Vụ giết người chấn động Việt Nam và khúc sông oan nghiệt
Vì lời khai man của kẻ sát nhân mà các chiến sĩ đã phải lặn ngụp gần 60 giờ để tìm khẩu súng, tang vật vụ án để rồi 2 chiến sĩ đã mãi mãi ra đi.
Vụ vợ chồng nghệ sĩ cải lương Thanh Nga bị sát hại được cho là tàn bạo nhất
Nguyễn Thanh Tân (SN 1942, quê tỉnh Hậu Giang) là kẻ cầm đầu băng nhóm chuyên bắt cóc tống tiền, giết người tại Sài Gòn những năm sau giải phóng.
Ngày 26/11/1977, Nguyễn Thanh Tân và đồng bọn đã gây ra vụ bắt cóc con trai nghệ sĩ Kim Cương (cháu Tô Rô, 3 tuổi) đòi tiền chuộc là 20 lượng vàng.
Sau nhiều ngày theo dõi,cháu Tô Rô đã được bọn chúng thả nhưng tung tích nhóm bắt cóc thì không thấy đâu.
Hơn một năm sau, băng nhóm Nguyễn Thanh Tân lại gây ra vụ bắt cóc con trai bác sĩ Lã Hỷ, một bác sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ.
Trong chuỗi vụ án bắt cóc tống tiền mà Nguyễn Thanh Tân và đồng bọn nhắm vào các gia đình nghệ sĩ, thì vụ vợ chồng nghệ sĩ cải lương Thanh Nga bị sát hại được cho là tàn bạo nhất…
Năm 1977 là thời điểm sân khấu cải lương đang phát triển, nữ nghệ sĩ Thanh Nga (SN 1942 tại Tây Ninh, con gái của bà bầu Nguyễn Thị Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga) đang là ngôi sao sáng trên sân khấu cải lương TP.HCM và cả nước.
Vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga. Ảnh tư liệu
Cái chết của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga chỉ 30 phút sau khi kết thúc vở diễn nổi tiếng “Thái hậu Dương Vân Nga” đã gây chấn động không chỉ trong giới nghệ sĩ mà còn trong nhiều người hâm mộ lúc bấy giờ.
Lúc 23h30 ngày 26/11/1978, sau khi kết thúc tốt đẹp vai diễn “Thái hậu Dương Vân Nga” ở rạp Thủ Đô, nghệ sĩ Thanh Nga đã được chồng lái xe đưa về.
Trước đó, Tân đã ngồi bàn với đàn em là Nguyễn Văn Đức lên kế hoạch bắt cóc con nghệ sĩ Thanh Nga, bé Phạm Duy Hà Linh (Cúc Cu, 5 tuổi) để đòi tiền chuộc nên bọn chúng bám theo xe của nghệ sĩ về nhà.
Khi ôtô vào gara, Tân rút súng ngắn đã lên đạn lao vào bên trong. Cận vệ của nghệ sĩ Thanh Nga vừa mở cửa xe, Tân đạp ngã anh này rồi trườn vào bên trong bắt bé Cúc Cu.
Đôi bên giằng co, nghệ sĩ Thanh Nga năn nỉ tên tội phạm không được nên đã cắn vào tay kẻ cầm súng để cứu con trai nhưng tiếng súng chát chúa vang lên, nữ nghệ sĩ ôm ngực đổ gục xuống băng ghế.
Video đang HOT
Lúc này chồng nghệ sĩ Thanh Nga lao đến cứu vợ cũng bị trúng đạn rồi tử vong sau đó còn các tên tội phạm thì bỏ trốn khỏi hiện trường.
Viên đạn trúng ngực trái đã cướp đi sinh mệnh của nghệ sĩ tài hoa tuổi 36 được xác định là từ khẩu súng P38.
Quá trình lần theo dấu vết tội phạm đang dở dang thì 3 tháng sau tiếp tục xảy ra vụ bắt cóc con trai bác sĩ Lã Hỷ. Từ đây, manh mối của cả 3 vụ án dần hé mở.
Lần theo những manh mối của vụ bắt cóc con trai bác sĩ Lã Hỷ, đến 0h ngày 9/4/1979, đại úy Hai Thành cùng nhiều trinh sát “cày” nát con hẻm trên đường Nguyễn Biểu, quận 5, nơi có căn nhà mà Tân đang trốn rồi khống chế hắn ngay tại giường ngủ.
Trong các bản cung, với bản chất lì lợm và gian ác, trước sau Tân đều khai đã vứt khẩu súng xuống sông Sài Gòn trong lúc chạy trốn qua đoạn cầu Bình Lợi.
Cảnh sát xác định muốn buộc tội giết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga cho Tân thì phải tìm cho ra khẩu súng P.38 mà hắn khai đã vứt dưới sông.
60 giờ lặn tìm tang vật dưới dòng sông đen
Hơn 10 chiến sĩ cứu hộ cứu nạn của Phòng Cảnh sát PCCC đã khẩn trương nhận lệnh đến cầu Bình Lợi tìm bằng được tang vật vụ án.
Trời tháng 5, nước sông Sài Gòn chảy xiết, các chiến sĩ cứu nạn đã thay phiên nhau ngụp lặn dưới dòng sông sâu, có đoạn tới 30m, cái đói, cái rét đến buốt óc.
Xem thêm các bài viết về vụ án nghệ sỹ Thanh Nga tại đây
Trên trang Vnexpress đưa tin: “Tổ cứu hộ lặn cả ngày lẫn đêm suốt 2 ngày 10-12/5/1979 vẫn không có kết quả. Sang ngày thứ ba, tổ xác định, nếu không tìm được khẩu P38 sẽ báo cáo cơ quan điều tra không tìm thấy tang vật như lời khai hung thủ”.
Khoảng 13h ngày 12/5, ở ca lặn cuối cùng, hai chiến sĩ Nguyễn Văn Bảy và Võ Quang Hà ôm dây bảo hiểm trầm mình xuống sông ngay phía chân cầu Bình Lợi nhưng 10 phút sau chưa thấy ngoi lên.
Nhiều người ở trên bờ hồi hộp theo dõi nhưng vẫn không hề thấy dấu hiệu của hai chiến sĩ. Nghi có chuyện chẳng lành nên chiến sĩ Nguyễn Ngọc Tốt đã nhấc dây bảo hiểm thì thấy nhẹ tênh.
Ảnh minh họa (Nguồn: CS PCCC TPHCM)
Đột nhiên ở độ sâu 30 mét, một tiếng nổ lớn vang lên, dòng sông như sôi sục. Choáng váng vì sức ép, cả hai chiến sĩ đã buông bình hơi… Thi thể anh Hà nổi lên mặt nước, còn anh Bảy mất tích, đến khuya mới tìm thấy bị kẹt ở chân cầu Bình Lợi.
Sau gần 60 giờ ngụp lặn tìm khẩu súng giết chết nghệ sĩ Thanh Nga, lực lượng cứu hộ TP HCM không những không có kết quả mà còn mãi mãi mất đi 2 đồng đội.
Vụ án sau đó đã khép lại khi những lời khai ban đầu của Tân vứt súng xuống cầu Bình Lợi là giả dối. Hung thủ đánh lừa cơ quan điều tra hòng thoát tội sát hại nghệ sĩ Thanh Nga. Ban Chuyên án sau đó đã thu được khẩu P38 ngay dưới hầm cầu nhà em của Tân.
Sau này hung thủ giết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga khai ý định ban đầu là bắt cóc cháu Cúc Cu nhưng bị 2 nạn nhân chống cự nên đã nổ súng sát hại dã man.
Cuối năm 1979, Nguyễn Thanh Tân và đồng phạm đã lĩnh án tử sau 2 phiên tòa dưới sự đồng tình của dư luận.
Theo Trí Thức Trẻ
Vụ án sát hại dã man vợ chồng NS Thanh Nga và chiến công của đội SBC
Trong chuỗi vụ án bắt cóc tống tiền mà Nguyễn Thành Tân và đồng bọn nhắm vào các gia đình nghệ sĩ, thì vụ vợ chồng nghệ sĩ cải lương Thanh Nga bị sát hại được cho là tàn bạo nhất...
Khám nghiệm hiện trường, bên trong chiếc xe hơi của gia đình nghệ sĩ Thanh Nga.
Những năm đầu đất nước thống nhất, tình hình an ninh trật tự ở Sài Gòn diễn biến phức tạp. Đây là nơi nhiều băng nhóm "xã hội đen" hoạt động, trong đó phần lớn các đối tượng là những tên giang hồ, lưu manh trốn trại, binh lính chế độ cũ... chúng gây ra nhiều vụ cướp của, giết người khiến người dân thành phố sống trong hoang mang.
Việc ngày càng nhiều những vụ phạm pháp hình sự xảy ra khiến lãnh đạo công an thành phố phải nghĩ ngay đến việc thành lập lực lượng chống cướp tinh nhuệ. Tháng 3/1978, Đội Săn bắt cướp (SBC) thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM ra đời và người được giao trọng trách chỉ huy lực lượng này là ông Võ Tấn Thành (tức Đại úy Hai Trung).
Đại úy Hai Thành
Đại úy Hai Thành sau này được biết đến là người chỉ huy trinh sát SBC khám phá thành công nhiều vụ án nghiêm trọng, như vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương, bắt cóc con bác sĩ Lã Hỷ, giải cứu 11 đứa trẻ bị bắt cóc ở Lâm Đồng, triệt phá băng cướp Võ Tùng Hội, Phú "Sa lem", Thái Lập Thành...hay bắt tướng cướp Điền khắc Kim, Tín Mã Nàm.
Trong số những chiến công trấn áp tội phạm của Đội SBC, có thể kể đến vụ án vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga bị ám sát. Cho đến nay hành trình truy lùng hung thủ gây ra vụ án chấn động này của trinh sát đội SBC vẫn còn nhiều bí ẩn...
Khoảng 23h đêm 26/11/1978, sau khi kết thúc vở diễn "Thái hậu Dương Vân Nga" tại rạp Cao Đồng Hưng (quận Bình Thạnh), nghệ sĩ Thanh Nga cùng chồng và đứa con 5 tuổi đi trên chiếc xe hơi về nhà riêng. Trên xe lúc này còn có một vệ sĩ đi cùng.
Nhưng khi chiếc xe vừa đỗ xịch trước nhà thì xuất hiện hai đối tượng đi xe gắn máy Honda trờ tới. Một tên cầm súng lao tới tấn công người vệ sĩ lúc này đã ra khỏi xe và đòi bắt con nghệ sĩ Thanh Nga. Vợ chồng nữ nghệ sĩ la lên liền đối tượng nã đạn trúng người. Gây án trong nháy mắt, hai tên phóng xe gắn máy về hướng ngã sáu Sài Gòn mất hút trong màn đêm.
Ban chuyên án lấy lời khai người vệ sĩ của nghệ sĩ Thanh Nga.
Nghệ sĩ Thanh Nga và chồng tử vong ngay sau đó. Công tác khám nghiệm hiện trường được Phó giám đốc Công an TP.HCM lúc bấy giờ là đại tá Cáp Xuân Diệm chỉ đạo tiến hành trong đêm. Bên trong xe hơi của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga, công an thu giữ được 1 đầu đạn, 1 vỏ đạn được xác định từ khẩu súng P.38. Ngoài ra, đồ đạc trong xe có dấu hiệu bị xáo trộn.
Chồng nghệ sĩ Thanh Nga bị bắn trúng ngực trái, xuyên thẳng từ trước ngực ra sau lung. Nữ nghệ sĩ cũng bị vết bắn tương tự. Vụ án gây chấn động không chỉ trong giới Văn nghệ sĩ Sài Gòn mà còn lan rộng đến khán giả đam mê cải lương khắp các tỉnh miền Nam. Trước sức ép từ dư luận, Bí thư Thành ủy thành phố lúc bấy giờ là ông Võ Văn Kiệt đã phải lên tiếng yêu cầu lực lượng SBC nhanh chóng vào cuộc điều tra, tìm ra thủ phạm để xử lý nghiêm trước pháp luật.
Truy dấu hung thủ
Ban chuyên án được xác lập để truy tìm dấu tích hung thủ. Tình tiết đáng chú ý được đi sâu tìm hiểu là trước khi bị sát hại nghệ sĩ Thanh Nga nhận được thư nặc danh ám chỉ cô sẽ bị ám sát vì diễn xuất quá đạt trong các vai thể hiện tinh thần yêu nước, cụ thể là vai "Trưng Trắc" trong "Tiếng trống Mê Linh" và gần nhất là thủ vai "Thái hậu Dương Vân Nga" trong vở diễn cùng tên.
Hướng điều tra của chuyên án về mặt chính trị tích cực thu thập chứng cứ của các tổ chức phản cách mạng. Có thông tin những đối tượng này ám sát nghệ sĩ Thanh Nga vì không muốn cô thủ vai hai vai diễn đang được đông đảo người dân chú ý. Nhưng qua việc dựng lại hiện trường vụ án đã cho thấy giả thuyết trên không có cơ sở.
Cụ thể, dấu vết tại hiện trường thể hiện đã có sự giằng co giữa vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga và hung thủ. Và động cơ của chúng là nhằm bắt cóc đứa con 5 tuổi của họ với mục đích tống tiền, nhưng sự vụ không thành công nên đã nã súng bắn chết hai người.
Lúc bấy giờ vụ con nghệ sĩ Kim Cương và con bác sĩ Nguyễn Lã Hỷ bị bắt cóc, đòi tiền chuộc dấy lên khả năng hung thủ trong vụ ám sát vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga cũng làm điều tương tự. Trong lần kẻ bắt cóc con bác sĩ Lã Hỷ đến điểm hẹn sẵn lấy tiền chuộc thì trinh sát SBC đuổi bắt.
Cuộc rượt đuổi trên xe gắn máy diễn ra như phim hành động, kẻ bắt cóc thậm chí còn quăng lựu đạn về phía công an nhưng may mắn chưa rút chốt. Trên đường tháo chạy một tên bị SBC bắn bị thương, hắn được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy băng bó và bị bắt tại đây.
Từ lời khai của đối tượng Nguyễn Văn Hóa này, Ban chuyên án đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ và cuối cùng lần ra được nơi ở của Nguyễn Thanh Tân (SN 1943, quê tỉnh Hậu Giang), tên cầm đầu trong hai vụ bắt cóc, tống tiền trên.
Tân và Hóa ném lựu đạn về phía lực lượng truy đuổi.
Khoảng 1h rạng sáng 10/4/1979 trinh sát SBC bất ngờ đột kích vào cư xá Nguyễn Thiện Thuật nơi Tân ẩn náu, bắt giữ tên này đồng thời thu giữ tang vật là nhiều vòng vàng, nữ trang. Tân khai nhận tổ chức hai vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương và con bác sĩ Lã Hỷ, nhưng lại nói "không biết" về cái chết của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga.
Bằng nghiệp vụ điều tra, cuối cùng trinh sát cũng đã tìm thấy khẩu súng P.38, hung khí Tân sử dụng sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga và kẻ giết người cũng đã cúi đầu nhận tội. Tân khai mục đích chỉ để bắt cóc đứa con 5 tuổi nhưng vợ chồng nữ nghệ sĩ đã chống cự quyết liệt, trong lúc giằng co Tân đã nổ súng. Cuối năm 1979, Tân và đồng phạm trong vụ sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga lãnh án tử sau 2 phiên tòa nhận được sự quan tâm của dư luận.
Chuỗi vụ án chấn động dư luận lúc bấy giờ khép lại và những chiến công thầm lặng của Đội SBC, Công an TP.HCM đã góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.
Theo Infonet
Hằng "người nhện" đã bị bắt giữa đường phố Sài Gòn như thế nào? Chính bởi tấm lòng của đại úy Hai Thành mà kẻ cầm đầu nhóm giang hồ đã nguyện vào vai "người tình" để cùng anh xóa băng "Bông hồng trắng" nổi tiếng lúc bấy giờ. Ảnh minh họa Với khả năng nhập vai và điều tra tài tình, đại úy Hai Thành đã cảm hóa được nhiều người từng sa ngã, khiến họ...