Vụ Dương Chí Dũng: Bí ẩn chuyện ‘đấu đá’ và ‘bắt tay’
Trong phần luật sư xét hỏi, Luật sư Hoàng Huy Được (bảo vệ cho bị cáo Mai Văn Phúc) đọc lại một lời khai của Trần Hải Sơn: “Tôi phải làm việc với từng sếp Dũng, Phúc vì biết 2 người này không ưa nhau, mâu thuẫn lớn, thậm chí kéo bè kết phái ở TCTy làm tổn hại đến công việc chung”.
Ngày thứ 2 phiên xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và các đồng phạm, cựu Chủ tịch Vinalines được đưa đến phòng xử án từ rất sớm.
Hôm nay Dương Chí Dũng vẫn mặc áo sơ mi trắng “đóng thùng”, giày tây, tay mang còng. Dương Chí Dũng ngồi một mình trước vành móng ngựa gần 1 giờ sau các bị cáo khác mới được đưa vào phòng xử.
Dương Chí Dũng ngồi một mình trước vành móng ngựa.
Ngược lại với hôm nay, hôm qua Dương Chí Dũng đã đến tòa muộn 1 tiếng đồng hồ so với các bị cáo khác khiến phiên tòa phải khai mạc chậm 30 phút.
Nhưng có một điểm chung trong các ngày xét xử là, lúc đến tòa, lập tức Dương Chí Dũng được “che chắn”, dẫn giải đi lối riêng vào thẳng phòng xét xử chứ không vào phòng chờ như các bị cáo khác.
Video đang HOT
Phiên tòa xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và các đồng phạm dự kiến sẽ tuyên án vào chiều mai (24/4). Trong ngày đầu xét xử (22/4), tòa đã tiến hành thẩm vấn, lấy lời khai các bị cáo. Mở đầu ngày thứ 2 xét xử (23/4) là phần luật sư xét hỏi các bị cáo.
Trong phần luật sư xét hỏi, Luật sư Hoàng Huy Được (bảo vệ cho bị cáo Mai Văn Phúc) đọc lại một lời khai của Trần Hải Sơn: “Tôi phải làm việc với từng sếp Dũng, Phúc vì biết 2 người này không ưa nhau, mâu thuẫn lớn, thậm chí kéo bè kết phái ở TCTy làm tổn hại đến công việc chung”. Sơn xác nhận lời khai này.
Luật sư vặn lại: “Với quan hệ như thế thì liệu 2 ông Dũng, Phúc có cùng bàn bạc, thảo luận để cùng thống nhất một kế hoạch tham nhũng, tiêu cực?”. Sơn trả lời, việc đánh giá là tùy từng người.
Trước đó, bà Vân vợ bị cáo Mai Văn Phúc chia sẻ, chồng mình và ông Dũng xảy ra sự bất hòa đã lâu, nên không có chuyện hai người hợp tác.
Lý giả về mối bất hòa trong quan hệ giữa Mai Văn Phúc và Dương Chí Dũng, bà Vân nhận định: “Có thể là do tính cách hoặc trong cách làm việc, điều hành công ty có những quan điểm bất đồng. Điều này là kết quả từ nhiều lần hai người có ý kiến trái ngược nhau nên kể ra sẽ rất dài dòng mà chẳng biết ai là người đúng, ai là người sai vì mỗi người đều có những quan điểm cá nhân của mình”.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bảo vệ cho bị cáo Mai Văn Phúc) vặn bị cáo Trần Hải Sơn về việc nói lý do, nguồn gốc khoản tiền khi chuyển cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc. Sơn đáp: “Mặc nhiên các anh ấy biết là tiền gì”.
Tuy nhiên, dư luận cho rằng, hai người trong cùng cơ quan “đấu đá” nhau thì họ vẫn có thể “bắt tay” nhau trong một số vụ việc mà cả hai cùng có lợi. Cho nên không thể khẳng định giữa ông Dũng và ông Phúc có mâu thuẫn thì họ không hợp tác.
Ông Thiệp cho rằng, khi đưa tiền đã không nói tiền do đâu có thì việc ở cơ quan điều tra lúc nào cũng nhắc lại điệp khúc đưa tiền hoa hồng từ ụ nổi 83M là có chủ ý, không bình thường.
Ông Thiệp truy tiếp Sơn, yêu cầu tả lại nhà của Phúc tại quê An Dương, Hải Phòng như thế nào. Sơn cáu: “Khổ quá. Cứ hỏi tôi chi tiết xong vặn. Tôi không nhớ những cái đó nhưng nếu giờ HĐXX cho xe chở, tôi sẽ đưa về đúng căn nhà đó”.
Theo Người đưa tin
Hỗn chiến trên sông: Bắt khẩn cấp 7 đối tượng
Cơ quan CSĐT (CSĐT) Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra lệnh bắt khẩn cấp 7 đối tượng cầm đầu trong vụ "hỗn chiến" trên sông Yên giữa các hộ nuôi ngao.
Chiều ngày 9/7, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT (CSĐT) Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra lệnh bắt khẩn cấp 7 đối tượng cầm đầu trong vụ "hỗn chiến" trên sông Yên giữa các hộ nuôi ngao xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia và xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, xảy ra vào trưa ngày 7/7 vừa qua.
Danh tính các đối tượng bị bắt được xác định, gồm: Lê Văn Hòa, (SN 1962), Lê Văn Linh, (SN 1963), Nguyễn Văn Tuyển, (SN 1987) đều ở xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia; Phạm Văn Tám, (SN 1979); Nguyễn Văn Đạt, (SN 1989); Trần Văn Quân, (SN 1985); Đinh Văn Hà, (SN 1982); đều ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương.
Một trong những chiếc bè cào ngao ở xã Hải Châu (Tĩnh Gia) bị hư hỏng trong lúc đánh nhau
Theo kết quả điều tra ban đầu cho thấy, do tranh chấp nuôi và khai thác ngao ở khu vực bãi giữa sông Yên giữa một số hộ dân thuộc hai thôn Nam Châu (xã Hải Châu, Tĩnh Gia) và Thôn Điền (xã Quảng Nham, Quảng Xương), các đối tượng nêu trên đã cầm đầu 2 nhóm người (hơn 70 người) sử dụng hung khí và gạch, đá, đánh chém nhau trên sông.
Trận ẩu đả ấy đã khiến ông Tô Văn Dũng, (SN 1952); ông Lê Văn Hiệu, (SN 1966), đều ở xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia và anh Lê Kim Cường ở xã Quảng Ninh, Quảng Xương, bị thiệt mạng.
Ngoài ra, trong trận ẩu đả vào trưa ngày 7/7, còn khiến 9 người khác bị thương, gồm: Tô Văn Giàu, (SN 1977); Tô Văn Mạnh, (SN 1973) ; Tô Văn Thêm, (SN 1961) đều ở Hải Châu; Lê Văn Linh, Phạm Đăng Hồng, (SN 1964); Lê Văn Hoà, (SN 1962), đều ở xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia; Đinh Văn Hà, (SN 1982), Trần Văn Quân, (SN 1985) và Nguyễn Văn Tuyển, (SN 1987) đều ở Điền Thôn, Quảng Nham, Quảng Xương.
Hiện nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án.
Theo 24h
Ẩu đả trên sông: Tìm thấy thi thể cuối cùng Chiều tối 8/7, nạn nhân thứ 3 trong vụ đánh nhau, tranh chấp bãi ngao tại khu vực sông Yên (vùng giáp ranh giữa 2 xã Hải Châu - Tĩnh Gia và Quảng Nham - Quảng Xương) đã được tìm thấy. Nạn nhân được xác định là Lữ Vĩnh Cường (trú tại xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương). Thi thể của anh Cường...