh viện Hỏa Thần Sơn với 1.000 giường bệnh cho lực lượng quân y ngày 2/2. Hai bệnh viện dã chiến này được xây theo kiểu lắp ghép giống cơ sở điều trị Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) tại Tiểu Sương Sơn, Bắc Kinh hồi năm 2003.
Dịch viêm phổi cấp do nCoV bùng phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc từ tháng 12/2019, sau đó lan ra toàn bộ 31 tỉnh thành Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới. Đến nay đã có hơn 34.000 người nhiễm nCoV trên thế giới, ít nhất 724 người chết.
Công trường xây dựng bệnh viện dã chiến Lôi Thần Sơn tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc ngày 5/2. Ảnh: AP.
Chính quyền Vũ Hán cho biết thành phố đang có 8.895 giường tại 28 bệnh viện công cùng khoảng 2.500 giường tại hai bệnh viện dã chiến để chăm sóc bệnh nhân nhiễm nCoV trong tình trạng nặng và nguy kịch. Thành phố còn chuyển đổi ba cơ sở công cộng thành khu điều trị cho người nhiễm nCoV có triệu chứng nhẹ với 4.250 giường và dự kiến tăng lên 5.400 giường.
Một nguồn tin thân cận với lực lượng quân y Trung Quốc cho biết đội ngũ y bác sĩ quân đội sẽ vận hành các bệnh viện dã chiến “với tiêu chuẩn cao nhất”. Truyền thông Trrung Quốc đưa tin một số bác sĩ cùng chuyên gia có kinh nghiệm chống SARS và Ebola đang làm việc tại bệnh viện Hỏa Thần Sơn.
Cùng ngày, đoàn thanh tra của Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc đã tới Vũ Hán để điều tra các vấn đề liên quan đến cái chết của Lý Văn Lượng, bác sĩ nhãn khoa qua đời sáng 7/2 vì nhiễm nCoV. Bác sĩ Lý Văn Lượng là một trong những người đầu tiên cảnh báo về virus corona chủng mới từ tháng 12/2019 song bị cảnh sát triệu tập và khiển trách với cáo buộc “tung tin đồn”.
Các nước có bệnh nhân viêm phổi do nCoV. Bấm vào hình để xem chi tiết.
Nguyễn Tiến (Theo Xinhua, CNN)
Theo vnexpress.net
Nguyên tắc thiết kế bệnh viện dã chiến thời dịch như ở Vũ Hán
Dựa trên kinh nghiệm xây dựng bệnh viện cấp cứu trong dịch Ebola 2014 ở Tây Phi, bác sĩ Solomon Kuah nêu các nguyên tắc quan trọng khi xây dựng cơ sở y tế tạm thời như ở Vũ Hán.
Video đang HOT
Khi Trung Quốc chạy đua để kiểm soát virus corona Vũ Hán, một kỳ tích về thiết kế và kỹ thuật đã được tạo ra tại tâm dịch: Một bệnh viện được xây dựng chỉ trong 10 ngày.
Bệnh viện Hỏa Thần Sơn hai tầng, rộng 36.000 m2 bắt đầu nhận bệnh nhân đầu tiên vào ngày 3/2, hơn một tuần sau khi công việc san lấp mặt bằng bắt đầu. Bệnh viện thứ hai là Lôi Thần Sơn cũng sẽ mở cửa sớm, với hai cơ sở dự kiến chứa tương ứng 1.000 và 1.500 giường.
Các nhà chức trách hy vọng các bệnh viện có thể giúp giảm áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải của Vũ Hán, đồng thời kiểm soát sự lây lan của loại virus đã giết chết hơn 700 người và lây nhiễm hơn 31.000 người trên toàn cầu.
Hàng nghìn công nhân làm việc cả ngày lẫn đêm để hoàn thành bệnh viện chỉ trong 10 ngày. Ảnh: Getty.
Quy mô và tốc độ xây dựng đã được thực hiện với các kết cấu có sẵn và hàng nghìn công nhân hoạt động suốt đêm. Tuy nhiên, khi nói đến thiết kế, các bệnh viện phải được bắt đầu từ con số không, theo một nguồn tin tại công ty liên quan đến thiết kế kiến trúc của cơ sở đầu tiên.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết các tòa nhà được mô phỏng theo Bệnh viện Tiểu Sương Sơn của Bắc Kinh, cơ sở được xây dựng vào năm 2003 chỉ trong bảy ngày khi dịch SARS bùng phát.
Nhưng theo nguồn tin của CNN, người yêu cầu không được nêu tên do tính nhạy cảm của dự án, bản thân thiết kế không thể được sao chép giống hệt.
"Chúng tôi đã thiết kế lại toàn bộ - chúng tôi không thể sử dụng trực tiếp (bản thiết kế cho Tiểu Sương Sơn)", ông nói trên điện thoại từ công trường xây dựng ở Vũ Hán, cho biết "điều kiện địa hình và thiết kế hoàn toàn khác nhau".
Chính quyền Vũ Hán đã công bố thông tin về những gì họ tuyên bố là một số tính năng thiết kế của Bệnh viện Hỏa Thần Sơn, chẳng hạn việc sử dụng áp suất không khí âm để đảm bảo luồng không khí thông thoáng đi vào, nhưng không thoát ra khỏi các phòng cách ly.
Hiện tại, hiệu quả của các bệnh viện mới vẫn chưa được kiểm chứng - và một số nhà quan sát đã đặt ra câu hỏi về chức năng và sự an toàn chung của chúng.
Một đơn vị đúc sẵn được đặt vào vị trí trong quá trình xây dựng Bệnh viện Hỏa Thần Sơn. Ảnh: Getty.
Hôm 3/2, Changjiang Daily đưa tin các nhà chức trách ở Vũ Hán đang xây dựng thêm ba bệnh viện dã chiến tại các công trình hiện có, bao gồm sân vận động và phòng triển lãm - tất cả đều có thể yêu cầu bản thiết kế riêng.
Hệ thống cách ly
Bác sĩ y khoa cấp cứu Solomon Kuah đã giúp Ủy ban Cứu hộ Quốc tế phối hợp xây dựng các bệnh viện cấp cứu trong đợt dịch Ebola 2014 ở Tây Phi.
Mặc dù các nguồn lực có sẵn cho ông vào thời điểm đó chỉ đủ cho các bệnh viện dã chiến 100 đến 200 giường ở vùng nông thôn châu Phi với một tháng hoặc hơn để xây dựng, nhiều nguyên tắc thiết kế cơ bản để xây dựng các bệnh viện tạm thời sẽ giống nhau, ông nói với CNN trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Có lẽ quan trọng nhất trong số đó là "cách ly", hoặc khoanh vùng bệnh nhân - nhóm người dựa trên mức độ rủi ro mà họ gây ra, Kuah, người đã theo dõi việc xây dựng Bệnh viện Hỏa Thần Sơn thông qua livestream chính thức, cho biết.
"Bạn có thể có một khu vực nơi mọi người cần xác nhận xem họ có (virus) hay không, và một khu vực khác mà tất cả họ đều đã thử nghiệm dương tính", ông nói.
"Vì vậy, trong cơ sở, mọi người được 'khoanh vùng' dựa trên mức độ nghi ngờ của họ. Sau đó, bạn có thể chia nhóm, ví dụ, phụ nữ mang thai, những người đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc những người đang chờ (thời gian cách ly) kết thúc".
Ảnh chụp trên không của bệnh viện Hỏa Thần Sơn trong quá trình xây dựng. Ảnh: Getty.
Vì vậy, trong khi chính quyền Vũ Hán nói rằng chỉ những bệnh nhân được xác nhận nhiễm virus mới được đưa vào Bệnh viện Hỏa Thần Sơn, bệnh nhân vẫn có thể được phân chia dựa trên rủi ro mà họ gây ra.
Ảnh chụp từ trên không của cơ sở, được chụp trong quá trình xây dựng, cho thấy các phòng hình chữ nhật dài tràn ra từ trục trung tâm và hoàn toàn tách biệt với nhau. Một cụm cấu trúc thứ hai, nhỏ hơn xuất hiện hoàn toàn bị ngắt kết nối với phần lớn bệnh viện.
Bố cục này có thể phản ánh các khu vực có mức độ lây nhiễm khác nhau để ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Theo Kuah, lý tưởng nhất là chia từ khu vực trung tâm theo các cơ sở khử trùng, đặc biệt nếu các bác sĩ đang làm việc trên các nhóm bệnh nhân khác nhau.
Các khu khử trùng này cũng có thể được sử dụng để tách các phòng khỏi trung tâm chỉ huy hoạt động, từ đó nhân viên y tế có thể phối hợp chăm sóc. Hoặc có lẽ ngược lại, loại trung tâm hoạt động này có thể sẽ không ở trung tâm của tòa nhà, Kuah nói.
"Bạn muốn trung tâm chỉ huy của mình có rủi ro thấp nhất có thể. Vì vậy, bạn không muốn nó ở trung tâm của mọi thứ, và nó sẽ không ở gần lối ra của bệnh nhân 'được xác nhận'", ông giải thích. "Ở trung tâm hoạt động, các nhân viên y tế có thể cởi bỏ hoàn toàn đồ bảo hộ cá nhân vì nó rất khó chịu khi mặc".
Kiểm soát lưu thông
Giảm sự di chuyển của bệnh nhân trong bệnh viện sẽ giúp đảm bảo rằng những người có nguy cơ cao không tiếp xúc với người khác. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bị nhiễm bệnh cần phải di chuyển - chẳng hạn để tới nhà vệ sinh. Nhân viên y tế cũng vậy, sẽ liên tục cần phải đi qua cơ sở.
Một báo cáo trên Changjiang Daily cho thấy Bệnh viện Hỏa Thần Sơn tuân thủ nguyên tắc gọi là "ba vùng và hai kênh" - phân chia các khu vực sạch, bán ô nhiễm và ô nhiễm, cộng với việc tạo ra hai kênh riêng biệt cho nhân viên y tế và bệnh nhân đi bộ xuyên qua.
Các công nhân hoàn thành những công việc cuối cùng trong 10 ngày xây dựng bệnh viện Hỏa Thần Sơn. Ảnh: Getty.
Theo Kuah, cần phải suy nghĩ về không gian giữa bệnh nhân, hành lang và cơ sở vật chất - và dựng lên những rào cản giữa họ.
"Chúng tôi có hai rào cản: rào cản 'bẩn' và rào cản 'sạch'", ông nói về các bệnh viện Ebola mà ông làm việc. "Rào cản sạch sẽ thuộc về các nhân viên không bị nhiễm bệnh, trong khi những người bị nghi ngờ mắc bệnh - hoặc được xác nhận mắc phải - nằm ở phía bên kia của hàng rào bẩn".
Các chức năng chuyên biệt
Sẽ có vô số các vấn đề hậu cần khác được xử lý trong thiết kế, từ việc giao hàng và chuyển bệnh nhân đến lưu trữ và thông gió.
Theo chính quyền Vũ Hán, các cơ sở khác trong bệnh viện bao gồm tòa nhà công nghệ y tế, phòng máy tính mạng, kho vật tư trung tâm và phòng khử trùng xe cứu thương.
Hệ thống nước và vệ sinh cũng có thể là "một trong những biện pháp quan trọng nhất để kiểm soát nhiễm trùng chéo", Kuah nói. Ông cho rằng cần tạo ra hệ thống khép kín trong cơ sở y tế mới, không xâm nhập bất kỳ cơ sở hạ tầng lân cận nào, điều không thể thực hiện đối với các cơ sở có sẵn. Đây là điểm mà các cơ sở như Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn có thể được trang bị tốt hơn.
Công trường bệnh viện Hỏa Thần Sơn. Ảnh: Getty.
"Điều quan trọng, chúng có thể giữ bệnh nhân bị nhiễm bệnh tách khỏi những người cần điều trị y tế vì những lý do khác".
"Nếu bạn không bắt đầu tách biệt mọi người, thì bạn sẽ có một thanh niên 20 tuổi trẻ trung, khỏe mạnh với virus corona mới ngồi cạnh một quý ông 65 tuổi cần được kiểm tra tim", Kuah nói. "Các bệnh viện chính muốn tiếp tục có thể làm những gì họ thường làm. Những gánh nặng đó vẫn sẽ tồn tại trong thành phố".
Vì vậy, trong khi tương đối thô sơ, các bệnh viện dã chiến này phục vụ một mục đích rất khác so với các cơ sở y tế tiêu chuẩn. "Bạn không cần phải phát minh lại bánh xe mỗi lần cần đến", Kuah nói thêm.
Theo news.zing.vn/CNN
Virus corona: Trung Quốc xây bệnh viện thần tốc nhưng vẫn thiếu giường bệnh Trung Quốc đang tìm cách giải bài toán giường bệnh sau khi hàng ngàn trường hợp nhiễm virus corona mới (2019-nCoV) được ghi nhận. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 31.000 người đã nhiễm virus 2019-nCoV, hầu hết đều ở Trung Quốc. Bắc Kinh vừa đưa vào hoạt động hai bệnh viện được xây dựng cấp tốc là Hỏa Thần Sơn và...