Vụ giàn khoan Hải Dương-981: Mỹ ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
Nhà Trắng vào hôm 22.5 tuyên bố ủng hộ Việt Nam dùng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương-981 ( Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Patrick Ventrell – Ảnh: Reuters
Trước đó, trả lời phỏng vấn của hãng tin AP và Reuters tại Philippines ngày 21.5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam “đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”.
“Mỹ có quyền lợi quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hợp pháp, tự do hàng hải và các chuyến bay băng qua biển Đông”, Phát ngôn viên Nhà Trắng Patrick Ventrell cho biết khi được yêu cầu bình luận về phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Video đang HOT
“Mỹ ủng hộ việc dùng kênh ngoại giao và các biện pháp hòa bình khác để kiểm soát và giải quyết bất đồng, chẳng hạn như nhờ đến tòa án quốc tế hoặc các cơ chế pháp lý quốc tế khác”, ông Ventrell nói.
Reuters bình luận động thái này của Mỹ nhiều khả năng sẽ khiến Bắc Kinh bực tức.
Trực tiếp có mặt trên vùng biển Hoàng Sa, PV Thanh Niên Online liên tục ghi nhận hình ảnh nhiều tàu chiến của Trung Quốc ngang ngược đe dọa đội hình tàu CSB Việt Nam đang chấp pháp trên biển.
Không chỉ đưa một lượng lớn tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981, Trung Quốc còn điều nhiều tàu chiến hoạt động xung quanh giàn khoan này với khoảng cách khoảng 10 hải lý.
Theo TNO
Trung Quốc bắn thử nghiệm tên lửa ngay khi đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành bắn thử nghiệm các tên lửa đất đối không S-300PMU-2 (mua từ Nga) vào ngày 2.5, trùng với thời điểm nước này đưa giàn khoan Hải Dương-981 trái phép vào vùng biển Việt Nam.
Bệ phóng tên lửa đất đối không S-300PMU-2 của Trung Quốc - Ảnh: Want China Times
Trang China Military Online, website chính thức của PLA, gần đây đăng tải hình ảnh cuộc tập trận diễn ra ở vịnh Bột Hải, Trung Quốc vào ngày 2.5.
Trong cuộc tập trận này, một lữ đoàn phòng không của PLA đã bắn thử nghiệm tên lửa S-300PMU-2 có tầm bắn tối đa 200km.
China Military Online cho rằng 2 tên lửa bắn thử nghiệm đã đánh chặn thành công máy bay và tên lửa thành công với tỉ lệ chính xác trên 80%.
S-300PMU-2 có thể được bắn ra từ các bệ phóng tên lửa di động (loại xe tải chở tên lửa), tức PLA chỉ cần mất 5 phút chuẩn bị là tên lửa này sẵn sàng tham chiến và chỉ cần 5-12 giây có thể bắn ngay tên lửa.
Trung Quốc sử dụng các loại tên lửa S-300 kể từ năm 1993. Vào tháng 3.2010, Trung Quốc ký hợp đồng mua thêm S-300 từ Nga.
Trong giai đoạn 2007-2008, Nga đã cung cấp các loại tên lửa S-300 đủ để trang bị cho 15 lữ đoàn phòng không của PLA, theo trang tin Đài Loan Want China Times.
Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam kể từ ngày 1.5.
Trung Quốc cũng điều máy bay, tàu quân sự đến khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm, bắn nước vào tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển của Việt Nam.
Theo TNO
Trung Quốc đã xuyên tạc, vu khống như thế nào? Kêu gọi xây dựng lòng tin tại châu Á, nhưng Trung Quốc đã không chỉ xuyên tạc, vu khống cho Việt Nam về nhiều vấn đề liên quan đến biển đảo, trong đó có Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, mà còn "nói một đằng, làm một nẻo" trên biển Đông. Các công nhân sửa chữa tàu cảnh sát...