Vụ Dương Chí Dũng: Thông tin ’sốc’ từ đại diện Vinalines
Đại diện Vinalines thông tin, nếu phá dỡ ụ nổi 83M hiện nay ra bán phế liệu, giá trị ít nhất thu được cũng khoảng 49 tỷ đồng. Như vậy, so với giá gốc 37 tỷ đồng Vinalines mua ụ nổi, việc bán sắt vụn thiết bị cũng lãi 12 tỷ đồng…
Phiên xử phúc thẩm Dương Chí Dũng có diễn biến mới khi chiều 25/4, thay vì nội dung tuyên án như kế hoạch, tòa quyết định chưa tuyên án, quay lại phần xét hỏi.
Trong nội dung thẩm vấn thêm, dư luận khá bất ngờ, băn khoăn về thông tin đại diện nguyên đơn dân sự trong vụ án – TCty Hàng hải Việt Nam đưa ra khi đánh giá giá trị ụ nổi 83M hiện nay. Theo trình bày của ông này, phương án xử lý xấu nhất với ụ nổi này là phá dỡ để bán sắt phế liệu thì mỗi kg sắt phế liệu tàu thuyền hiện được tính giá 70.000đ. Như vậy, ụ nổi 83M với sức nâng 25.000 tấn tính ra có giá… 49 tỷ đồng. Giá này đã là mức thấp nhất có thể, đã đối trừ cả tiền công phá dỡ, chỉ tính nguyên tiền thu về.
Tuy nhiên, vì Vinalines đã phải đầu tư rất nhiều tiền sửa chữa ụ nổi này nên phương án bán sắt phế liệu “chắc sẽ không tính tới” mà TCty tính chờ thêm cho qua thời điểm khó khăn của ngành hàng hải rồi rao bán.
Nếu đúng theo tính toán của đại diện nguyên đơn dân sự, giá trị bán phế liệu của cục sắt cũ nát khổng lồ này còn cao hơn giá trị thực tế Vinalines bỏ ra mua ụ nổi tại Nga (2,3 triệu USD, tương đương 37 tỷ đồng).
Tuy nhiên, dù chưa có thông tin đối chứng về giá sắt phế liệu tàu thuyền nhưng thực tế, giá sắt phế liệu được mua bán trên thị trường hiện nay chỉ vài nghìn đồng/kg.
Đại diện Vinalines (đứng) tham dự phiên tòa phúc thẩm xử Dương Chí Dũng và đồng phạm.
Cũng theo trình bày của ông này, chi phí hàng tháng cho ụ nổi này đang giảm đi. Theo tài liệu Vinalines nộp cho tòa, mỗi tháng ụ nổi 83M ngốn khoảng 1,1 tỷ đồng cho tiền thuê chỗ neo đậu, bảo vệ. Tuy nhiên, do nguồn tài chính đã cạn kiệt, gần đây đơn vị quản lý bến bãi neo đậu, bảo vệ phòng tránh sự cố đã thông báo cắt hợp đồng bảo vệ. Chi phí neo đậu, theo đó chỉ còn khoảng 600 – 800 triệu đồng/tháng.
Với vai trò là nguyên đơn dân sự nhưng được biết, từ phiên tòa sơ thẩm đến nay, TCty Hàng hải vẫn không đưa ra yêu cầu các bị cáo bồi thường cho thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp. Các luật sư cũng đã viện dẫn điểm này để đặt vấn đề “người bị thiệt hại chưa yêu cầu sao tòa vẫn áp trách nhiệm bồi thường tiền cho các bị cáo”.
Tại phiên tòa này, đại diện VKSND tối cao đã giải thích mức phạt dân sự trong trường hợp này nằm trong án hình sự nên không cần có yêu cầu của nguyên đơn dân sự, chỉ cần xác định thiệt hại là buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường vì rõ ràng nhà nước đã mất đi một khoản tiền, tối thiểu là 367 tỷ đồng (chưa tính những chi phí phát sinh tiếp tục phải chi cho ụ nổi này hơn 1 năm qua).
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra đầu tháng 12/2013, HĐXX TAND Hà Nội thậm chí phát “sốt ruột” vì sự “dửng dưng” của nguyên đơn dân sự. Nhiều lần thẩm phán chủ tọa phiên tòa lặp lại gợi ý để người đại diện của Vinalines nêu yêu cầu áp trách nhiệm bồi thường những thiệt hại các cựu lãnh đạo TCty gây ra nhưng vị đại diện nguyên đơn dân sự này lần nào cũng… lảng.
Tòa giải thích thiệt hại gây ra là tài sản của nhà nước. Vốn nhà nước cấp cho TCty, đơn vị có quyền sử dụng nhưng doanh nghiệp cũng có trách nhiệm bảo vệ tài sản nhà nước, bảo đảm an toàn, bảo tồn vốn. Người đại diện cho TCty cần có yêu cầu trực tiếp để có căn cứ buộc các bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho nhà nước.
Video đang HOT
“Hay chính vì là tài sản nhà nước nên không cần quan tâm?” – chủ tọa phiên tòa khi đó bức xúc hỏi.
Đại diện Vinalines tại phiên xử sơ thẩm vẫn lặp lại câu trả lời “không yêu cầu bồi thường, chờ phán quyết của tòa”.
Và “nạn nhân” tiếp tục im lặng, dửng dưng với quyền yêu cầu bồi thường của mình cho đến phiên xử phúc thẩm sau gần nửa năm này.
Theo Dân tri
Nỗi đau ở gia đình bố đâm mẹ chết tại rạp cưới con
Buổi chiều sau khi rước dâu xong, chị Chanh quay về để chào hỏi mọi người. Tuy nhiên, vừa ngồi xuống ghế chị đã bị người chồng cầm cổ áo kéo ra bậc thềm rồi dùng dao đâm gục tại chỗ.
Người dân xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, và vùng lân cận vài ngày nay đang bàn tán xôn xao vụ trọng án chồng đâm chết vợ trong ngày cưới của con gái xảy ra tại xóm 4.
Ngày 17/7, gia đình anh Nguyễn Văn Thành (SN 1974) trú tại địa chỉ trên tổ chức đám cưới cho con gái đầu là Nguyễn Thị Loan (SN 1995). Khi đến giờ rước dâu, chị Nguyễn Thị Chanh (SN 1974), là mẹ của cô dâu từ trong miền Nam vừa về lập tức cùng mọi người đưa Loan về nhà chồng.
Hiện trường nơi xảy ra án mạng. Vết máu còn loang lổ khắp nền xi măng (vòng tròn xanh).
Sau khi tan tiệc cưới, chị Chanh quay trở về nhà nơi người chồng đang sinh sống (hai vợ chồng đã ly thân) để chào hỏi mọi người. Vừa bước chân vào nhà, ngồi chưa ấm chỗ thì chị bị anh Thành cầm cổ áo kéo ra sân rồi vung dao đâm một nhát chí mạng khiến chị này tử vong ngay tại chỗ.
Nhân chứng kể lại giây phút người chồng lạnh lùng đâm chết vợ
Nhớ lại giây phút Nguyễn Văn Thành đâm chết vợ, những người có mặt tại hiện trường không khỏi rùng mình.
Anh Thành và chị Chanh vốn là người cùng làng, họ kết hôn với nhau năm 1994. Trải qua thời gian sinh sống, hai người có với nhau 3 mặt con (gồm 2 gái, 1 trai). Khoảng 4 năm trở lại đây, giữa hai vợ chồng có xích mích, mâu thuẫn tình cảm. Anh Thành không ít lần đánh bài thua, uống rượu về rồi chửi bới, đánh đập vợ. Quá uất ức, cuối năm 2010, chị Chanh bỏ vào miền Nam làm thuê kiếm sống.
Di ảnh của nạn nhân Nguyễn Thị Chanh.
Kể từ đợt đó, chị không liên lạc, bỏ mặc người chồng cùng hai đứa con ở nhà (đứa con gái đầu là Loan theo mẹ vào miền Nam làm thuê). Về phần anh Thành, sau khi vợ bỏ đi thì anh cảm thấy hối hận, anh bỏ rượu, bài bạc và tu chí làm ăn nuôi 2 con ăn học. Nhiều lần anh khuyên vợ về để đoàn tụ nhưng chị Chanh không chịu.
Khuyên giải không được, năm 2012, anh Thành đã viết đơn lên tòa nhờ can thiệp, yêu cầu chị Chanh về để giải quyết việc hai người.
Đến ngày 17/7, đứa con gái đầu là Nguyễn Thị Loan sau một thời gian dài yêu một người ở xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, đã quyết định về tổ chức đám cưới tại quê nhà (xóm 4, xã Quỳnh Bá). Lễ thành hôn được anh Thành lo chu đáo. Riêng chị Chanh thì mãi đến giờ chuẩn bị rước dâu, chị cùng người mẹ đẻ của mình mới có mặt để cùng mọi người đi đưa dâu (chị Chanh bay từ miền Nam về buổi sáng cùng ngày).
Ông Hỷ kể lại giây phút chứng kiến anh Thành đâm chết vợ ngay tại sân nhà.
Sau khi tan tiệc cưới, chị vội bắt xe taxi quay trở về nhà nơi anh Thành đang sinh sống để chào mọi người. Khi vừa bước xuống xe vào nhà, mới ngồi xuống ghế thì chị bị anh Thành nắm cổ áo lôi ra bậc thềm rồi bất ngờ cầm con dao thủ sẵn đâm 1 nhát chí mạng vào tim khiến chị gục xuống, máu chảy đầm đìa và tử vong ngay sau đó.
Chứng kiến giây phút này có chị Hoàng Thị Mậu và chị Nga (hàng xóm) cùng người mẹ của anh Thành là bà Nguyễn Thị Tâm và ông ngoại Nguyễn Đức Hỷ. Nhớ lại giây phút ấy, ông Hỷ kể: "Lúc đó tôi thấy con Chanh đi từ ngoài cổng vào nhà và chào tôi cùng mọi người. Tôi vội pha nước mời cháu dâu lâu ngày đi về. Sau đó tôi ra giếng lấy nước để nấu. Chưa xong việc thì tôi nghe mọi người làm ầm ầm trong sân vội chạy vào thì thấy Chanh nằm bất động, sõng soài ở góc sân còn Thành thì đứng cạnh đó. Tôi vội vàng chạy ra ngõ kêu to nhờ người gọi xe cấp cứu. Thế nhưng khi quay vào thì phát hiện Chanh đã tử vong".
Chị Hoàng Thị Mậu cho biết thêm: "Lúc đó tôi, chị Nga và chị Chanh đang ngồi ở bàn thì anh Thành từ dưới nhà bếp lẳng lặng đi vào túm cổ áo kéo chị Chanh ra sân nói chuyện. Vừa xuống hết bậc thềm, tôi thấy anh Thành rút một con dao chọc tiết lợn thủ sau lưng vung cao đâm 1 nhát chí mạng vào tim chị Chanh khiến nạn nhân gục xuống, máu chảy đầm đìa. Đâm vợ xong, anh Thành thản nhiên đứng bên cạnh 1 lúc rồi đi từ từ ra ao nước gần đó rửa tay. Xong xuôi đâu đó anh ta vào ngồi ở bàn, mặt lầm lì không nói. Cho đến khi công an đến bắt đi".
Bà Tâm đau xót khi một lúc mất đi 2 người con. Một người thì vào tù, 1 người thì ra đi mãi mãi.
Là người mẹ chứng kiến cảnh con đẻ đâm chết con dâu, bà Nguyễn Thị Tâm không nói nên lời khi nhớ lại vụ việc: "Tôi đang dọn dẹp ở nhà trên thì nghe mọi người hét ầm lên, chạy ra thì đã thấy con Chanh đã chết dưới vũng máu. Như bản năng, tôi vội chạy đến vớ lấy con dao đem đi nơi khác vì sợ thằng Thành nó lại làm liều tiếp. Đau xót lắm, tôi không ngờ thằng Thành nó lại có hành động như vậy".
Sau khi nhận được tin báo của quần chúng, công an xã Quỳnh Bá lập tức có mặt để bảo vệ hiện trường, dẫn giải Nguyễn Văn Thành về trụ sở công an xã đồng thời báo cáo vụ việc lên công an huyện Quỳnh Lưu. Đến chiều ngày 18/7, Nguyễn Văn Thành đã được công an tỉnh Nghệ An di lý về tỉnh để tiếp tục điều tra tội "giết người".
Nạn nhân Nguyễn Thị Chanh sau khi bị chính người chồng đâm chết đã được cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi. Chiều ngày 18/7, người thân và bà con đã đưa nạn nhân về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nỗi đau những con người ở lại
Theo lời của các cán bộ công an xã Quỳnh Bá, sau khi chị Chanh bỏ nhà ra đi thì Nguyễn Văn Thành không có dấu hiệu cờ bạc, rượu chè. "Theo chúng tôi biết được thì anh Thành là một người tuy sống khép kín, ít nói nhưng rất hiền lành, hòa đồng với làng xóm. Sự việc anh Thành đâm chết vợ là một điều bất ngờ".
Bà Hoa bức xúc khi nhắc lại vụ án mạng đau lòng. Thương chị Chanh bao nhiêu bà lại giận con rể bấy nhiêu.
Án mạng xảy ra, người gánh chịu nỗi đau lớn nhất là những đứa con của hai vợ chồng anh Thành, chị Chanh. Trong ba người con thì đứa đầu vừa lấy chồng thì cha giết mẹ, hai đứa còn lại 1 năm nay lên lớp 8, đứa con trai út thì lên lớp 7. Giờ đây chúng coi như mồ coi cả cha lẫn mẹ. Khi nhận được hung tin, Loan tức tốc từ nhà chồng mới cưới chạy về nhà với mong muốn đó không phải là sự thật.
Thấy mẹ nằm bất động trên giường, Loan đã ngất lịm đi. Em không ngờ rằng trong ngày đại hỷ của mình lại xảy ra chuyện đau lòng như vậy. Còn hai đứa em cũng không chịu nổi cú sốc lớn này và phải nhờ sự chăm sóc của y tế.
Buổi chiều đưa tang mẹ, cả 3 chị em Loan liên tục ngất và phải nhờ người dân dìu. Đi được nửa đường, bé thứ 2 không còn sức, xỉu đi trên tay người dìu nên phải quay về chuyền tiếp sức. Những người đưa tang khi chứng kiến đứa con út người nhỏ thó chống gậy bước lùi từng bước trước quan tài mẹ mà không khỏi chạnh lòng thương xót.
Được biết, bé gái thứ 2 của nạn nhân và hung thủ đang học tại trường chuyên của huyện Quỳnh Lưu. "Cháu học rất giỏi, năm nào cũng được học sinh giỏi xuất sắc. Không biết rồi đây khi bố nó đi tù, mẹ mất thì chúng có còn đủ sức vượt qua tất cả để tiếp tục tới trường nữa hay không", một người thân trong gia đình nghẹn ngào nói.
Bà đau xót khi mất đi một người con do mình rứt ruột đẻ ra. Và không biết rồi đây những đứa cháu ngoại của bà sông nương tựa vào đâu khi bố đi tù, mẹ đã mất.
Không chỉ 3 người con của vợ chồng Thành gánh chịu nỗi đau mà những người thân còn lại của họ cũng đang phải chịu một cú sốc lớn, rồi những lời đàm tiếu của dư luận. Bà Nguyễn Thị Tâm (mẹ đẻ anh Thành) ngồi thẫn thờ như người mất hồn. Từ khi sự việc xảy ra bà không ăn uống gì mà chỉ hướng nhìn ánh mắt về một nơi xa xăm, vô định. "Sao nhà tôi lại vô phúc vậy, tưởng nó về (chị Chanh) hai đứa đoàn tụ, ai ngờ...", bà bỏ lửng câu nói.
Cũng như bà Tâm, bà Nguyễn Thị Hoa (mẹ đẻ của chị Chanh) cũng phải chịu một nỗi đau khôn xiết. Bà đã mất đi một người con do mình dứt ruột đẻ ra. Thương con xấu số bao nhiêu thì bà lại hận con rể bấy nhiêu. "Khi nghe tin mà tôi điếng cả người, không tin đó là sự thật. Ai ngờ con tôi lại chết thảm như vậy. Nó vừa từ trong miền Nam về buổi sáng thì buổi chiều đã chết dưới tay của chồng. Đúng là oan nghiệt", bà than khóc.
TheoInfonet
Cuộc giải cứu con tin và kế hoạch đòi nợ rùng rợn Nợ đối tác 5 tỷ đồng, nhưng không có khả năng chi trả, một người phụ nữ đã bị nhóm đòi nợ thuê bắt cóc, tra tấn bằng kim tiêm dính máu, roi điện để xiết nợ. Trước sự táo tợn của nhóm giang hồ này, lực lượng cơ quan chức năng gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc giải cứu con tin....