Vụ giết người kinh hoàng vì ám ảnh bất tử
Dân trí Xem phim ma cà rồng nhiều đến nỗi thiếu niên Matthew Hardman tin rằng sẽ sống bất tử nếu uống máu. Nỗi ám ảnh đã biến thành âm mưu đen tối.
Vào tháng 11/2001, thiếu niên 17 tuổi (sống tại Llanfairpwllgwyngyllgogerychwyrndrobwllllantysiliogogogoch – một nơi nổi tiếng với cái tên dài nhất nước Anh, đảo Anglesey) đã gây ra án mạng kinh hoàng.
Matthew Hardman
Thanh tra Alan Jones đã mất 12 tuần để truy ra dấu vết kẻ giết người và cuối cùng đã tống được Hardman vào sau song sắt. Alan tin rằng ông đã ngăn chặn được vụ giết người hàng loạt.
“Hai bác sĩ tâm thần học đã cùng đồng hành với tôi trong vụ án này. Nếu chúng tôi không bắt giữ hắn, chắc chắn hắn sẽ tiếp tục gây ra những tội ác kinh hoàng ở Anglesey và những nơi khác”.
Cụ bà Mabel Leyshon bị giết tại nhà riêng
Trước đó, một tình nguyện viên đã gọi cảnh sát khi không thấy bà Mabel ra mở cửa.
Tại hiện trường là cảnh tượng không thể hình dung nổi trong suốt 25 năm trong nghề của thanh tra Alan, bà Mabel Leyshon bị cắt tim uống máu. Vụ việc gây chấn động cộng đồng sống tại thị trấn nhỏ bé.
Ngôi nhà nơi bà cụ 90 tuổi bị giết
Lúc đầu Matthew Hardman – một học sinh chuyển đến sống ở thị trấn cùng với mẹ sau khi cha hắn đột ngột qua đời vì một cơn hen suyễn khi hắn 13 tuổi – không ở trong diện tình nghi.
Với dấu vết ADN kẻ giết người để lại ở hiện trường, 100 người đã được kiểm tra ADN nhưng không tìm thấy manh mối. Cảnh sát buộc phải lên truyền thông kêu gọi cung cấp thông tin. Lúc này, thanh tra Jones mới biết từng có một người bạn của Hardman đã bị hành hung vì từ chối cắn Hardman theo lời cầu xin của hắn để hắn trở thành bất tử.
Điều tra thêm cho thấy Hardman bị ám ảnh bởi ma cà rồng, thờ quỷ sứ và nghệ thuật hắc ám. Hắn có thể dành hàng giờ lang thang trong các website về ma cà rồng ở phòng ngủ.
Điều tra cũng phát hiện hắn thường xuyên mang báo đến nhà bà Mabel và bằng chứng ngoại phạm làm việc ở khách sạn đêm hôm xảy ra vụ việc chỉ là dối trá.
Trong cuộc khám xét nhà Hardman, các nhà chức trách đã phát hiện ra đôi giày trùng với dấu vết ở hiện trường và trong túi áo khoác treo trong phòng ngủ của hắn có con dao dính máu của bà Mabel.
Thanh tra Jones đã vô cùng sốc vì tuổi của kẻ tình nghi quá trẻ nhưng Hardman rất bình tĩnh khi bị bắt vào tháng 1/2002. Kẻ tình nghi cũng vui vẻ kể về việc tìm kiếm các nội dung về pháp y và ma cà rồng trên website nhưng từ chối nói về cái chết của bà Mabel.
Bác sĩ tâm thần Chris Kenneally đã gặp Hardman sau khi hắn bị bắt và cũng rất bất ngờ trước sự bình tĩnh, tự tin và lịch thiệp của hắn.
“Hắn rất trẻ, đẹp trai, tóc vàng, mắt xanh, ăn mặc lịch sự, nói năng lễ phép. Tôi biết hắn bị buộc tội gì nhưng nếu con gái tôi đưa hắn về nhà, tôi sẽ nghĩ “Thật là một chàng trai đáng yêu”, ông Chris nhớ lại.
Cựu thanh tra Alan Jones
Đến tháng 8/2002, Matthew Hardman đã bị kết tội giết người với án chung thân, tối thiểu là 12 năm.
Thẩm phán Justice Richards cho biết ám ảnh ma cà rồng là nguồn cơn của vụ giết người. Bác sĩ tâm thần Emma Kenny giải thích: “Trẻ thường thần tượng hóa ai đó. Và chúng sẽ có xu hướng liên lạc với ai hay cái gì đó làm chúng cảm thấy được giống vậy, cho dù điều đó là sai lầm. Và khi chúng tìm thấy những website hay mẫu hình nói rằng: Đúng, bạn thật đặc biệt, và bạn có thể bắt đầu sống một cuộc sống thực sự khác, chúng sẽ dễ dàng tuân phục”.
Phạm nhân được ân xá vài tiếng trước khi bị tử hình
Chính quyền bang Georgia của Mỹ đã bãi bỏ bản án tử hình đối với một phạm nhân chỉ vài giờ trước khi nó được thi hành.
Nhà tù bang Georgia, Mỹ. - Ảnh: Wikipedia.org.
Như trong tuyên bố trên trang thông tin của Uỷ ban về vấn đề ân xá của bang, câu chuyện liên quan tới công dân Jimmy Meders, 58 tuổi. Đối tượng bị tuyên án tử hình vào năm 1989 vì tội danh cướp của và giết một nhân viên cửa hàng.
Dự kiến phạm nhân Meders sẽ bị tử hình vào hôm thứ Năm, ngày 16/01/2020 bằng biện pháp tiêm thuốc độc. Sau khi thảo luận, Uỷ ban đã quyết định thay đổi bản án thành chung thân vĩnh viễn.
Trước khi gây án, phạm nhân Meders chưa có tiền án và tiền sự. Bồi thẩm đoàn, những người mà quyết định số phận của đối tượng này 30 năm trước, cũng thiên về bản án chung thân đối với Meders.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó từng tuyên bố về sự cần thiết phải áp dụng mức hình phạt cao nhất đối với những đối tượng gây ra các vụ án vì thù hận và giết người hàng loạt.
Ông Trump đã phát biểu với tuyên bố này tại Nhà Trắng, sau khi Mỹ bị chấn động bởi 3 vụ xả súng khiến nhiều người thương vong.
"Hôm nay tôi sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp chuẩn bị văn bản luật mà bảo đảm: Những kẻ gây ra các vụ án vì thù hận và giết người hàng loạt sẽ bị tuyên án tử hình, và khung hình phạt này sẽ được áp dụng nhanh, cương quyết, không cần lùi thời hạn thi hành", Intefax trích dẫn lời của tổng thống Mỹ.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi người dân lên án chủ nghĩa phát xít, tuyệt đỉnh da trắng khi gọi những lý tưởng này là đáng quan ngại.
Cũng có thông tin cho rằng chính quyền liên bang của Mỹ dự định áp dụng trở lại mức án tử hình sau một thời gian dài gián đoạn từ năm 2003.
Các nhà tù của Mỹ được chia thành bang và liên bang. Bất chấp sự gián đoạn, khung hình phạt cao nhất vẫn được sử dụng ở cấp độ chính quyền các bang của Mỹ trong những năm gần đây.
Theo doisongphapluat.com
Đường tu hành khổ hạnh nhất thế gian Trong khi đa phần các tôn giáo tôn thờ sự khiết tịnh, thầy tu khổ hạnh Aghori khẳng định: Con đường ngắn nhất để trở thành thần là dấn thân vào tận cùng sự ô uế, chết chóc. Họ ép bản thân phải ăn... thịt chết, đồ ôi thiu. Có điều, đằng sau phương pháp tu hành khác biệt này lại là một...