Vụ hai nhóm thanh niên chém nhau gây chết người tại Q. Sơn Trà (Đà Nẵng): Không chấp nhận yêu cầu thay kiểm sát viên
TAND TP Đà Nẵng vừa mở phiên tòa xét xử vụ án “ Giết người” đối với 11 bị cáo gồm: Lê Võ Huy Hoàng (Hoàng Cát, 1997), Lê Bình Nguyên (1995), Nguyễn Thành Vĩ (1996), Trần Lê Hoàng (1994, cùng trú P. Thọ Quang, Q. Sơn Trà), Dương Văn Trung (1993), Bùi Văn Quý (2001), Ngô Huỳnh Nhật Tiến (2001), Phan Quỳnh Thi (2001), Đinh Văn Tân (2002), Dương Thanh Sỹ (2002), Đặng Tuấn Khanh (2002, cùng trú P. Mân Thái, Q. Sơn Trà, Đà Nẵng).
Các bị cáo nghe VKS đọc bản cáo trạng.
Theo cáo trạng, ông Trương Văn Đ. và Ngô Tấn Th. có xảy ra cãi vã nhỏ. Vì chuyện này mà tối ngày 21-3-2018, con trai ông Đ. là Trương Diệp Long (1994, trú P. Mân Thái) với con trai ông Th. là Ngô Huỳnh Nhật Tiến và Lê Võ Huy Hoàng (Hoàng Cát, bạn của Tiến) có xô xát với nhau.
Do được người dân can ngăn và lực lượng CAP Mân Thái đến giải quyết nên chưa xảy ra hậu quả gì. Sau khi giải tán, Trương Diệp Long rủ một nhóm bạn ngồi nhậu ở gần chợ Mân Thái. Trong lúc ngồi nhậu, Long có nhắc tới việc xô xát của mình trước đó với Lê Võ Huy Hoàng với vẻ bực tức và rủ đồng bọn, nếu gặp lại Hoàng sẽ đánh để dằn mặt. Đồng thời, trong khoảng thời gian này, Lê Võ Huy Hoàng cũng rủ Ngô Huỳnh Nhật Tiến cùng nhóm bạn Bùi Văn Quý, Dương Thanh Sỹ, Đặng Tuấn Khanh, Phan Huỳnh Thi, Đinh Văn Tân, Nguyễn Thành Vỹ, Trần Lê Hoàng (Hoàng Bôn), Lê Bình Nguyên, Dương Văn Trung và 3 người phụ nữ đến nhậu tại quán N.V ở đường Khúc Hạo. Ngồi nhậu được một lúc Nguyên có việc nên đã về trước. Đến 22 giờ cùng ngày, sau khi nhậu xong, cả nhóm tập trung về quán cà phê V-H (P. Thọ Quang) do Vỹ làm chủ để ngồi chơi, riêng Thi chở Hoàng Cát về nhà. Tuy nhiên khi gần về đến nhà Hoàng Cát ở đường Phó Đức Chính, thì Hoàng Cát và Thi bị nhóm của Long chặn đánh nhưng chạy thoát được.
Vừa bỏ chạy Hoàng Cát và Thi vừa gọi điện cho cả nhóm của mình thông báo về việc đang bị đuổi đánh. Vỹ nói Hoàng Cát chạy lên quán cà phê V-H và dụ nhóm của Long chạy lên để phục đánh. Nhóm của Long đuổi theo Hoàng Cát đến trước Trường THCS Nguyễn Chí Thanh thì dừng lại không đuổi theo nữa.
Ngay sau đó cả nhóm Hoàng Cát kéo về nhà Cát để lấy hung khí là đao tự chế và kiếm Nhật. Lúc này, vợ Cát nghe tin chồng mình bị đánh nên đi tìm Lê Bình Nguyên nhờ giúp đỡ. Tập hợp đủ cả nhóm, 5 xe máy, 11 người đi tìm nhóm Long để đánh trả thù. Khi đi đến kiệt 142 Lê Văn Thứ thì phát hiện nhóm của Long gồm Trương Diệp Long, Phạm Tuấn Vũ (1992, trú Q.Ngũ Hành Sơn), Đặng Văn Đoàn (1995), Võ Văn Thà (1992, cùng trú P. Mân Thái) đang đứng tại đây. Ngay lập tức, Hoàng Cát, Hoàng Bôn, Sỹ, Trung, Nguyên, Tiến, Quý, xuống xe, cầm hung khí xông đến đánh đuổi nhóm của Long, số còn lại ngồi trên xe máy đứng chờ. Bị đuổi đánh, Long, Vũ, Đoàn bỏ chạy. Riêng Võ Văn Thà đứng lại thì bị Quý sử dụng kiếm chém nhiều nhát trúng vùng vai và tay trái gây thương tích nặng. Thà rút dao chống trả nhưng không thành công, mà còn bị Nguyên chém thêm một nhát trúng đầu (đang đội mũ bảo hiểm). Thấy nạn nhân ôm đầu và chảy máu nên cả nhóm lên xe máy rời khỏi hiện trường. Số hung khí gây án được Vỹ gom về nhà anh trai mình để cất giấu rồi cả nhóm ra cầu sông Hàn uống nước mía.
Về phần Võ Văn Thà, mặc dù được người dân chuyển vào bệnh viện cấp cứu nhưng do thương tích quá nặng nên đã tử vong, nguyên nhân được xác định là do bị chấn thương sọ não. Nghe tin nạn nhân tử vong, Nguyên xúi giục Quý đến cơ quan Công an đầu thú, nhận thay nhát chém trên đầu Thà vì trước đó dù gì Quý cũng đã chém Thà nhiều nhát nên giờ nhận luôn nhát chém của Nguyên để Nguyên thoát tội… Quý đồng ý. Hoàng Bôn xúi những người dưới 18 tuổi là Tân, Thi, Tiến, Quý, Khanh, Sỹ nhận tội thay cho các anh là Vỹ, Trung, Nguyên, Hoàng Cát, Hoàng Bôn để được giảm nhẹ hình phạt.
Video đang HOT
Đến ngày 22-3, Ngô Huỳnh Nhật Tiến, Dương Thanh Sỹ, Bùi Văn Quý, Đặng Tuấn Khanh, Lê Võ Huy Hoàng đến trụ sở CAP Mân Thái đầu thú. Sau đó, những đối tượng còn lại cũng lần lượt ra đầu thú. Qua quá trình điều tra cũng như xét hỏi, các bị cáo Hoàng Cát, Sỹ, Trung, Tiến, Quý, Hoàng Bôn, Vỹ, Thi, Tân, Khanh đều khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phạm tội của mình như cáo trạng VKS đã công bố. Riêng Nguyên chỉ thừa nhận có tham gia nhưng không phải là người chém vào đầu nạn nhân, khai báo quanh co…
Tại phiên tòa xét xử, Nguyên “đòi” thay đổi Kiểm sát viên (KSV) thực hiện quyền công tố tại tòa, lý do bị cáo cho rằng KSV không công bằng, mình bị oan sai, bị ép cung, bị cáo không nhận tội… Tuy nhiên, luật sư được yêu cầu bào chữa cho bị cáo cho rằng, tham gia xét hỏi bị cáo cùng với vị KSV ngay từ đầu vụ án, luật sư nhận thấy quá trình làm việc của KSV hoàn toàn đúng pháp luật, không có hành động ép cung bị cáo. KSV đại diện VKS cũng cho rằng, khi thực hành quyền công tố có đều điều tra viên và luật sư của bị cáo tham gia nên không có chuyện bị cáo bị ép cung… Sau khi hội ý, xét thấy yêu cầu của bị cáo Nguyên là không có căn cứ nên HĐXX quyết định không chấp nhận yêu cầu của bị cáo.
Trong quá trình xét hỏi, HĐXX và đại diện VKS cho các bị cáo, những người có nghĩa vụ liên quan đối chất, cùng với đó đưa ra trích bút lục lời khai của các bị cáo để làm rõ hành vi dùng dao chém vào đầu nạn nhân của Nguyên thì đối tượng này thừa nhận hành vi của mình. Sau 2 ngày xét xử, TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt: Lê Bình Nguyên 18 năm tù, bồi thường 34 triệu đồng; Lê Võ Huy Hoàng 17 năm tù, bồi thường 34 triệu đồng; Trần Lê Hoàng 15 năm tù, bồi thường 30 triệu đồng; Dương Văn Trung 13 năm tù, bồi thường 30 triệu đồng; Bùi Văn Quý và Nguyễn Thành Vỹ cùng chịu mức án 12 năm tù, bồi thường 30 triệu đồng; Ngô Huỳnh Nhật Tiến, Phan Huỳnh Thi, Đinh Văn Tân cùng chịu mức án 7 năm tù và bồi thường 20 triệu đồng; Dương Thanh Sỹ, Đặng Tuấn Khanh án 6 năm tù, bồi thường 20 triệu đồng cùng về tội “Giết người”.
THANH HOA
Theo cadn.com.vn
Tổng Hội Y học Việt Nam lên tiếng trước ngày xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương.
"Kết luận bác sĩ Hoàng Công Lương tội "Vô ý làm chết người" có đúng không? Chỉ biết rằng, việc này đã gây nên sự hoang mang, dao động cho các y bác sĩ trong khi hành nghề", GS.TS Lê Gia Vinh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam bày tỏ.
Theo thông báo của Tòa án Nhân dân TP. Hòa Bình, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án"Vô ý làm chết người" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại BV Đa khoa Hòa Bình ngày 29/5/2017 sẽ được mở ngày 8/1/2019. Trước ngày phiên tòa diễn ra, ngày 4/1, Tổng Hội Y học Việt Nam đã lên tiếng về việc này.
Tổng Hội Y Học Việt Nam cho rằng, nguyên nhân gây tử vong cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo đã được các cơ quan có thẩm quyền kết luận là do tồn dư hóa chất HF trong nước RO sử dụng cho máy chạy thận nhân tạo (cao gấp từ 240 đến 260 lần cho phép) sau sửa chữa. Trong khi đó, việc sửa chữa hệ thống nước RO là do người khác thực hiện. "Vậy kết luận bác sĩ Hoàng Công Lương tội "Vô ý làm chết người" có đúng không? Chỉ biết rằng, việc này đã gây nên sự hoang mang, dao động cho các y bác sĩ trong khi hành nghề", GS.TS Lê Gia Vinh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam nêu vấn đề.
Bác sĩ Hoàng Công Lương (đứng giữa) tại phiên tòa sơ thẩm lần 1
Về mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân gây ra tử vong cho các bệnh nhân chạy thận và bác sĩ Hoàng Công Lương, Tổng Hội Y học Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng xem xét các vấn đề, gồm:
Trong quy trình chạy thận nhân tạo, tại BV Đa khoa Hòa Bình bác sĩ Hoàng Công Lương chỉ biết duy nhất dựa vào đồng hồ đo độ dẫn điện hệ thống nước RO và rửa máy test máy chạy thận an toàn. Thực tế, ngày 29/5/2017, rửa máy, test máy đều bình thường và đồng hồ đo độ dẫn điện hệ thống RO trong giới hạn an toàn thì không ai có thể thấy được hậu quả chết người xảy ra.
Đến thời điểm xảy ra sự cố chạy thận thì BV Đa khoa Hòa Bình chưa ban hành quy chế sửa chữa thiết bị y tế nói chung, trong đó có sửa chữa hệ thống nước RO. Bác sĩ Hoàng Công Lương chỉ thực hiện ra y lệnh chạy thận nhân tạo sau khi Trần Văn Sơn (nhân viên Phòng Thiết bị- Vật tư) bàn giao cho điều dưỡng Đỗ Thị Điệp qua điện thoại vào chiều ngày 28/5/2017 là hệ thống RO đã sửa xong và có thể hoạt động bình thường. Sáng ngày 29/5/2017, các điều dưỡng đã khởi động hệ thống RO, quan sát đồng hồ đo độ dẫn điện trong giới hạn an toàn, rửa máy thận và test máy thận nhân tạo đều bình thường.
Trước những vấn đề trên, Tổng Hội Y học đề nghị cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình xem xét toàn diện trên cơ sở khoa học và thực tiễn để đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo cho các bác sĩ yên tâm và phục vụ người bệnh.
Như PNVN đã thông tin, ngày 29/5/2017, tại BV Đa khoa Hòa Bình đã xảy ra sự cố chạy thận nghiêm trọng làm 9 người chết. Cơ quan CSĐT điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vô ý làm chết người.
Ngày 15/5/2018, Tòa án Nhân dân TP. Hòa Bình đã phiên tòa xét xử sơ thẩm. Các bị cáo gồm bác sĩ Hoàng Công Lương và Trần Văn Sơn bị xử về "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; Bùi Mạnh Quốc bị xử về về tội "Vô ý làm chết người".
Sau 12 ngày xét xử, HĐXX đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT đã khởi tố thêm Trần Văn Thắng, Hoàng Đình Khiếu về tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Đến ngày 24/8, Cơ quan CSĐT đã thay đôi tội danh bi can đôi vơi Hoang Công Lương tư tôi "Thiêu trach nhiêm gây hâu qua nghiêm trong" thanh tôi "Vô y lam chêt ngươi".
Ngày 13/9, CSĐT đã ra kết luận điều tra bổ sung lần 2 và đề nghị khởi tố ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc BV Đa khoa Hòa Bình về "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Đến ngày 25/11, Cơ quan CSĐT ra kết luận điều tra bổ sung lần 3, trong đó đề nghị khởi tố ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên Sơn về "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Tuy nhiên, cáo trạng lần 2 lại thay đổi tội danh với bị can Hoàng Công Lương, từ "Tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" thành Tội "Vô ý làm chết người".
Như Ngọc
Theo phunuvietnam
Tranh cãi pháp lý vụ VNECO khiếu nại đòi 200 tỷ đồng trong vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm Cho rằng Tòa án tuyên buộc Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam (VNECO) trả lại 200 tỷ đồng theo "dấu vết" chuyển khoản là không có cơ sở pháp luật, ngay sau phán quyết của tòa phúc thẩm, VNECO tiếp tục làm đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm. Sự việc đang gây ra nhiều tranh cãi...