Vụ giàn khoan: Nhà Trắng kêu gọi đối thoại, chớ hăm dọa
Nhà Trắng ngày 14/5 cho rằng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Obama vừa có chuyến công du châu Á cần phải được giải quyết bằng đối thoại, chứ không phải là hăm dọa.
Kiều bào ta tại Tokyo, Nhật, mang theo những tấm biểu ngữ phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (Ảnh Anh Đào).
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết, mặc dù Mỹ không phải là một bên trong cuộc tranh chấp hiện nay, nhưng trong chuyến công du châu Á vào tháng trước Tổng thống Obama đã nhiều lần nhấn mạnh đến sự cần thiết của đối thoại hòa bình trong các cuộc tranh chấp liên quan đến Trung Quốc và Biển Đông.
Những tranh chấp như vậy “cần phải được giải quyết thông qua đối thoại, chứ không phải là hăm dọa”, ông Carney cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ. “Chúng tôi một lần nữa kêu gọi đối thoại”.
Tuyên bố của Nhà Trắng được đưa ra trong bối cảnh chính sách “trục xoay” sang khu vực châu Á Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Obama đang bị chỉ trích là thiếu thực chất.
Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam chỉ vài ngày sau chuyến công du kéo dài 1 tuần của Tổng thống Mỹ Obama tới châu Á vào cuối tháng tư vừa qua. Trong chuyến công du ông Obama đã cam kết Washington sẽ tích cực thực hiện trách nhiệm bảo vệ đồng minh của mình ở khu vực.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Singapore, một đồng minh thân cận của Mỹ và là một trong những đối tác của Việt Nam trong ASEAN, đã phát biểu tại Washington vào ngày 13/5 rằng sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc đã làm thay đổi động lực của khu vực.
“Tôi nhấn mạnh rằng Mỹ đang cố gắng kêu gọi các bên tuyên bố chủ quyền tránh hiếu chiến và đã kêu gọi giảm căng thẳng. Về góc độ nào đó, điều này phản ánh một thực tế mới. Giờ đây Mỹ cần phải chung sức với các nước khác và yêu cầu chung sức”, Ngoại trưởng K. Shanmugam cho hay.
Video đang HOT
Trong khi đó, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định việc Trung Quốc đưa giàn khoan và đội tàu hộ tống vào vùng biển Việt Nam là ” hành động đơn phương nằm trong một chuỗi hành động quy mô lớn hơn của Trung Quốc, nhằm tuyên bố chủ quyền với các vùng biển tranh chấp, và theo quan điểm của chúng tôi là gây tổn hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực”. Người phát ngôn cũng cho rằng không chỉ có mình Mỹ mà nhiều nước khác trên thế giới khẳng định hành động của Trung Quốc là khiêu khích và gây căng thẳng ở Biển Đông.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc trả giá vì ngang ngược ở Biển Đông
Bất chấp mọi sự chỉ trích, lên án và cảnh báo của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn ngày một lấn tới, hung hăng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Hành động coi thường dư luận, chà đạp lên luật pháp và đi ngược lại mọi cam kết của Trung Quốc sẽ khiến nước này phải trả cái giá rất đắt.
Tàu Trung Quốc hung hăng bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam.
Trung Quốc đã lấn tới trong tranh chấp Biển Đông như thế nào?
Có một điều rất dễ nhận thấy là trong những năm gần đây, khi Trung Quốc ngày một lớn mạnh thì cũng là lúc người ta thấy nước này ngày một quyết liệt hơn, hung hăng hơn trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Trong tranh chấp với Philippines, khởi đầu từ một cuộc đối đầu giữa tàu thuyền của hai nước Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Scarborough, Trung Quốc dần dần giành luôn quyền kiểm soát bãi cạn này. Tiếp đó, Trung Quốc lại có cuộc đối đầu gay gắt với Philippines ở bãi cạn Second Thomas. Cụ thể, Trung Quốc đã đưa lực lượng ra chặn không cho tàu thuyền Philippines vào tiếp tế cho người của họ ở khu vực này.
Hành động của Trung Quốc đã khiến Philippines buộc phải đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông ra giải quyết ở toà án quốc tế bất chấp việc Bắc Kinh dùng đủ mọi cách để ngăn cản bước đi này. Manila giải thích rằng, họ đã dùng đủ mọi biện pháp hoà bình nhưng không có hiệu quả và vì thế, họ phải dùng đến "thanh gươm pháp lý".
Trong cuộc tranh chấp với Việt Nam, Trung Quốc cũng liên tiếp gây sóng gió ở những vùng biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Một trong những động thái hung hăng đáng chú ý đầu tiên ở Biển Đông trong những năm gần đây của Trung Quốc là việc nước này thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" kèm theo một loạt những hoạt động dựng chính quyền, triển khai quân đội ở nơi này. Năm 2012, Trung Quốc đã thông báo thành lập cái gọi là thành phố "Tam Sa" với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và nhanh chóng đưa quân đến đồn trú ở cái gọi là "thành phố Tam Sa" này.
Tiếp sau đó, Trung Quốc còn nhiều lần thông báo chào thầu quốc tế tại các lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam cũng như thường xuyên kéo một đội tàu hùng hậu đủ loại vào các vùng biển của Việt Nam để quấy nhiễu, gây rối.
Hành động hung hăng gây chú ý lớn nhất của Trung Quốc trong năm nay chính là việc nước này đưa cả một giàn khoan và hàng chục tàu thuyền, trong đó có cả tàu chiến, vào vùng biển của Việt Nam. Đây được xem là một bước lấn tới cực kỳ nghiêm trọng trong tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan 981 cùng các tàu ở vùng biển của Việt Nam rõ ràng là hành động cố tình và có chủ ý nhằm xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; cũng như đã vi phạm các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, và trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Hành vi và thái độ của Trung Quốc cũng đi ngược lại các thỏa thuận và nhận thức chung giữa Lãnh đạo hai nước và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Các văn kiện này đều nhấn mạnh việc các bên cần kiềm chế, không làm phức tạp thêm tranh chấp và tiến hành đàm phán, thương lượng để giải quyết bất đồng.
Trung Quốc sẽ phải trả cái giá đắt như thế nào?
Những hành động ngày một hung hăng, lấn tới của Trung Quốc ở Biển Đông không tránh khỏi việc nước này phải trả giá. Gần đây, một tờ báo quốc tế từng đăng tải một bài bình luận có nhan đề: "Bạn bè Châu Á của Trung Quốc đã đi đâu hết rồi?". Bài báo này đã chỉ ra rằng, chỉ trong mấy năm qua, tình hình ở Châu Á đã có nhiều thay đổi rất lớn, và chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân Trung Quốc. Từ một quốc gia mà luật pháp cấm sử dụng chiến tranh như là một cách để giải quyết các cuộc tranh chấp quốc tế, Nhật Bản bắt đầu tăng cường chú trọng đến việc phát triển năng lực quân sự. Từ chỗ không mấy mặn mà với Mỹ, Philippines đang ra sức thắt chặt quan hệ liên minh với Mỹ, mở rộng vòng tay đón quân Mỹ vào nước này. Indonesia bắt đầu thay đổi lập trường trung lập trong khi Malaysia bắt đầu phát triển quan hệ với Mỹ sau 48 năm.
Người ta từng nói, "bán anh em xa mua láng giềng gần" để nhấn mạnh tầm quan trọng của những người láng giềng xung quanh. Một nước có những người bạn láng giềng tốt, thân thiện sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn và ngược lại. Việc Trung Quốc gần đây có nhiều hành động ngang ngược trên Biển Đông sẽ khiến các nước láng giềng tức giận, quay lưng lại với họ. Điều đó đã được thể hiện rất rõ qua việc một loạt nước Châu Á gần đây có xu hướng ngả về phía Mỹ, thiết lập quan hệ gắn bó hơn, thân thiết hơn với Mỹ. Nhật Bản không còn muốn "đá" quân Mỹ ra khỏi quần đảo Okinawa như cách đây một vài năm. Philippines ký thoả thuận quân sự mới với Mỹ, cho phép Mỹ tiếp cận một loạt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ. Quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn cũng được củng cố thêm. Quan hệ giữa Mỹ và Malaysia cũng được tăng cường trong khi Myamar bắt đầu đón nhận "cái chìa tay" từ phía Washington.
Cùng với việc ngả về phía Mỹ, người ta cũng thấy bắt đầu có những dấu hiệu lập liên minh giữa các nước Châu Á để đối phó với Trung Quốc như liên minh Nhật Bản-Philippines.
Những diễn biến trên hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc bởi thế giới ngày nay đang toàn cầu hoá, các nước phụ thuộc lẫn nhau. Một quốc gia bị cô lập sẽ khó lòng mà phát triển được.
Mất mát thứ hai mà Trung Quốc phải hứng chịu khi có cách hành xử hung hăng, hiếu chiến ở Biển Đông là uy tín, là niềm tin, là danh dự.
Với sự lớn mạnh không ngừng của mình, Trung Quốc rõ ràng cũng muốn có được vị thế xứng đáng với sức mạnh của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để có thể trở thành một cường quốc, Trung Quốc cần phải xây dựng cho mình hình ảnh một quốc gia có uy tín và trách nhiệm.
Việc Trung Quốc bất chấp dư luận quốc tế, coi thường luật pháp quốc tế và chà đạp lên chính những cam kết mà họ từng đưa ra đã khiến hình ảnh của nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Những hành động ngang ngược của Trung Quốc với Việt Nam Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan khổng lồ vào hải phận Việt Nam, in và lưu hành bản đồ đường lưỡi bò; tấn công, truy đuổi tàu cá Việt Nam, cướp tài sản ở biển Đông... Ngang nhiên kéo giàn khoan khổng lồ vào lãnh hải Việt Nam Ngày 3/5, trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa cảnh...