Vụ đường dây đánh bạc nghìn tỉ Rikvip: Con đường sa ngã của nghi phạm 9X
Sau khi Trọng mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ game internet, gia đình Trọng đã có 2 chiếc ô tô 7 chỗ sử dụng.
Hoàng Văn Trọng (ảnh nhỏ) bị bắt giữ vì liên quan tới đường dây đánh bạc trái phép qua game bài trực tuyến Rikvip/Tip.club.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đang điều tra, làm rõ đường dây đánh bạc trái phép qua game bài trực tuyến Rikvip/Tip.club.
Liên quan tới vụ án trên, vừa qua, Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp cùng Công an huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vận động đầu thú thành công Hoàng Văn Trọng (SN 1991, trú tại Trạch Mỹ Lộc, Phúc Thọ, Hà Nội) – bị can truy nã về tội “Tổ chức đánh bạc”.
Trao đổi với PV về trường hợp của Hoàng Văn Trọng, ông Nguyễn Đức Luân – Trưởng Công an xã Trạch Mỹ Lộc cho biết: Nghi phạm 27 tuổi là con đầu trong gia đình có 2 anh em. Học hết cấp 3, Trọng tiếp tục theo học chuyên ngành về công nghệ thông tin.
Sau khi ra trường Trọng đi làm tự do một thời gian. Khi đã có kinh nghiệm, Trọng về mở một cửa hàng kinh doanh dịch vụ game internet ở thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ. Sau đó tiếp tục chuyển lên thị xã Sơn Tây (Hà Nội) kinh doanh. Từ hoạt động kinh doanh game internet, Trọng móc nối với các đối tượng trong đường dây đánh bạc trực tuyến qua game bài Rikvip/Tip.club.
Video đang HOT
Theo ông Luân, trước đây kinh tế gia đình nam nghi phạm không có gì nổi bật. Tuy nhiên, sau khi Trọng mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ game internet, gia đình Trọng đã có 2 chiếc ô tô 7 chỗ sử dụng. Trọng và bố mỗi người sử dụng một chiếc ô tô. Việc gia đình Trọng có ô tô sử dụng khiến nhiều người nghĩ gia đình kinh doanh phát đạt.
“Trọng làm ăn kinh tế ở ngoài địa phương nên chúng tôi không nắm được hoạt động kinh doanh như thế nào. Khi Trọng bị khởi tố, truy nã vì liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc chúng tôi rất bất ngờ”, ông Luân nói.
Trưởng Công an xã Trạch Mỹ Lộc cho biết, tháng 7.2017, Công an tỉnh Phú Thọ về xã làm việc về trường hợp của Trọng vì tình nghi đối tượng liên quan tới đường dây đánh bạc qua mạng. Tuy nhiên, thời điểm này, Trọng đã rời khỏi địa phương.
Sau khi Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố bị can, ra quyết định truy nã Trọng, Công an xã Trạch Mỹ Lộc và Công an huyện Phúc Thọ và Công an tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với gia đình vận động Trọng ra đầu thú. Tới giữa tháng 3 vừa qua, Trọng đã ra cơ quan công an đầu thú.
Ông Nguyễn Đức Luân cho biết thêm, Nghi phạm 27 tuổi đã có vợ và 2 con gái. Trước khi bị bắt giữ liên quan tới đường dây đánh bạc Rikvip/Tip.club, Trọng chấp hành tốt pháp luật, chưa có tiền án, tiền sự.
Trước đó, ngày 19/3, Bộ Công an cho biết, tính tới ngày 16/3/2018, Cơ quan điều tra đã khởi tố 83 bị can liên quan tới đường dây đánh bạc trái phép qua game bài trực tuyến Rikvip/Tip.club.
Ngoài Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần VTC Truyền thông trực tuyến – VTC online), ông Nguyễn Văn Dương SN 1975, Chủ tịch HĐTV Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC), cơ quan an ninh điều tra còn khởi tố ông Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao) về tội “Tổ chức đánh bạc”.
Tới ngày 6/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố ông Phan Văn Vĩnh (cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Bộ Công an cũng cho biết, điều tra bước đầu xác định, tổng số tiền đánh bạc qua game bài trực tuyến Rikvip/Tip.club nạp qua các cổng thanh toán là hơn 9.583 tỉ đồng (342 tỉ đồng/tháng). Tiền tham gia đánh bạc qua các đại lý được giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, bước đầu xác định khoảng hơn 5.631 tỉ đồng.
Theo Danviet
Điều lạ nhất quanh vụ bắt cựu tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa
Liên quan đến vụ án bắt cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa có điều rất lạ. Trước khi sự việc chính thức diễn ra, cách đó vài tháng đã rộ tin đồn về việc bắt hai ông này. Tại sao lại như vậy?
Trước khi Cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Hóa (trái) và Phan Văn Vĩnh đã có thông tin đồn thổi (ảnh IT).
Thông tin chính thức từ Bộ Công an về việc khởi tố, bắt tạm giam ông Phan Văn Vĩnh, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát (Bộ Công an), và trước đó gần một tháng là việc khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng C50, đối với những người thường xuyên lướt mạng xã hội có lẽ không có gì bất ngờ, bởi trước đó trên mạng cũng đã rộ thông tin này. Điều khiến nhiều người băn khoăn tại sao sự việc diễn ra sau đó lại hệt như tin đồn thổi.
Tháng 1. 2018, tại buổi họp báo thông báo tình hình công tác năm 2017 của Bộ Công an, báo chí đã đặt câu hỏi xung quanh câu chuyện đang được đồn thổi trên. Lãnh đạo Bộ Công an bác bỏ thông tin này. Nếu như sự việc sau đó diễn ra không đúng như đồn thổi thì không có gì đáng bàn. Điều đáng nói là mấy tháng sau sự việc lại diễn ra lại chính xác đúng như những thông tin phi chính thống. Vấn đề phải chăng là có sự lộ, lọt thông tin thuộc bí mật Nhà nước ra ngoài mới dẫn tới hiện tượng như vậy. Việc lộ lọt thông tin trong trường hợp này là vô tình hay cố ý; nó được tung ra nhằm ý đồ gì?.
Đối với vụ án hình sự nói chung, đặc biệt vụ án có liên quan đến những người từng là cán bộ cấp cao như trường hợp ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, khi cơ quan điều tra mới đang trong quá trình thực hiện, chưa công bố rộng rãi, mọi việc mới chỉ đang là kế hoạch, hướng điều tra thì mọi thông tin về vụ án lúc này đều là bí mật Nhà nước.
Nếu tất cả những người biết thông tin nghiêm túc giữ bí mật theo quy định của pháp luật sẽ không có chuyện lộ tin, rồi dẫn tới chuyện đồn thổi thông tin trước khi sự việc diễn ra. Như vậy những kẻ muốn tung tin trên mạng cũng không có cơ sở để thực hiện. Nếu có chỉ là thứ xuyên tạc, bịa đặt, người xem sẽ tẩy chay ngay. Trong hoạt động báo chí, cơ quan quản lý thường nhắc các tòa soạn, cơ quan báo chí không được chạy theo thông tin trên mạng xã hội. Để giữ cho thông tin báo chí có định hướng điều đó hoàn toàn đúng. Tuy nhiên các cơ quan báo chí khó có thể làm ngơ khi thấy thông tin trên mạng xã hội ban đầu chỉ là đồn thổi sau diễn ra lại đúng, như vụ bắt ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa.
Còn nhớ hồi tháng 9.2017, trên mạng xã hội xuất hiện tin Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, người đang bị truy nã quốc tế đã về nước. Báo chí vào cuộc xác minh nhưng không có kết quả như mong muốn, hai ngày sau đó trên cổng thông tin của Bộ Công an phát thông báo với nội dung Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú. Nếu những vụ việc như nêu trên vẫn cứ tiếp diễn, người dân sẽ có xu hướng tìm tới mạng xã hội để thỏa mãn nhu cầu thông tin và họ coi báo chí chính thống chỉ là "chạy theo".
Không chỉ những vụ án có sự dính líu của cán bộ cấp cao mà những thông tin về công tác nhân sự cũng thường xảy ra hiện tượng đồn thổi trước khi diễn ra. Khi Quốc hội thảo luận ở tổ cho ý kiến về dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và dự thảo Luật An ninh mạng (kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV), đại biểu Bùi Đặng Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc đã có phát biểu rất thẳng và đáng chú ý.
Ông nói: Tại sao tất cả những chuyện cơ mật các đồng chí thư ký, lái xe, các quán trà vỉa hè đều biết? "Mỗi một kỳ Đại hội, muốn nắm thông tin ra quán trà vỉa hè ngồi hỏi một lúc là người ta nói. Có những ông phán kinh lắm, người này sẽ vào vị trí này, người kia sẽ vào vị trí kia, lạ là sau đó lại đúng như vậy. Rõ ràng về mặt tổ chức nhân sự là có chuyện lộ bí mật nhà nước, vậy lộ ở đâu ra? Tự chúng ta làm lộ bí mật của chúng ta ra", ông Dũng nói và đặt vấn khi xây dựng Luật có điều chỉnh được những vấn như đã nêu không.
Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2001 đến nay, phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước; trong đó, nhiều tài liệu thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo. Hình thức lộ, mất bí mật nhà nước chủ yếu là qua thông tin, liên lạc; báo chí, xuất bản; quan hệ quốc tế... Một trong những nguyên nhân của việc lộ, mất nêu trên là do hệ thống pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước còn chưa đồng bộ; các chế tài xử lý còn thiếu và yếu chưa bảo đảm tính răn đe; việc xử lý vi phạm còn nể nang, thiếu chủ động...
Và câu chuyện xung quanh vụ bắt cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa thêm một minh chứng rõ nét để cơ quan chức năng xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ bí mật nhà nước được đảm bảo chặt chẽ hơn.
Theo Danviet
Hàng xóm bất ngờ khi ông Phan Văn Vĩnh bị bắt, khám nhà Trong tối 6.4, khi lực lượng công an khám nhà cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh, nhiều người sống chung quanh tỏ ra bất ngờ, có người thậm chí không biết gì về thông tin trên. Khoảng 20h30 ngày 6.4, khi lực lượng công an bắt đầu xuất hiện tại nhà riêng của ông Phan Văn Vĩnh, cựu...