Vụ giòi bò trong khúc cá kho mua tại cửa hàng thực phẩm sạch: Tiêu thụ thực phẩm chứa giòi nguy hiểm như thế nào?
Theo chuyên gia, nếu tiêu thụ thực phẩm chứa giòi, con người sẽ có nguy cơ đối mặt với ngộ độc thực phẩm.
Vào ngày 2/4, mạng xã hội xôn xao trước một đoạn clip ghi lại cảnh giòi bò lúc nhúc trong khúc cá kho do một người đàn ông tên T. chia sẻ.
Anh T. cho hay: ” Do con ăn tối nhà ngoại, một mình tôi ăn, được một vài miếng tự nhiên thấy mấy đầu que nhô lên khỏi mình cá (khúc đuôi), tôi nhìn kỹ thấy bất thường và tách miếng cá ra… thì thật kinh khủng: Giòi lúc nhúc. Tôi phải lao vào nhà vệ sinh móc họng. Sốc thực sự nhưng tôi quyết định quay clip lại để phản ánh lại với cơ sở mong có lời giải thích”.
Giòi bò lúc nhúc trong khúc cá kho của anh T.
Được biết, khúc cá nàythuộc đơn hàng gồm 8 món được anh đặt mua tại chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood trên phố Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Sau khi phản ánh, anh T. nhận được câu trả lời là “do phía nhà cung cấp”, cửa hàng sẽ hoàn tiền.
Dù vậy, nhiều người tiêu dùng vẫn lo lắng, không biết sau khi tiêu thụ thực phẩm chứa giòi thì cơ thể có phải đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe hay không?
Tiêu thụ thực phẩm chứa giòi, chuyên gia thực phẩm đánh giá ra sao?
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa) phân tích rằng giòi là dạng ấu trùng trong giai đoạn trưởng thành của loài ruồi, chúng không có hại.
Tuy nhiên, nếu thực phẩm xuất hiện giòi thì lại khác. Điều đó chứng tỏ đồ ăn đã hỏng nghiêm trọng. Thời gian để giòi sinh ra từ trứng của con ruồi là một quá trình dài. Hơn nữa, loài ruồi lại thường xuyên sinh sống ở môi trường bẩn, mỗi khi chúng đậu ở đâu sẽ kéo theo nhiều vi khuẩn và độc tố gây bệnh. Nguy hiểm hơn khi ruồi đậu vào thực phẩm chín, con người ăn phải sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao, thậm chí còn phải đối mặt với ngộ độc, nôn mửa, người tím tái…
Thời gian để giòi sinh ra từ trứng của con ruồi là một quá trình dài.
Vị PGS khẳng định, thực phẩm một khi đã hỏng thì dù cho có nấu chín đi nữa thì độc tố vẫn còn và gây nguy hiểm cho cơ thể.
“Dù giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng thức ăn chứa giòi thường bị ăn hết chất bổ, khi con người ăn sẽ không còn nhiều giá trị dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn, giòi có thể là nguồn dẫn đến thương hàn, kiết lỵ, giun sán, tiêu chảy, bệnh tả… “, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Tiêu thụ thực phẩm chứa giòi ảnh hưởng sức khỏe, vậy làm sao để phòng tránh?
Đồ ăn chứa giòi đem lại nhiều hệ luỵ khó lường, vì vậy PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo:
- Người dân cần chủ động che đậy thực phẩm hoặc cất đồ ăn trong tủ kính để tránh cho các loại côn trùng còn sống đậu vào đẻ trứng. Đặc biệt, quá trình nấu nướng cũng phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Với những thức ăn đã hỏng, sinh giòi thì phải bỏ đi ngay.
Video đang HOT
- Khi đồ ăn có dấu hiệu ôi thiu, lên men thì tuyệt đối không dùng. Những ngày thời tiết nóng bức là khoảng thời gian đồ ăn dễ bị thiu nhất, nếu tiêu thụ loại thực phẩm này thì người ăn có thể nôn ói, đi ngoai, chảy, đau đầu, đau bụng… Thậm chí, trong tình trạng nặng có thể gây đe dọa tính mạng, lâu dài có thể gây bệnh ung thư.
- PGS Thịnh cho biết, mọi người có thể nhận diện thực phẩm hỏng bằng cách nhìn màu sắc. Thông thường khi bị hỏng, thực phẩm sẽ đổi sang màu sắc đậm hơn, do sự phát triển của vi sinh vật mang tên Serratia Marcescens. Những loại thực phẩm đã lưu trữ khoảng 2 tuần mà có sự thay đổi màu sắc một cách bất thường thì các gia đình nên loại bỏ ngay. Đặc biệt, khi thực phẩm chuyển màu đen, đốm trắng thì đó là dấu hiệu của nấm mốc, cũng không nên tiêu thụ.
- Những loại rau củ nếu mềm nhũn thì chắc chắn là đã bị vi khuẩn xâm nhập, tốt nhất không nên ăn.
Tác dụng của dầu tràm? Dùng tinh dầu tràm như thế nào?
Dầu tràm có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh và làm đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng tinh dầu tràm để đạt được những lợi ích tốt nhất.
Dầu tràm được chưng cất từ lá của thân cây gỗ Melaleuca leucadendra, tràm cajuputi, và có thể là các loại tràm khác. Tinh dầu tràm được lấy từ cành và lá của cây tràm. Các thành phần chính của tinh dầu tràm bao gồm: Caryophyllene, Alpha Pinene, Beta Pinene, Limonene, Alpha Terpinene, Alpha Terpineol, Gamma Terpinene, Terpinolene, Terpineol, Cineole, Cymene, Linalool và Myrcene.
Tuy không được sử dụng trong nấu ăn nhưng tinh dầu tràm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu biết rõ những tác dụng của tinh dầu tràm dưới đây, bạn chắc chắn sẽ mang về nhà một lọ để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình mình.
Tác dụng của tinh dầu tràm
1. Sát trùng và diệt khuẩn
Đây là một trong những công dụng lớn nhất của tinh dầu tràm. Nó cực kỳ hiệu quả trong việc loại bỏ các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm, ví dụ như uốn ván, cúm hay một số bệnh truyền nhiễm như tả, thương hàn. Bạn có thể bôi tinh dầu tràm bên ngoài vết thương hoặc vết cắt do sắt gỉ để tránh bị uốn ván trước khi được tiêm vắc-xin.
2. Tốt cho da
Mụn là một trong những vấn đề về da phổ biến nhất và cũng gây đau đầu nhất. Một trong những lý do lớn nhất gây ra mụn là do da mặt tiết ra quá nhiều dầu. Trong khi đó, tinh dầu tràm có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này nhờ đặc tính làm se khít lỗ chân lông bởi nó có chứa terpinen-4-ol, 1, 8 cineol, linalool và alpha-terpineol.
Chỉ cần cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước, sau đó dùng bông gòn thấm và chấm lên da mặt, những vùng có mụn. Việc này sẽ giúp loại bỏ lượng dầu thừa và bụi bẩn trên gương mặt, điều chỉnh việc tạo ra bã nhờn bằng cách tạo ra các tuyến bã nhờn. Sau một thời gian, các vấn đề về mụn sẽ biến mất.
Ngoài ra, đặc tính chống oxy hóa trong tinh dầu tràm cũng bảo vệ da khỏi các tác hại của gốc tự do. Nó cũng giúp dưỡng ẩm, làm sáng da, đều màu da và hạn chế tình trạng lão hóa da.
3. Hỗ trợ hệ miễn dịch
Tinh dầu tràm có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác động của vi khuẩn, virus, tránh được những bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như cúm, thương hàn.
4. Giảm đau răng
Tinh dầu tràm có lợi ích cho việc giảm đau răng. Chỉ cần thấm một chút tinh dầu tràm vào miếng bông gòn rồi đặt vào vùng răng bị đau. Việc này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, giảm các cơn đau răng kéo dài.
5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Tinh dầu tràm rất tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy sự tiết ra các enzym của dịch tiêu hóa để hỗ trợ hiệu quả phân rã thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, chuột rút, kiết lỵ và viêm ruột.
6. Chăm sóc tóc
Dầu tràm có đặc tính nuôi dưỡng giúp giữ ẩm cho tóc và da đầu, giữ cho tóc luôn khỏe mạnh. Chất chống vi khuẩn có trong tinh dầu tràm là một phương pháp chữa trị tuyệt vời cho da đầu khô, vảy và gàu. Sử dụng tinh dầu tràm thường xuyên sẽ giúp tóc luôn mềm mại, bóng mượt.
7. Diệt côn trùng
Tinh dầu tràm cực kỳ hiệu quả trong việc tiêu diệt cũng như xua đuổi côn trùng. Dung dịch pha loãng của tinh dầu tràm có thể được phun trong nhà hoặc dùng máy xông hơi, đèn xông tinh dầu để xua đuổi muỗi, kiến và nhiều loại côn trùng khác. Bạn cũng có thể trực tiếp bôi tinh dầu tràm đã được pha loãng lên da để tránh bị côn trùng đốt.
8. Giảm đau bụng kinh
Đối với phụ nữ, đau bụng kinh là một vấn đề vô cùng khó chịu. Những người thường xuyên bị đau bụng kinh có thể bôi tinh dầu tràm vì nó giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn sự tắc nghẽn trong tử cung, từ đó giúp làm giảm cơn đau hiệu quả.
9. Giảm viêm xoang, viêm khớp
Tinh dầu tràm rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm xoang cũng như tắc nghẽn xoang nói chung. Phương pháp đơn giản nhất chính là xông hơi. Khi nước sôi, bạn thêm khoảng 20 giọt tinh dầu tràm, sau đó xông hơi trong vài phút. Việc này giúp loại bỏ sự tắc nghẽn xoang, giảm bớt các cơn đau.
Bên cạnh đó, tinh dầu tràm cũng có tác dụng trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp, đau nhức khớp. Bạn có thể kết hợp tinh dầu tràm với kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ, bôi lên vùng khớp bị đau, vừa giúp giảm đau, vừa giúp giảm viêm. Bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu tràm vào bồn tắm để ngâm người cũng mang lại lợi ích tương tự.
10. Điều trị rối loạn hô hấp
Các bệnh về đường hô hấp không chỉ là dấu hiệu của các bệnh như cúm, ho, cảm lạnh mà còn có thể gây ra những bệnh như tắc nghẽn phổi mạn tính hoặc ngưng thở khi ngủ, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Việc sử dụng tinh dầu tràm sẽ làm giảm tình trạng nghẹt mũi, đờm và tức ngực, điều trị các bệnh rối loạn hô hấp.
11. Chất khử mùi
Ngoài những lợi ích trong việc chữa bệnh là làm đẹp, tinh dầu tràm còn có tác dụng khử mùi. Nó hoạt động như một chất khử mùi mạnh mẽ, loại bỏ các mùi hôi khó chịu, vi khuẩn và độc tố.
Việc khuếch tán tinh dầu tràm trong không khí cũng giúp đem lại cảm giác dễ chịu, tinh thần thư thái, giảm cảm giác buồn nôn, giảm sự xuất hiện của côn trùng.
Cách dùng tinh dầu tràm
1. Đối với trẻ em
- Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn tay rồi xoa lên vùng cổ, lưng, ngực, trán và gan bàn chân, tay cho trẻ nhỏ, mát xa nhẹ nhàng để tinh dầu được thẩm thấu tốt nhất.
- Xoa nhẹ tinh dầu tràm vào vùng mũi của trẻ để tránh nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Nhỏ 5-10 giọt tinh dầu tràm vào nước ấm, dùng khăn lau nhẹ lên người trẻ để làm sạch, giữ ấm cơ thể, lưu ý tránh vùng mắt vì dầu tràm có thể làm cay mắt.
- Thoa nhẹ lên vùng da của trẻ bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn để giảm sưng tấy, ngứa ngáy và nhiễm trùng.
2. Đối với người lớn
- Khi bị ngứa hoặc nấm, có thể bôi trực tiếp tinh dầu tràm hoặc nhỏ vào nước ấm để ngâm chân, tay.
- Khi bị nhiễm trùng hoặc cháy máu dạng nhẹ, có thể dùng bông gòn tẩm tinh dầu tràm để cầm máu và sát trùng.
- Khi bị viêm nướu lợi, có thể dùng bông gòn tẩm tinh dầu tràm đặt vào vùng bị đau hoặc nhỏ vài giọt vào nước ấm để súc miệng.
3. Phụ nữ mang thai và sau sinh
- Dùng tinh dầu tràm mát xa vào những vùng bị đau để giảm cơn đua hiệu quả.
- Bôi tinh dầu tràm vào mũi, yết hầu và ngực để tránh bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, tránh gió độc.
4 lý do bạn cần làm sạch nắp đồ hộp trước khi mở Nắp hộp thực phẩm có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh mà bạn không ngờ tới. Gần đây, các ca ngộ độc thực phẩm khi ăn đồ hộp đang gây ra lo lắng cho người tiêu dùng trong cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ngộ độc thực phẩm khi sử dụng đồ hộp như chất lượng thực phẩm bên trong...