Vụ ‘Giấy chứng nhận sư phạm không phải là chứng chỉ’: Xin ý kiến của Bộ GD-ĐT để giải quyết
Liên quan đến vụ ‘ Giấy chứng nhận sư phạm không phải là chứng chỉ’, UBND tỉnh Bình Định báo cáo và xin ý kiến Bộ GD-ĐT xem xét, chỉ đạo.
Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của Trường CĐ Bình Định – Ảnh: Hoàng Trọng
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cho biết đã giao Sở GD-ĐT tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các địa phương, đơn vị liên quan thống nhất đề xuất hướng giải quyết đối với các trường hợp vướng mắc trong công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục do sử dụng giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, thay vì chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Bộ GD-ĐT. Trên cơ sở đó, Sở GD-ĐT dự thảo công văn để UBND tỉnh Bình Định báo cáo và xin ý kiến Bộ GD-ĐT xem xét, chỉ đạo.
Như Thanh Niên đã thông tin, gần 140 giáo viên đã bị loại khỏi kỳ thi tuyển viên chức ngành GD-ĐT do UBND H.Phù Cát (Bình Định) tổ chức vì giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Trường CĐ Bình Định cấp không được chấp nhận.
UBND H.Phù Cát khẳng định đầu vào viên chức ngành GD-ĐT theo quy định của Bộ GD-ĐT phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. UBND tỉnh Bình Định đã phê bình tập thể lãnh đạo Trường CĐ Bình Định trong việc cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm không đúng quy định của Bộ về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia dự tuyển viên chức ngành giáo dục.
Theo Thanh niên
Làm giàu khác người: Heo "ngậm" 3 sổ đỏ chủ mới thành tỷ phú
Ở làng Tùng Chánh (xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), đôi vợ chồng Nguyễn Ngọc Sang (SN 1971) khá nổi tiếng bởi "độ liều" và câu chuyện kỳ tích mà họ đã cùng nhau làm nên để trở thành tỷ phú nuôi heo.
Video đang HOT
Để trở thành tỷ phú như hôm nay họ đã từng lâm cảnh nợ nần chồng chất, phải tính bán đất đai, vườn tược...để trả nợ. Hành trình của vợ chồng anh Sang quả là làm giàu khác người.
Thương vợ lặn lội gánh hàng rong
Tiếp chúng tôi bằng tách trà nóng, nông dân Nguyễn Ngọc Sang kể vắn tắt cuộc đời mình, vốn sinh ra trong gia đình nông dân nghèo khó, năm 1991 anh lập gia đình, thời điểm ấy quà cưới của 2 vợ chồng gom góp chỉ đủ 1 chỉ vàng. Sau đám cưới, anh lấy số tiền này mua được một con nghé với mong muốn phát triển kinh tế gia đình nhưng chỉ vài ngày sau, con nghé bất ngờ đổ bệnh và chết.
Nông dân Nguyễn Ngọc Sang đang tắm cho đàn heo ở trang trại. Ảnh: Dũ Tuấn
Cuộc sống lâm cảnh "thiếu trước hụt sau", vợ chồng anh Sang phải tạm xa nhau thời gian để kiếm tiền nuôi 3 đứa con đang độ tuổi ăn học. Anh Sang cần mẫn làm thợ mộc, vợ anh phải lặn lội vào Nam để bán hàng rong trang trải cuộc sống. Anh Sang kể: "Sau nhiều đêm trằn trọc, nghĩ thương vợ nên tôi quyết định khuyên vợ về quê, có rau ăn rau, có muối ăn muối, dù khổ cực nhưng sớm tối gia đình có nhau. Thế là, vợ tôi gật đầu đồng ý".
Năm 2000, dành dụm được số vốn ít ỏi, vợ chồng anh Sang mua được 3ha đất ở làng Tùng Chánh và bắt đầu câu chuyện khởi nghiệp với 500 con gà. Nuôi lứa đầu tiên, anh vui mừng khi thu được 23 triệu đồng nên mạnh dạn đầu tư nuôi lứa tiếp theo với 3.000 con. Thế nhưng, lần này vợ chồng anh không gặp may, giá gà ở thị trường vào thời điểm đó quá rẻ khiến anh lỗ gấp 3 lần số tiền lãi ban đầu.
Anh Nguyễn Ngọc Sang bên một khu chuồng chăn nuôi heo của gia đình. Qua đợt dịch tả lợn châu Phi, giá heo hơi liên tục tăng giúp nghề nuôi heo của vợ chồng anh Sang thuận lợi.
Theo anh Sang, mặc dù thua lỗ nhưng vợ chồng anh vẫn không nản chí. Được Hội Nông dân huyện tập huấn về kỹ năng, Hội Nông dân xã Cát Hiệp hướng dẫn vay vốn ngân hàng, anh bắt tay vào việc trồng điều, nuôi gà, lợn.
"Sau nhiều năm chăn nuôi và thu hoạch điều thành công, năm 2013 vợ chồng tôi quyết đầu tư trang trại quy mô với số tiền gần 4 tỷ đồng. Đây là khoảng thời gian khiến tôi vất vả cực kỳ khi phải tìm kiếm thị trường, nguồn thức ăn, con giống... Chưa kịp đứng vững thì trang trại bất ngờ thua lỗ đến 3 tỷ đồng khi hàng trăm con lợn thịt phải bán tháo vì giá lợn giảm không phanh, chỉ còn 22.000 đồng/kg hơi" - anh Sang buồn bã nói.
Mang 3 sổ đỏ cầm cố
Sau trận thua lỗ tưởng chừng như không còn đường thoát thân, vợ chồng anh Sang quyết định mang 2 sổ đỏ của gia đình và mượn thêm 1 sổ đỏ của anh em họ hàng để cầm cố ngân hàng với mong muốn vực dậy trang trại đang nằm chờ chết.
Anh Sang nhớ lại: "Cầm 3 sổ đỏ đi cầm cố, chân tay tôi run cầm cập, nói không ra tiếng. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng lần này phải thành công, nếu không thành công thì chắc phải bán đất, vườn tược mới mong trả hết số nợ đang gánh trên vai".
Để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi và các loại dịch bệnh khác trên đàn heo, vợ chồng anh Sang luôn vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong và ngoài khu trang trại nuôi heo.
Giải tỏa được cơn khát vốn, gia đình anh Nguyễn Ngọc Sang chú tâm hơn vào việc chăn nuôi, anh đặt vấn đề phòng bệnh cho vật nuôi lên hàng đầu. Cửa ngõ ra vào trang trại được quản lý rất nghiêm ngặt, rất khó để người lạ tự ý vào mà chưa được sự đồng ý hoặc thực hiện nội quy bắt buộc được chủ trang trại đặt ra.
"Tôi ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi. Bởi thực tế, nếu như vật nuôi sinh trưởng tốt gặp thị trường giá rẻ thì cũng vớt vát được chút ít" - anh Sang nói. Sau nhiều năm gây dựng, năm 2018 với diện tích 3ha đất gia đình anh Sang trồng điều, nuôi 120 con lợn sinh sản, 500 con vịt lai Pháp và 3.000 con gà/lứa, 400 lợn thịt/lứa với 3 lứa/năm. Mỗi năm, tổng doanh thu của trang trại lên đến hơn 12 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lại lãi hơn 3 tỷ đồng.
Trang trại chăn nuôi tổng hợp của vợ chồng anh Sang không chỉ là nơi thăm quan, học hỏi của bà con nông dân mà còn là địa chỉ thực tập của sinh viên ngành nông nghiệp.
Hiện tại, trang trại đang tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động có bằng cấp từ trung cấp, cao đẳng trở lên với lương mỗi tháng hơn 7 triệu đồng/người. Ngoài ra, gia đình anh Sang còn chia sẻ kinh nghiệm làm giàu cho các nông dân khác học hỏi, mỗi năm giúp 12 hộ dân thoát nghèo bền vững, giải quyết 7 lao động mùa vụ khi thu hoạch, chăm sóc điều.
"Có gần 10 sinh viên ở tận Quảng Nam, Huế... mỗi năm cũng lặn lội vào thực tập tại trang trại, gia đình tôi lo ăn ở cho các cháu yên tâm học tập. Dự định, sắp tới tôi sẽ mở rộng quy mô làm ăn lớn gấp 2 lần diện tích nuôi hiện tại, hy vọng hướng đi này sẽ thành công" - anh Sang cho biết.
Vào thực tập ở trang trại anh Nguyễn Ngọc Sang được gần 1 tháng, sinh viên năm cuối chuyên ngành chăn nuôi của Đại học Nông Lâm Huế Thân Bá Phước đã dần làm quen với công việc hàng ngày và học được nhiều câu chuyện bổ ích từ thực tế. "Vợ chồng chú Sang cũng rất tốt bụng, hỗ trợ chỗ ăn ở tại chỗ, em cảm giác ở đây rất thoải mái, giống như người trong nhà" - Bá Phước nói
Năm 2010, nông dân Nguyễn Ngọc Sang vinh dự nhận giấy khen của UBND huyện Phù Cát; năm 2017 nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về thành tích sản xuất, kinh doanh giỏi. Ngoài ra, anh Nguyễn Ngọc Sang từng nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh; từ năm 2015-2018 là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương.
Theo Danviet
Bộ GTVT nói gì về đề nghị giảm phí BOT tại Bình Định Đối với trạm thu phí Bắc Bình Định và trạm Quốc lộ 19 trên địa bàn tỉnh Bình Định, Bộ GTVT và các Nhà đầu tư BOT đã giảm phí theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định về việc cử tri kiến nghị Bộ GTVT tiếp tục...