Vừ Già Pó thề không bao giờ đặt chân tới Trung Quốc!
“Có cho tôi hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng tôi cũng sẽ không bao giờ đặt chân sang Trung Quốc nữa. Cuộc sống nơi “địa ngục” đó không dành cho mình đâu” – người đàn ông vừa trở về sau hành trình lưu lạc 5.800km chia sẻ.
Rẻo cao Khau Vai, Mèo Vạc, Hà Giang đang xôn xao trước sự việc anh Vừ Già Pó mất tích 2 năm, nay bỗng dưng trở về. Sự mất tích quá lâu và bí ẩn của anh khiến nhiều người gần như đã quên đi sự tồn tại của anh trong ngôi làng.
Chiều 12/5, sau những nỗ lực trên chặng đường gần 500 km, PV Dân trí đã gặp được anh Vừ Già Pó – người đàn ông lưu lạc từ Trung Quốc sang tận Pakistan – để nghe anh kể về cuộc hành trình lưu lạc đầy gian khổ và… bí ẩn của mình.
Anh Vừ Già Pó chạy về nhà sau suốt 2 năm mất tích, trong niềm cảm xúc dâng trào.
Anh Pó kể, trong suốt quãng thời gian lưu lạc bên xứ người, những hoàn cảnh khắc nghiệt khiến anh đã có lúc nghĩ rằng mình sẽ không thể vượt qua.
“Sau một tuần trốn khỏi nơi làm việc, tôi bất ngờ bị tụt lại phía sau rồi lạc mất mọi người giữa đường phố đông đúc. Kể từ đó, tôi cứ lang thang khắp nơi. Lấy hướng mặt trời mọc đằng Đông để tìm đường về biên giới. Một mình lang thang khi trong túi không một đồng tiền; đói lúc nào thì xin ăn lúc đó. Do bất đồng về ngôn ngữ không thể giao tiếp được với ai, tất cả đều ra hiệu bằng cử chỉ, nên mọi thứ đều rất khó khăn. Có những lúc đi 2 ngày liền không gặp một bóng người đành nhịn đói, thấy nước ở đâu thì múc để uống” – anh Pó nhớ lại.
Anh Pó kể, anh mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Sau khi lấy vợ, do hoàn cảnh quá khó khăn, anh đã tin lời kẻ xấu dụ dỗ vượt biên sang Trung Quốc làm thuê, mong kiếm được tiền gửi về nuôi vợ con. Không ngờ chuyến đi Trung Quốc ấy lại là khởi đầu cho chuỗi hành trình kéo dài suốt 2 năm và qua 5.800km đầy “hoang đường” của mình.
Trò chuyện với PV Dân trí ngay khi vừa đặt chân về đến nhà, anh Pó cho biết sẽ không bao giờ đặt chân sang Trung Quốc nữa.
Trong suốt hành trình 2 năm lưu lạc, không ngày nào anh không nghĩ về vợ con, về gia đình; lấy đó làm động lực để có thể vượt qua những thời điểm khó khăn, khắc nghiệt nhất.
Video đang HOT
Có những hôm anh Pó phải băng qua khu rừng heo hút, đi hàng chục cây số không gặp một bóng người. Có lúc quá mệt anh đã thiếp đi giữa khu rừng đêm giá rét; xung quanh toàn những âm thanh của núi rừng, muông thú…; chỉ mong trời mau sáng. Nhưng may mắn anh có một sức khỏe tuyệt vời nên trong suốt hành trình lưu lạc 5.800 cây số, anh không hề bị ốm.
Anh cứ đi như vậy qua nhiều vùng đất xa lạ, trong nhiều loại điều kiện thời tiết khắc nghiệt… mãi cho đến một ngày anh đi vào khu hàng rào đầy dây thép gai, bất ngờ có nhiều người mang theo súng ập đến bắt đi. Lúc đó anh mới biết mình đã đi sang tận Pakistan và đang bị lực lượng cảnh sát nước này bắt giữ.
Nước mắt ngày trở về
Chia sẻ với PV Dân trí ngay sau khi được trở lại ngôi nhà và quê hương thân yêu sau 2 năm trời xa cách, anh Vừ Già Pó bày tỏ: “Bây giờ tôi rất mừng đã được về đoàn tụ với vợ con. Tôi sẽ không bao giờ rời bỏ gia đình nữa. Có cho tôi hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng, tôi cũng sẽ không bao giờ đặt chân sang Trung Quốc nữa. Cuộc sống nơi “địa ngục” mà tôi vừa trải qua đã quá khổ sở rồi”.
Anh Pó tâm sự, giờ anh chỉ muốn được ở bên vợ con, người thân, làm ăn chân chính tại quê nhà. Anh mong những người đang có ý định vượt biên sang Trung Quốc làm ăn nhìn vào bài học của anh để suy nghĩ lại. “Cuộc sống khắc nghiệt nơi đó không dành cho mình. Tôi thấy mình rất may mắn mới được trở về quê hương đoàn tụ cùng gia đình” – anh Vừ Già Pó chia sẻ.
Quốc Cường – Xuân Thái
Theo Dantri
Người lưu lạc 5800 km từ Mèo Vạc sang Pakistan đã đoàn tụ với gia đình
Khuya 11.5, Vừ Già Pó (37 tuổi, thôn Lũng Lầu, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang) - người vừa trải qua hành trình lưu lạc "xuyên lục địa" từ Mèo Vạc (Hà Giang) sang Pakistan đã trở về đoàn tụ cùng gia đình, người thân.
Trước đó, đúng 9 giờ 35 phút sáng cùng ngày, Vừ Già Pó đã đáp xuống sân bay Nội Bài, kết thúc những chuỗi ngày lưu lạc đầy bí ẩn. Ngày về, anh Pó vẫn khỏe mạnh, tinh thần ổn định và có phần "bảnh bao" hơn so với ngày đi biệt tích.
Hành trình trở về
Pakistan là một nước liên bang mà ở Azad Jammu & Kashmir (AJK) lại là một bang có những luật lệ riêng, lại đang trong khu vực tranh chấp với Ấn Độ từ lâu đời.
Mặc dù Đại sứ quán Việt Nam tại Islamabad đã bảo lãnh nhân thân và yêu cầu cơ quan Lãnh sự của Bộ Ngoại giao Pakistan đồng ý cho trục xuất Pó gửi từ đầu tháng 4.2014 nhưng để hoàn tất các thủ tục để đưa Pó ra khỏi đồn cảnh sát Athmuqam ở Neelum hết sức phức tạp.
Vừ Già Pó (giữa) và 2 cảnh sát đưa Pó hơn 700 km từ Neelum về Islamabad đang ở sân bay Benazir Bhutto trước khi làm thủ tục - Ảnh: Na Sơn cung cấp
Qua tìm hiểu của PV Thanh Niên Online, theo luật pháp Pakistan, Pó vẫn là một đối tượng có tội xâm nhập bất hợp pháp, nhất là lại vào vùng nhạy cảm như AJK.
Bởi vì một người nước ngoài đã có visa vào Pakistan mà muốn đến bang này, kể cả nhân viên ngoại giao thì vẫn phải xin 1 giấy phép đặc biệt riêng có khi cả tháng mới cấp. Hơn nữa, không chỉ trong vùng tranh chấp, AJK còn nằm lọt thỏm bao xung quanh là những vùng mà Taliban kiểm soát gắt gao.
Ngày 5.6 vừa qua, Bộ Nội vụ Pakistan đã cấp giấy phép trục xuất Vừ Già Pó trong khi Đại sứ quán Việt Nam tại Islamabad cũng đã cấp cho Pó giấy thông hành.
Tới ngày 9.5.2014, Đồn cảnh sát Athmuqam ở Neelum đã cử 2 cảnh sát thuê taxi vượt qua chặng đường hơn 700 km đưa Vừ Già Pó về Islamabad. Khi đến nơi, họ thuê cho Pó một phòng khách sạn để đợi hôm sau đưa ra sân bay Benazir Bhutto bàn giao cho an ninh hàng không tại đây.
Sau chuyến bay từ Islamabad, đúng 6 giờ 25 phút sáng 11.5 Vừ Già Pó đã đáp xuống Bangkok (Thái Lan). Tại đây, anh Pó được an ninh hàng không phía Thái Lan dẫn đón và làm thủ tục tiếp tục hành trình trở về Việt Nam.
"Tưởng anh đã chết rồi"
Biết tin chồng về, chị Ly Thị Lía - vợ anh Pó đã theo xe xuống Hà Nội từ chiều hôm trước. Từ sáng sớm 11.5, chị Lía đã có mặt ở sân bay Nội Bài chờ đợi giây phút được gặp mặt.
Trước giây phút trùng phùng, chị Lía không giấu nổi niềm vui xúc động. Chị Lía kể lại, hơn hai năm về trước anh Pó bỏ nhà sang Trung Quốc làm thuê rồi đi biệt tích từ đó.
Chị Ly Thị Lía - vợ anh Vừ Già Pó mong chờ giây phút đoàn tụ tại sân bay Nội Bài trong sáng 11.5 - Ảnh: Nguyễn Tuấn
"Trong suốt khoảng thời gian vừa qua cứ tưởng như đã chết rồi vì chẳng thấy có tin tức gì với anh Pó. Khi nhận được thông tin anh còn sống và trở về nhà tôi vô cùng bất ngờ", chị Lía bộc bạch.
Cùng có mặt tại sân bay Nội Bài đón anh Pó trong sáng 11.5 còn có nhiều sinh viên, bạn trẻ cùng dân tộc Mông, đang học các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội.
Biết tin anh Pó "về nước", Lý A Hừ (23 tuổi, sinh viên trường đại học Thành Tây) cùng hơn 10 người bạn bắt xe buýt từ 6 giờ sáng ra sân bay Nội Bài rồi kiên nhẫn ngồi đợi chờ. Ai cũng háo hức chờ đợi giây phút được gặp anh Pó "bằng xương bằng thịt" đã có thể sống sót sau hành trình không tưởng.
Trong con mắt của các bạn trẻ, anh Vừ Già Pó là "thánh phượt", là kỳ tích phi thường mà không phải ai cũng có thể làm được. Chỉ với 2 bàn tay trắng, không tiền bạc, không ngôn ngữ, anh Pó đã vượt những vùng núi non hiểm trở, giao tranh căng thẳng AJK, Pakistan và trở về an toàn.
Sau giây phút có mặt chớp nhoáng ở sân bay Nội Bài, Vừ Già Pó đã nhanh chóng lên xe ô tô được cán bộ huyện Mèo Vạc đưa về quê hương.
PV Thanh Niên Online đã theo đoàn lên Khâu Vai - Mèo Vạc để tiếp tục ghi nhận những hình ảnh đầu tiên của Vừ Già Pótrong khoảnh khắc đoàn tụ với gia đình.
Theo TNO
Chặng đường đầu tiên trong hành trình lưu lạc 5.800km của Vừ Già Pó Căn nguyên khiến người đàn ông dân tộc Mông Vừ Già Pó lưu lạc 5.800km sang tận Pakistan là do thời gian lao động bên Trung Quốc, Pó thường xuyên bị đánh đập nên đã cùng mọi người bỏ trốn. Sau đó cả đoàn lạc nhau. Một trong những người đi "xuất khẩu lao động chui" cùng Vừ Già Pó là Lý Mí...