Vụ đụng độ không tiếng súng và xung đột biên giới triền miên Trung – Ấn

Theo dõi VGT trên

Ấn Độ đã mất 20 binh sĩ trong vụ đụng độ chết chóc với lính Trung Quốc ở vùng biên giới tranh chấp nhiều thập niên qua.

Cuộc đọ sức tàn khốc này diễn ra dọc biên giới tranh chấp nằm tít cao trên dãy Himalaya, và không có tiếng súng. Binh sĩ hai nước đã tự chế vũ khí từ những gì có thể tìm thấy ở vùng đất khắc nghiệt cách mực nước biển hơn 4,2km này.

Vụ đụng độ không tiếng súng và xung đột biên giới triền miên Trung - Ấn - Hình 1
Lính biên phòng Ấn Độ canh gác một đường cao tốc dẫn tới Leh, gần biên giới với Trung Quốc. (Ảnh: NY Times)

Những người lính ở cả hai bên thủ thế dưới ánh trăng, trải dọc các vách đá lởm chởm phía trên thung lũng Galwan rồi dùng cột rào và gậy quấn thép gai đánh nhau giáp mặt nhiều giờ đồng hồ.

Một số binh sĩ Ấn Độ chết vì ngã xuống dòng sông đang cuộn chảy dưới chân đèo. Số khác bị đánh cho đến chết. Ngày hôm sau, 20 binh sĩ được thông báo đã chết. Hiện vẫn chưa rõ thương vong ở phía Trung Quốc.

Binh sĩ hai bên không được phép mang súng ở nơi này. Vụ đụng độ đêm 15/6 là đỉnh điểm của những tháng ngày căng thẳng và nhiều năm tranh chấp triền miên. Nó diễn ra vào một thời điểm đầy khó khăn, khi toàn thế giới đang dốc sức chống đại dịch Covid-19.

NY Times mổ xẻ cách thức Trung Quốc và Ấn Độ đạt đến đỉnh điểm xung đột đổ máu lần này và điểm lại những trận đụng độ trước kia giữa hai nước.

1914: Đường biên giới không bao giờ được Trung Quốc chấp thuận

Xung đột có từ ít nhất năm 1914, khi đại diện từ Anh, Trung Hoa Dân Quốc và Tây Tạng tập trung tại Simla, ngày nay là Ấn Độ, để đàm phán một hiệp ước xác định vị thế của Tây Tạng và sắp đặt các đường biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ thuộc Anh.

Trung Quốc đã từ chối ký thỏa thuận. Nhưng Anh và Tây Tạng ký một hiệp ước thiết lập cái gọi là Đường McMahon – được đặt theo tên của một quan chức thuộc địa Anh, người đề xuất đường biên giới. Ấn Độ khẳng định Đường McMahon – vùng biên 550 dặm kéo xuyên qua dãy Himalaya – là biên giới hợp pháp chính thức giữa nước này và Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc chưa bao giờ đồng ý.

1962: Ấn Độ và Trung Quốc tham chiến

Năm 1947, Ấn Độ tuyên bố độc lập khỏi Anh. Hai năm sau đó, nhà cách mạng Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ngay lập tức, hai nước đã bất đồng về biên giới. Căng thẳng tăng cao suốt những năm 1950. Trung Quốc khẳng định Tây Tạng chưa bao giờ độc lập và không thể ký một thỏa thuận tạo ra một đường biên giới quốc tế. Có một số nỗ lực đàm phán hòa bình nhưng đã thất bại.

Trung Quốc tìm cách kiểm soát các con đường trọng yếu gần biên giới phía tây ở Tân Cương.

Năm 1962, chiến tranh bùng nổ. Lính Trung Quốc vượt qua Đường McMahon và chốt giữ các vị trí sâu trong lãnh thổ Ấn Độ, chiếm các ngọn núi và thị trấn. Cuộc chiến kéo dài 1 tháng. Phía Ấn Độ mất hơn 1.000 người và hơn 3.000 người khác bị bắt. Trung Quốc mất gần 800 người.

Đến tháng 11, Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố ngừng bắn, vẽ lại một cách không chính thức đường biên giới gần nơi lính trung Quốc chiếm được. Nó được gọi là Đường Kiểm soát thực tế (LAC).

Video đang HOT

Năm 1967: Ấn Độ đẩy bật Trung Quốc trở lại

Căng thẳng đi đến đối đầu lần nữa vào năm 1967 dọc hai hẻm núi Nathu La và Cho La, kết nối Sikkim – khi đó là một vương quốc và chế độ bảo hộ thuộc Ấn Độ – với Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc.

Một vụ xô sát đã diễn ra khi lính Ấn Độ đặt dây thép gai dọc nơi họ nhận là biên giới. Xung đột leo thang khi một đơn vị của Trung Quốc bắn đạn pháo vào người Ấn Độ. Trong cuộc đụng độ sau đó, hơn 150 người Ấn Độ và 340 người Trung Quốc phải bỏ mạng.

Các cuộc đụng độ vào tháng 9 và tháng 10/1967 ở những hẻm núi đó sau này được coi là cuộc chiến toàn diện thứ 2 giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhưng Ấn Độ thắng thế, phá được các công sự của Trung Quốc ở Nathu La và đẩy họ trở lại sâu vào lãnh thổ gần Cho La. Tuy nhiên, sự thay đổi đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc và Ấn Độ có những quan điểm khác biệt và mâu thuẫn về vị trí của LAC.

Trận chiến là lần cuối cùng quân lính hai bên thiệt mạng – cho đến sự kiện tối 15/6 vừa qua.

Vụ đụng độ không tiếng súng và xung đột biên giới triền miên Trung - Ấn - Hình 2
Một binh sĩ Trung Quốc giáp mặt một người lính Ấn Độ ở cửa khẩu Nathu La trước khi xảy ra các vụ đụng độ hồi tháng 5. (Ảnh: Nikkei)

1987: Những lần đụng độ không đổ máu

Năm 1987, quân đội Ấn Độ tổ chức hoạt động huấn luyện để sát hạch tốc độ huy động quân tới biên giới. Số lượng lớn binh sĩ và trang thiết bị xuất hiện cạnh các tiền đồn của Trung Quốc đã khiến các chỉ huy nước này ngạc nhiên. Họ phản ứng bằng cách tiến tới nơi mà họ coi là LAC.

Nhận ra nguy cơ chiến tranh bùng nổ, cả Ấn Độ và Trung Quốc đã xuống thang, và một cuộc khủng hoảng được đẩy lùi.

Năm 2013:Chiến thuật mèo vờn chuột của cả hai bên

Sau nhiều năm tuần tra biên giới, một trung đội Trung Quốc dựng trại gần căn cứ Daulat Beg Oldi tháng 4/2013. Phía Ấn Độ ngay lập tức hành động, cũng dựng trại ở khoảng cách chưa đầy 0,3km.

Các trại sau đó được tăng viện với quân lính và trang thiết bị hạng nặng. Vào tháng 5, hai bên nhất trí dỡ trại, nhưng tranh cãi về vị trí LAC vẫn hiện diện.

2017: Bhutan bị kẹt giữa

Tháng 6/2017, Trung Quốc bắt đầu xây dựng một con đường ở cao nguyên Dokham, một khu vực thuộc dãy Himalaya không do phía Ấn Độ kiểm soát mà bởi đồng minh của nước này là Bhutan.

Cao nguyên nằm trên biên giới Bhutan và Trung Quốc, nhưng Ấn Độ coi đây là vùng đệm tiếp sát các vùng tranh chấp khác với Trung Quốc.

Lính Ấn Độ mang theo vũ khí và xe ủi đã đối đầu với phía Trung Quốc với ý định phá hủy con đường. Một cuộc xô sát diễn ra, binh sĩ hai bên ném đá vào nhau và bị thương.

Vào tháng 8, hai nước đồng ý rút khỏi khu vực này, và Trung Quốc ngừng xây đường.

2020: Đụng độ nổ ra

Trong tháng 5, va chạm xảy ra nhiều lần. Trong một vụ tại hồ băng Pangong Tso, lính Ấn Độ bị thương và phải sơ tán bằng trực thăng. Các nhà phân tích nước này cho rằng lính Trung Quốc cũng bị thương.

Theo các chuyên gia Ấn Độ, phía Trung Quốc củng cố lực lượng bằng xe tải, máy xúc, xe chở quân, pháo binh và xe bọc thép,

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên Twitter đề nghị hòa giải điều mà ông gọi là “một cuộc tranh chấp biên giới dữ dội”.

Xung đột biên giới với Trung Quốc khiến Ấn Độ xoay trục về phía Mỹ?

Xung đột ở biên giới với Trung Quốc có thể trở thành yếu tố thay đổi cuộc chơi trong chiến lược chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Ấn Độ.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ vốn luôn phức tạp. Thời còn là thuộc địa của Anh, Ấn Độ là nơi cung cấp thuốc phiện mà các thương lái nước ngoài buôn bán vào thị trường Trung Quốc, điều sau đó dẫn tới chiến tranh nha phiến giữa Anh và Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh. Sau khi độc lập, quan hệ của Ấn Độ với nước láng giềng cũng bị thử thách bởi nhiều vấn đề như Tây Tạng, Pakistan và đường biên giới chung ở dãy Himalaya.

Xung đột biên giới với Trung Quốc khiến Ấn Độ xoay trục về phía Mỹ? - Hình 1
Xung đột ở biên giới với Trung Quốc có thể trở thành yếu tố thay đổi cuộc chơi trong chiến lược chinh sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Ấn Độ. Ảnh: PTI

Đầu tuần này, khu vực biên giới bùng phát xung đột mới, đẫm máu nhất trong 40 năm qua, khiến hơn 20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng. Dù chính phủ 2 bên đang nỗ lực giảm căng thẳng, nhưng xung đột vẫn có thể là một cú huých, đẩy trục xoay của Ấn Độ rời khỏi Bắc Kinh và hướng về phía các "đối thủ" truyền thống của Trung Quốc như Mỹ và Nhật Bản, hay một "đối thủ" mới, là Australia.

Nếu muốn đối phó với điều mà nước này xem là sự gây hấn của Trung Quốc, Ấn Độ sẽ phải dựa vào các đồng minh này nhiều hơn bao giờ hết.

Tranh chấp biên giới khiến Ấn Độ xoay trục?

"Sự hy sinh của các binh sỹ sẽ không vô nghĩa. Tính vẹn toàn và lãnh thổ của Ấn Độ là điều quan trọng nhất đối với chúng ta và không ai có thể ngăn chúng ta bảo vệ điều đó. Không ai có thể nghi ngờ, dù chỉ một chút ít, về điều này. Ấn Độ muốn hòa bình. Nhưng khi bị khiêu khích, Ấn Độ cũng sẽ có sự đáp trả phù hợp", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói ngày 17/6.

Trong một bài viết ngày 17/6, tờ Hindustan Times có nhiều ảnh hưởng ở Ấn Độ nói rằng: "Trung Quốc muốn hạn chế quyền lực và tham vọng của New Delhi, họ muốn Ấn Độ chấp nhận vị trí hàng đầu của Bắc Kinh ở châu Á và hơn thế nữa".

Tờ báo kêu gọi New Delhi cần phải "nỗ lực hơn nữa trong mối quan hệ đối tác với Mỹ, Quad... và trở thành một phần của bất cứ nhóm nào tìm cách kiềm chế quyền lực Trung Quốc".

"Quad" hay Đối thoại an ninh bốn bên là một diễn đàn chiến lược phi chính thức của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ để trao đổi thông tin và tập trận quân sự. Dù không phải là một liên minh quân sự chính thức như NATO, nhưng Quad được xem là một đối trọng tiềm tàng đối với sự gia tăng ảnh hưởng và các hành động gây hấn của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương.

Dù Quad chủ yếu nhấn mạnh vào các khía cạnh ôn hòa như hợp tác gần đây đối với đại dịch Covid-19, nhưng Trung Quốc không thể không chú ý tới tiềm năng bao vây quân sự của các nước thành viên trong nhóm này.

Từ năm 2007, khi cuộc họp đầu tiên của Quad được đề xuất, Trung Quốc đã phản đối chính thức qua kênh ngoại giao đối với tất cả các bên liên quan. Sau đó Australia rút khỏi nhóm do lo ngại làm mếch lòng Bắc Kinh và liên minh này tạm "im ắng". Năm 2017 các cuộc gặp của Quad được khôi phục chủ yếu là do lo ngại về sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngoài Quad, Thủ tướng Modi cũng nỗ lực trở lại với Phong trào không liên kết (NAM) khi tham dự một cuộc họp thượng đỉnh vào đầu tháng 5. Đây là lần đầu tiên ông tham gia thượng đỉnh NAM, một nhóm mà ông gần như đã phớt lờ suốt nhiều năm qua.

Mặc dù Ấn Độ nhấn mạnh vai trò của mình trong các nhóm như RIC (Nga, Ấn, Trung) và BRICS (Brazil, Nga, Ấn, Trung, Nam Phi), vẫn có nhiều câu hỏi về tính thiết thực của các tổ chức này bởi nhiều người cho rằng, cả 2 nhóm vốn hoạt động phần lớn theo mong muốn của Bắc Kinh và không đem lại nhiều giá trị cho New Delhi.

Trong một cuộc điện đàm đầu tháng này giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Donald Trump, nhà lãnh đạo Mỹ đã mời Ấn Độ tham gia cuộc họp thượng đỉnh sắp tới của G7. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Kayleigh McEnany, hai bên cũng thảo luận về "tình hình biên giới Trung-Ấn".

Ông Trump trước đây từng nói muốn mở rộng cuộc họp truyền thống giữa các nước châu Âu và Bắc Mỹ với sự tham dự của các đồng minh của Washington như Australia và Hàn Quốc, đồng thời sử dụng cuộc họp lần này để "thảo luận về tương lai của Trung Quốc".

Ấn Độ vốn thận trọng trong việc quá thân với Mỹ, muốn tìm cách cân bằng mối quan hệ đó với mối quan hệ tinh tế với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức ép ngày càng gia tăng ở biên giới và cùng với mối quan hệ cá nhân khá mạnh mẽ giữa Trump và Modi, đây có lẽ là thời điểm hoàn hảo cho một sự xoay trục như vậy.

Sự tham gia lớn hơn của Ấn Độ cả ở Quad và các liên minh quân sự khác với Mỹ cũng có lợi cho Mỹ, theo nhà phân tích các vấn đề ngoại giao Amrita Jash. Nhà phân tích này cho rằng "dấu ấn mạnh mẽ của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đem lại một sự cân bằng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương".

Cuộc chơi nào cũng phải "trả giá"

Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố muốn giảm căng thẳng và duy trì mối quan hệ hòa bình sau đụng độ ở Himalaya, nhưng nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi về tính khả thi hay bền vững của điều này.

Mối quan hệ vốn dễ lung lay giữa Bắc Kinh và New Delhi cũng đã bị ảnh hưởng bởi Covid-19 khi nhiều người ở Ấn Độ đổ lỗi cho Trung Quốc về sự mất kiểm soát ban đầu đối với dịch bệnh trong khi giới chức Trung Quốc tỏ ra thất vọng khi Ấn Độ không bày tỏ sự ủng hộ đối với Bắc Kinh tại WHO và các diễn đàn quốc tế khác.

Dù vậy, bất cứ sự xoay trục đáng kể nào sang Quad hay chỉ riêng Mỹ nhiều khả năng sẽ chỉ diễn ra nếu Ấn Độ tin rằng mối quan hệ với Trung Quốc là không thể hàn gắn, bởi nếu điều đó xảy ra thì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều phải trả cái giá không hề nhỏ.

Dưới thời Thủ tướng Modi, mối quan hệ kinh tế của Ấn Độ với Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 17,6% nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, thương mại song phương ước tính 84 tỷ USD giai đoạn 2017/2018 vẫn chỉ là một phần nhỏ so với khối lượng thương mại Mỹ-Trung gần 600 tỷ USD.

Trước đại dịch Covid-19, Trung Quốc dần nổi lên như một nhà đầu tư nước ngoài quan trọng ở thị trường Ấn Độ, nhưng xu hướng này đã bị "dập tắt" bởi các quy tắc đầu tư mới mà Ấn Độ thông qua, được xem là nhằm vào các công ty Trung Quốc.

"Hình phạt" kinh tế không phải là điều duy nhất mà 2 bên sẽ phải gánh chịu. Dù Trung Quốc sẽ vô cùng khó chịu khi chứng kiến Ấn Độ thân với Mỹ và Nhật Bản, Bắc Kinh vẫn có thể đáp trả bằng cách gia tăng sự ủng hộ đối với "đối thủ" chính của New Delhi: Pakistan.

Trung Quốc có các mối quan hệ kinh tế, ngoại giao và quân sự gần gũi với Pakistan, biến Pakistan trở thành một trong những đồng minh gần gũi nhất trong khu vực. Từ 2008-2017, Islamabad đã mua hơn 6 tỷ USD các loại khí tài Trung Quốc, theo tổ chức CSIS. Trung Quốc cũng đầu tư hàng tỷ USD vào Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, một phần không thể thiếu trong siêu dự án thương mại và cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường.

Một số nhà phân tích cho rằng, việc bảo vệ hành lang kinh tế này cũng chính là một trong những yếu tố chính đằng sau đụng độ gần đây ở Himalaya bên cạnh một yếu tố khác là động thái của Ấn Độ với Kashmir, trong đó Trung Quốc ủng hộ Pakitan trong một nỗ lực không thành (chỉ trích Ấn Độ) tại Liên Hợp Quốc.

Tương tự, Trung Quốc cũng đang tiến hành các cuộc "xâm nhập" về ngoại giao và kinh tế ở các nước vốn được xem là nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ như Nepal, Sri Lanka và Bangladesh. Đặc biệt, việc Nepal sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc khiến Ấn Độ lo ngại về sự sắp xếp lại địa chính trị tiềm tàng.

Một phần vấn đề trong khu vực hiện nay là tình trạng tranh chấp và lộn xộn của các đường biên giới chung giữa nhiều nước. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng xấu đi, nó có thể chẳng là gì so với cơn ác mộng của sự phức tạp địa chính trị có thể nổi lên trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của MỹÔng Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của Mỹ
22:58:27 23/02/2025
Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịchVatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch
23:43:14 23/02/2025
Tổng thống Ukraine đặt điều kiện nếu phải từ chứcTổng thống Ukraine đặt điều kiện nếu phải từ chức
08:29:07 24/02/2025
Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu ÂuTác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu
14:28:55 23/02/2025
Chính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sựChính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sự
22:49:11 23/02/2025
Lãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệtLãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệt
15:30:02 23/02/2025
Tiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trườngTiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trường
22:31:05 23/02/2025
Ông Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấuÔng Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấu
21:08:30 23/02/2025

Tin đang nóng

Điếng người trước cảnh tượng bóng trắng di chuyển trong salon tóc lúc 12h đêmĐiếng người trước cảnh tượng bóng trắng di chuyển trong salon tóc lúc 12h đêm
19:05:23 24/02/2025
Mẹ qua đời sau thời gian bạo bệnh, Quang Dũng hủy toàn bộ lịch trìnhMẹ qua đời sau thời gian bạo bệnh, Quang Dũng hủy toàn bộ lịch trình
20:39:33 24/02/2025
Chia sẻ mới nhất của mẹ Bắp từ Singapore về tình hình hiện tại của con traiChia sẻ mới nhất của mẹ Bắp từ Singapore về tình hình hiện tại của con trai
16:53:46 24/02/2025
Vụ Phạm Thoại rút hơn 16 tỉ đồng tiền từ thiện: Người ủng hộ có quyền yêu cầu công an vào cuộcVụ Phạm Thoại rút hơn 16 tỉ đồng tiền từ thiện: Người ủng hộ có quyền yêu cầu công an vào cuộc
20:28:34 24/02/2025
Phạm Thoại sẽ livestream sao kê số tiền 16 tỷ đồng nhà hảo tâm ủng hộ bé BắpPhạm Thoại sẽ livestream sao kê số tiền 16 tỷ đồng nhà hảo tâm ủng hộ bé Bắp
21:02:05 24/02/2025
Lí do Lâm Tâm Như mặt sưng phồng, biến dạng khiến gần 100 triệu người sốc nặngLí do Lâm Tâm Như mặt sưng phồng, biến dạng khiến gần 100 triệu người sốc nặng
16:19:15 24/02/2025
Lộ clip Lộc Hàm say khướt, đi không vững, giữa lúc tin chia tay tình 7 năm khiến cả MXH ăn mừngLộ clip Lộc Hàm say khướt, đi không vững, giữa lúc tin chia tay tình 7 năm khiến cả MXH ăn mừng
18:22:24 24/02/2025
Không nhận ra sao nhí Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế: Thành người khổng lồ gần 2m, giảm hơn 20kg và có bạn gái!Không nhận ra sao nhí Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế: Thành người khổng lồ gần 2m, giảm hơn 20kg và có bạn gái!
19:52:44 24/02/2025

Tin mới nhất

Siêu máy tính 'bóc trần' cấu trúc xoắn bí ẩn ở rìa hệ mặt trời

Siêu máy tính 'bóc trần' cấu trúc xoắn bí ẩn ở rìa hệ mặt trời

23:48:40 24/02/2025
Đám mây Oort là nhà của nhiều sao chổi của hệ mặt trời, nhưng các nhà thiên văn học vẫn chưa rõ hình dạng của nó là gì, cho đến khi nhận được sự hỗ trợ đến từ siêu máy tính của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Đặc phái viên Mỹ hé lộ điều Nga - Ukraine phải làm để đạt thỏa thuận hòa bình

Đặc phái viên Mỹ hé lộ điều Nga - Ukraine phải làm để đạt thỏa thuận hòa bình

23:42:30 24/02/2025
Mỹ được cho là đang tiến gần đến một thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và Nga, theo đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff.
Người sắp thành Thủ tướng Đức chỉ trích ông Trump, cảnh báo NATO nguy cơ sớm sụp đổ

Người sắp thành Thủ tướng Đức chỉ trích ông Trump, cảnh báo NATO nguy cơ sớm sụp đổ

23:35:57 24/02/2025
Lãnh đạo phe bảo thủ Đức Friedrich Merz đã chỉ trích gay gắt chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời nói rằng ưu tiên hàng đầu của ông sẽ là củng cố châu Âu và thúc đẩy xu hướng tách Mỹ .
Israel 'để mắt' đến toàn bộ Trung Đông, Hamas ra điều kiện đàm phán

Israel 'để mắt' đến toàn bộ Trung Đông, Hamas ra điều kiện đàm phán

23:30:37 24/02/2025
Phát biểu trước các sĩ quan mới vào lực lượng lục quân của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz cho hay nước này đang để mắt tới toàn bộ Trung Đông, đặc biệt là về phía Syria .
Giáo hoàng Francis vẫn tỉnh táo nhưng có dấu hiệu suy thận bên cạnh viêm phổi kép

Giáo hoàng Francis vẫn tỉnh táo nhưng có dấu hiệu suy thận bên cạnh viêm phổi kép

23:27:19 24/02/2025
Trong đợt cập nhật mới nhất, Vatican cho biết Giáo hoàng Francis không trải qua bất kỳ cơn khủng hoảng hô hấp nào từ đêm 22.2 và hiện vẫn được truyền ôxy lưu lượng cao thông qua đường mũi.
Tuyết rơi dày đặc chặn hơn 2.000 tuyến đường khắp 18 tỉnh Thổ Nhĩ Kỳ

Tuyết rơi dày đặc chặn hơn 2.000 tuyến đường khắp 18 tỉnh Thổ Nhĩ Kỳ

22:43:00 24/02/2025
Thời tiết khắc nghiệt đã xuất hiện khắp 18 tỉnh tại Thổ Nhĩ Kỳ khiến hơn 2.000 con đường bị chặn do tuyết dày, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân địa phương.
EU họp khẩn về Ukraine và an ninh châu Âu, ông Zelensky muốn gặp ông Trump

EU họp khẩn về Ukraine và an ninh châu Âu, ông Zelensky muốn gặp ông Trump

22:36:03 24/02/2025
Các lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp khẩn hôm 6.3 để bàn về các bước kế tiếp cho Ukraine và an ninh châu Âu.
Loạt cơ quan Mỹ yêu cầu nhân viên không phản hồi tối hậu thư của ông Musk

Loạt cơ quan Mỹ yêu cầu nhân viên không phản hồi tối hậu thư của ông Musk

22:26:06 24/02/2025
Theo Reuters ngày 23.2, những viên chức thuộc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi email cho nhân viên yêu cầu họ không phản hồi những thông tin không thuộc thẩm quyền của cơ quan.
Phe bảo thủ thắng bầu cử Đức, cực hữu theo sát ở vị trí thứ hai

Phe bảo thủ thắng bầu cử Đức, cực hữu theo sát ở vị trí thứ hai

22:13:07 24/02/2025
Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đối lập đã vượt qua liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz để giành chiến thắng cuộc bầu cử Đức, nhưng đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) cũng giành kỷ lục ở vị trí thứ hai.
Đức bầu cử quốc hội sớm giữa những thách thức lớn

Đức bầu cử quốc hội sớm giữa những thách thức lớn

21:27:38 24/02/2025
Cử tri Đức ngày 23.2 bỏ phiếu bầu nghị viện mới trong cuộc bầu cử sớm, sau khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz đổ vỡ.
Điều tàu sân bay đến khu vực, Pháp nhấn mạnh tự do hàng hải ở Biển Đông

Điều tàu sân bay đến khu vực, Pháp nhấn mạnh tự do hàng hải ở Biển Đông

20:56:15 24/02/2025
Đại sứ Pháp tại Philippines Marie Fontanel nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông, khi phát biểu trên boong tàu sân bay Charles de Gaulle đang thăm Philippines.
Ukraine tung hệ thống vận tải UAV giúp rút ngắn thời gian tiếp tế

Ukraine tung hệ thống vận tải UAV giúp rút ngắn thời gian tiếp tế

20:52:04 24/02/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết hệ thống mới được giới thiệu sẽ rút ngắn đáng kể thời gian chi viện nhiều loại UAV cho tiền tuyến.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 25/2/2025: Thần tài song hành

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 25/2/2025: Thần tài song hành

Trắc nghiệm

00:18:52 25/02/2025
Bảo Bình nhận được nhiều tin vui về tài chính nhờ sự trợ mệnh của thần tài, Sư Tử hứa hẹn có dấu hiệu thăng tiến mạnh mẽ.Ngày 25/2/2025, sao xấu ảnh hưởng đến vận trình của Bạch Dương,
Nam thanh niên tử vong thương tâm trên đường đi làm

Nam thanh niên tử vong thương tâm trên đường đi làm

Tin nổi bật

00:00:04 25/02/2025
Hơn 15 giờ ngày 24.2, Công an Q.Bình Tân cùng Đội CSGT An Lạc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) giải quyết xong hiện trường vụ tai nạn giữa xe tải và xe máy xảy ra trên đường Trần Văn Giàu (P.Tân Tạo A).
Điều tra vụ học sinh chơi bóng chuyền bị điện giật tử vong

Điều tra vụ học sinh chơi bóng chuyền bị điện giật tử vong

Pháp luật

23:56:42 24/02/2025
Thông tin ban đầu, vào khoảng 17 giờ 30 ngày 21.2, tại nhà văn hóa thôn Trung Bình (xã Mỹ Chánh Tây), các em L.T.P, N.H.K và T.Q.H (cùng 15 tuổi, ở xã Mỹ Chánh Tây) và một số em khác chơi bóng chuyền.
Phim lãng mạn Hàn cực hay chiếu 9 năm bỗng nhiên hot trở lại: 1 cặp đôi được netizen sống chết đẩy thuyền

Phim lãng mạn Hàn cực hay chiếu 9 năm bỗng nhiên hot trở lại: 1 cặp đôi được netizen sống chết đẩy thuyền

Phim châu á

23:45:35 24/02/2025
Mới đây, trên Douban xuất hiện chủ đề có những cặp đôi phụ mà phản ứng hóa học còn mạnh hơn đôi chính vô số lần và ví dụ được nêu ra là chàng vệ sĩ Kim Je Ha và phu nhân Choi Yoo Jin trong Mật Danh K2.
Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu nhan sắc "thượng hạng 5 sao", chú rể vừa đẹp vừa ngầu xuất sắc

Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu nhan sắc "thượng hạng 5 sao", chú rể vừa đẹp vừa ngầu xuất sắc

Hậu trường phim

23:42:38 24/02/2025
Hiện tại, dù đa phần những hình ảnh bị lộ đều có chất lượng khá thấp nhưng visual của Ngu Thư Hân - Hà Dữ thì đúng chuẩn chất lượng cao .
Sao nam bị bán sang Myanmar lại gặp biến căng, chỉ 1 hành động mà khiến netizen đồng loạt quay lưng

Sao nam bị bán sang Myanmar lại gặp biến căng, chỉ 1 hành động mà khiến netizen đồng loạt quay lưng

Sao châu á

23:30:20 24/02/2025
Ngày 24/2, Sina đưa tin nam diễn viên Vương Tinh mới đây đã xuất hiện trong buổi họp báo ghi hình cho show giải trí Lớp Học Siêu Việt Vô Hạn 3.
Hình ảnh Phương Oanh khi "thoát vai" mẹ bỉm sữa, diện mạo thế nào mà dân tình nhận xét "chuẩn vợ chủ tịch"?

Hình ảnh Phương Oanh khi "thoát vai" mẹ bỉm sữa, diện mạo thế nào mà dân tình nhận xét "chuẩn vợ chủ tịch"?

Sao việt

23:26:49 24/02/2025
Khác hẳn với hình ảnh Phương Oanh giản dị khi chăm con hay đứng bếp nấu ăn ở nhà, nữ diễn viên lên đồ cực sành điệu và sang chảnh.
Phim tài liệu vén màn vụ bắt cóc ám ảnh John Lennon và Yoko Ono

Phim tài liệu vén màn vụ bắt cóc ám ảnh John Lennon và Yoko Ono

Phim âu mỹ

23:00:00 24/02/2025
Bộ phim One To One: John & Yoko (do Kevin Macdonald và Sam Rice-Edwards đồng đạo diễn) hé lộ câu chuyện đầy biến động đã ám ảnh John Lennon và Yoko Ono trong nhiều thập kỷ.
Xuân Son kiểm soát cân nặng, tích cực phục hồi

Xuân Son kiểm soát cân nặng, tích cực phục hồi

Sao thể thao

22:59:52 24/02/2025
Tối 24/2, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cập nhật thông tin mới nhất về tình hình phục hồi chấn thương của Nguyễn Xuân Son. Sau khi nghỉ Tết tại Nam Định, tiền đạo này trở lại Hà Nội để tiếp tục tập phục hồi tại trung tâm y học thể th...
Vợ chồng Kanye West ra mắt phim 'nóng' bất chấp làn sóng tẩy chay

Vợ chồng Kanye West ra mắt phim 'nóng' bất chấp làn sóng tẩy chay

Sao âu mỹ

22:58:00 24/02/2025
Sau loạt ồn ào khiến công chúng phẫn nộ, Kanye West và Bianca Censori mặc kín mít đến dự buổi chiếu bộ phim có nhiều cảnh khoe thân do Censori đóng chính.
Quá khứ của 1 Anh Tài: Mặt non choẹt, netizen khen "Chí Phèo đẹp trai nhất hệ Mặt trời"

Quá khứ của 1 Anh Tài: Mặt non choẹt, netizen khen "Chí Phèo đẹp trai nhất hệ Mặt trời"

Nhạc việt

22:33:07 24/02/2025
Mới đây, 1 đoạn video ghi lại khoảnh khắc khoe giọng của Bùi Công Nam khi còn ở mái trường đại học 8 năm bỗng được đăng tải và viral cõi mạng.