Vụ giàn khoan HD 981: Trung Quốc “vừa ăn cướp vừa la làng
Phía Trung Quốc lúc đầu nói là không có đụng độ, nhưng sau đó lại đổ vấy cho tàu Việt Nam tấn công họ. Luận điệu này của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng đã quá quen thuộc với chúng ta.
Vừa qua, Trung Quốc đã định vị giàn khoan khổng lồ HD 981 tại địa điểm cách đất liền Việt Nam 132 hải lý, cách đảo Lý Sơn một điểm của đường cơ sở theo luật Việt Nam 119 hải lý, cách Hoàng Sa của Việt Nam 66 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cảnh sát biển và tàu giám ngư của Việt Nam đã tìm cách ngăn chặn việc làm phi pháp trên của Trung Quốc. Với 80 tàu trong đó có 7 tàu quân sự và máy bay yểm trợ các tàu Trung Quốc đã tấn công tàu Việt Nam làm hỏng một số tàu và 6 người bị thương.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã họp báo và vạch trần sự vi phạm của Trung Quốc với những bằng chứng rõ rệt. Ngày hôm sau phía Trung Quốc lúc đầu nói là không có đụng độ, nhưng sau đó lại đổ vấy cho tàu Việt Nam tấn công họ.
Luận điệu này của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng đã quá quen thuộc với chúng ta.
Tàu hải cảnh 46101 của Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Vạn Hoa của Việt Nam. (Nguồn ảnh: Internet)
Các chuyên gia quốc tế và Việt Nam đã đề xuất việc kiện Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 hoặc/và cùng Phillipines kiện Trung Quốc nhưng đáng tiếc việc này đã không xảy ra vì sợ ảnh hưởng đến “đại cục”. Với hành động trắng trợn hôm 2.5 vừa qua, không thể viện dẫn đến “đại cục” nữa và việc kiện Trung Quốc nên làm khẩn cấp.
Các chuyên gia đã vạch rõ việc Trung Quốc đơn phương cắm tàu khoan ở vị trí đó đã vi phạm Luật Biển quốc tế. Việt Nam khẳng định điểm đó thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ- vùng cách đường cơ sở dưới 200 hải lý) của mình. Trung Quốc nói nó cách Tri Tôn 17 hải lý nên thuộc EEZ của họ. Tuy nhiên đây là lập luận hoàn toàn sai trái và mang tính ngụy biện.
Trong mọi trường hợp dưới con mắt quốc tế đó là nơi đang có tranh chấp và theo Luật Biển quốc tế tại nơi có tranh chấp thì không được phép đơn phương thăm dò khai thác. Như thế trong mọi trường hợp Trung Quốc đã vi phạm rành rành và đủ lý do để kiện hành vi đặt HD-981 tại địa điểm đó. Hơn nữa Trung Quốc lại dùng vũ lực (đâm rách tàu Việt Nam và hành động này cũng bị luật quốc tế cấm). Vì hai lý do đó mà các chuyên gia quốc tế và Việt Nam đã đề xuất Việt Nam nên sớm kiện Trung Quốc về việc này.
Có người lo kiện sẽ bị Trung Quốc trả đũa về mặt kinh tế. Có thể. Nhưng trả đũa kinh tế có hại cho cả hai chứ không chỉ Việt Nam. Và chẳng có gì là hoàn toàn xấu hay tốt cả. Việc trả đũa kinh tế có thể là một cơ hội tốt cho nền kinh tế Việt Nam tái cơ cấu thật sự (không dựa vào công nghệ lạc hậu mua từ Trung Quốc, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc…).
Video đang HOT
Cũng nên nhớ rằng tuy Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam luôn nhập siêu lớn (chủ yếu nhập nguyên liệu dệt may, linh phụ kiện, máy móc thiết bị) nhưng phần đáng kể là giữa các bộ phận của các công ty đa quốc gia đóng ở cả hai nước, cho nên con số xuất nhập khẩu có thể thổi phồng sự phụ thuộc.
Cuộc đấu tranh này phải tổng hợp ngoại giao, pháp lý, trên thực địa, qua kênh chính thức của nhà nước và qua kênh của nhân dân. Chúng ta không thể nhún nhường, không được lẫn lộn giữa ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao và pháp lý.
Nếu không, kẻ cướp sẽ tiếp tục la làng và lấn tới.
Theo Dân Viêt
Tình hình Biển Đông: Trung Quốc cố tình vu cáo Việt Nam
Phía Trung Quốc cố tình vu cáo, đổ lỗi cho Việt Nam cũng như nhắc lại lập trường cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông.
Trung Quốc không giải thích được lý do đưa 80 tàu ra giàn khoan
Chiều 8/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức cuộc họp báo nhằm biện minh cho việc đưa giàn khoan HD981 hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cùng với việc nhắc lại lập trường về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ tin tưởng Việt Nam và Trung Quốc sẽ giải quyết được vấn đề hiện nay thông qua "đối thoại".
Phía Trung Quốc cố tình vu cáo, đổ lỗi cho Việt Nam cũng như nhắc lại lập trường cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông. Đây là nội dung chiếm thời lượng lớn của buổi họp báo, nhưng lại không phải là nội dung mà phóng viên báo giới quan tâm. Những vấn đề mà phóng viên quan tâm và đặt câu hỏi nhiều nhất thì phía Trung Quốc lại không thể trả lời, hoặc trả lời không thỏa đáng.
Cụ thể, phía Trung Quốc không đưa ra được hình ảnh nào làm bằng chứng chứng minh cho chỉ trích của nước này về việc "tàu Việt Nam quấy nhiễu tàu Trung Quốc".
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công các tàu của Việt Nam gần vùng biển hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981.
Mặc dù được các phóng viên hỏi đi hỏi lại nhiều lần, nhưng đại diện Bộ Ngoại giao cũng như đại diện Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) không giải thích được tại sao nước này phải điều đến hơn 80 tàu các loại để hộ tống một giàn khoan, trong khi bình thường chỉ cần 3 đến 4 tàu phục vụ là đủ.
Trước câu hỏi việc lực lượng chức năng của nước này dùng vòi rồng và cho tàu công vụ tấn công tàu Việt Nam có phải là hành vi ức hiếp thô bạo hay không và Trung Quốc đã điều bao nhiêu tàu đến khu vực giàn khoan HD981, trong đó có bao nhiêu tàu hải quân, Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra lúng túng, cố tình né tránh câu trả lời.
Trung Quốc ngang ngược đòi Việt Nam rút tàu mới đàm phán
Ngày 8/5, Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay tuyên bố Trung Quốc yêu cầu Việt Nam rút tàu khỏi khu vực đặt giàn khoan HD-981.
Theo Dịch, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết vấn đề với Việt Nam thông qua đàm phán nhưng vơi điêu kiên Hà Nội phải cho rút cac tàu về. "Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này một cách thích hợp. Chúng tôi có khả năng, tự tin và sự khôn ngoan để làm điều đó", Reuters dẫn lời quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc.
Du đang xâm pham trăng trơn chu quyên cua Viêt Nam, Băc Kinh lai cho rằng hoạt động đặt giàn khoan HD-981 được tiến hành trên khu vực nằm trong lãnh thổ Trung Quốc và đã "kiềm chế tối đa" trong việc sử dụng vòi rồng để phản ứng lại các cuộc đụng độ mà họ cho là xuất phát từ phía Việt Nam.
Dịch Tiên Lương con biên bach răng cac tau cua Trung Quốc hoat đông ơ vung thuôc quyền chủ quyền của Trung Quốc, bât châp thưc tê ro rang răng vị trí hạ đặt của giàn khoan nay nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Tàu chiến Trung Quốc xuất hiện tại khu vực giàn khoan HD 981
Trong khi đó , sáng 8/5, tin từ Bộ tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, tiếp tục phát hiện thêm hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan HD 981 đặt trái phép trên vùng biển của Việt Nam.
Cụ thể, vào lúc 7h37, Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện cách giàn khoan của Trung Quốc 11 hải lý có tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753 của Trung Quốc và vào lúc 11h45 cách giàn khoan HD 981 10 hải lý, ngay trước mũi tàu CBS 8003 2,2 hải lý, cảnh sát biển tiếp tục phát hiện thêm tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc.
Hai tàu này thường xuyên cản trở hoạt động thực hiện nhiệm vụ của tàu CBS 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam.
Trước đó, theo ông Ngô Ngọc Thu (phó tư lệnh/tham mưu trưởng Cảnh sát biển), lực lượng tham gia bảo vệ giàn khoan HD 981 của Trung Quốc trong các ngày 2 và 3/5 khoảng 40 tàu các loại.
Đến 12h ngày 7/5, Trung Quốc đã huy động lúc cao nhất 80 tàu các loại, trong đó có bảy tàu quân sự gồm: tàu hộ vệ tên lửa 534 và tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh số hiệu 753, cùng 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính và các tàu vận tải, tàu cá.
Ngoài ra hằng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào cách đảo Lý Sơn 50-60 hải lý.
Trong cuộc họp báo dành riêng cho các phóng viên nước ngoài diễn ra sáng 9/5, (theo giờ Việt Nam) tại thủ đô Washington DC, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã kêu gọi Trung Quốc dừng các hành vi khiêu khích và gây căng thẳng tại Biển Đông với việc đưa giàn khoan nước sâu và hàng loạt tàu hộ vệ vào khu vực tranh chấp. Mỹ tiếp tục cứng rắn lên án hành vi khiêu khích của Trung Quốc
"Hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang xúc tiến đòi hỏi chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp theo một cách nguy hiểm, đe doạ đến hoà bình và ổn định của khu vực", bà Harf nói.
"Mỹ rất quan tâm đến vấn đề này vì chúng tôi tin rằng hoà bình và ổn định trong khu vực là đặc biệt quan trọng, và các đòi hỏi chủ quyền phải được giải quyết một cách hoà bình. Những nỗ lực trái với luật pháp quốc tế nhằm thay đổi thực trạng là hành động đe doạ hoà bình và an ninh khu vực", theo bà Harf.
Khi một phóng viên Trung Quốc quy kết rằng Việt Nam đã đưa tàu ra với ý định đâm vào giàn khoan của Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: "Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan tại đây là một hành vi khiêu khích. Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ bên nào có các hành động khiêu khích và trả đũa tại khu vực. Đó cũng là lý do chúng tôi cho rằng bước đi này của Trung Quốc là rất nguy hiểm."
Báo Hong Kong: Trung Quốc nên xét lại đường lưỡi bò
Tờ báo South China Morning Post cuối tháng 4 đăng bài bình luận của Phó giáo sư Mike Rowse thuộc đại học Trung văn Hong Kong cho rằng, lập trường của Trung Quốc không có chỗ đứng trong dư luận quốc tế. Thậm chí ngay cả những nước mà Trung Quốc coi là bạn cũng kiên quyết phản đối tuyên bố chủ quyền trên.
Theo ông, cái gọi là đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền hầu hết Biển Đông không thể đứng vững trên cơ sở lịch sử và pháp lý. Ngoài ra về mặt địa lý, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần với Việt Nam hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục.
Trong một bài phỏng vấn với Hoàn cầu Thời báo, học giả Lý Lệnh Hoa cũng thẳng thắn chia sẻ quan điểm rằng Bắc Kinh cần tuân thủ theo điều 74 và điều 83 của Công ước, cần tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển.
Theo Báo Đất Việt
Đại sứ Trung Quốc gọi thủ tướng Nhật là 'kẻ gây rối' Chính phủ Nhật Bản vào ngày 16.1 đã phớt lờ một cuộc đấu khẩu với phía Trung Quốc sau khi một quan chức ngoại giao Trung Quốc gọi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là &'kẻ gây rối', nói rằng quan điểm của Bắc Kinh thiếu chính xác và bỏ qua sự thật. Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Phi Xie...