Vụ đùn đẩy cấp phép kiểm dịch: Đã có quyết định cuối cùng
Từ 15.7, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. HCM sẽ chính thức thực hiện thủ tục cấp giấy kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển khỏi TP. HCM thay cho Chi cục Thú y.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM sẽ quản lý thịt trong quá trình sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển ngoại tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa có văn bản chính thức giao cho Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP chủ trì thực hiện thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật tại các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh vận chuyển ra khỏi thành phố kể từ ngày 15.7.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm bàn giao thủ tục hành chính trên cho Ban Quản lý An toàn thực phẩm trước ngày 15.7.
Ông Tuyến cũng giao Sở Nội vụ phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quyết định 06 của UBND TP HCM về quy chế hoạt động tổ chức của Ban Quản lý An toàn thực phẩm đảm bảo phù hợp với định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tế tại TP. Đồng thời, cân đối biên chế thành phố và bổ sung biên chế công chức cho Ban để thực hiện thủ tục nêu trên trước ngày 30.7.
Video đang HOT
Chiều 1.7, trao đổi với PV, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP, cho biết tại cuộc họp ngày 30.6 đã nêu quan điểm nếu được giao nhiệm vụ sẽ tổ chức thực hiện. Theo bà, thời gian qua, thực chất nhân sự của ban đã hỗ trợ lực lượng thú y thực hiện nhiệm vụ nhưng đóng dấu thú y, sắp tới thì ban sẽ thực hiện và đóng dấu của ban. Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục này thực tế không chỉ có 42 cán bộ đã được ngành nông nghiệp bàn giao mà nhiều hơn nên sắp tới ban cần bổ sung người và đã được chấp thuận.
Từ nay đến hết ngày 14.7, lực lượng thú y vẫn tiếp tục thực hiện công tác kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi thành phố, đảm bảo không gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành.
Như vậy, vướng mắc trong bàn giao nhân sự và thủ tục hành chính giữa ngành nông nghiệp trong mảng an toàn thực phẩm cho Ban An toàn thực phẩm đã được tháo gỡ, chấm dứt sự “đùn đẩy” giữa hai bên.
Theo Ngọc Ánh (Ngươi Lao đông)
Thành lập 8 đội ứng phó nhanh với cúm A/H7N9
Bên cạnh các đoàn kiểm tra, Cục thú y còn thành lập 8 đội ứng phó nhanh để xử lý khi phát hiện virus cúm A/H7N9 tại Việt Nam.
Trước diễn biến của dịch cúm gia cầm, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thành lập 5 đoàn kiểm tra các tỉnh biên giới phía Bắc gồm Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và các tỉnh, thành như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh là những nơi có nguy cơ tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc.
Cơ quan này cũng thành lập 8 đội ứng phó nhanh để xử lý trường hợp khi phát hiện cúm A/H7N9 tại Việt Nam.
Đoàn kiểm tra của Cục Thú y kiểm tra việc phòng chống dịch cúm tại chợ ở phường Thị Cầu, TP Bắc Ninh. Ảnh: Báo Nông nghiệp.
Hiện virus cúm gia cầm A/H7N9 chưa xuất hiện ở Việt Nam, nhưng có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện và bắt giữ một số vụ buôn lậu gia cầm sống, cụ thể như ngày 17/2, lực lượng hải quan Lạng Sơn đã bắt giữ 1.700 con vịt, bàn giao cho cơ quan kiểm dịch tiêu hủy. Trước đó, vào tối 7/2, lực lượng quản lý thị trường Chi Lăng (Lạng Sơn) cùng các cơ quan chức năng đã phát hiện 6.500 con vịt giống được nhập lậu từ Trung Quốc.
Trước tình hình trên, lãnh đạo Cục Thú y đề nghị các tỉnh biên giới phía Bắc cần tăng cường kiểm tra đầu nậu, đường dây buôn bán gia cầm và sản phẩm nhập khẩu trái phép; từ đó xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Cục Thú y cũng khuyến cáo người dân cần mua con giống ở cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm soát của lực lượng thú y, tránh mua con giống trôi nổi ngoài thị trường vì có nguy cơ mang mầm bệnh cúm gia cầm.
Ngày 20/2, Cục Thú y đã mời đại diện của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và đại điện của Văn phòng Trung tâm dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) tại Việt Nam đến đề xuất xây dựng các giải pháp kỹ thuật.
Bộ Nông nghiệp cũng đã có công văn tăng cường các biện pháp ngăn chặn virus gia cầm A/H7N9 và các chủng virus cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và FAO cảnh báo trong 2 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã ghi nhận 112 trường hợp người bị nhiễm virus cúm A/H7N9.
Xuân Hoa
Theo VNE
Hơn 300 kg thịt chó thối trên xe khách giường nằm Hàng chục con chó đã giết mổ, bốc mùi hôi thối được phát hiện trên xe khách chạy từ Nam ra Bắc. Ngày 14/11, Công an thành phố Huế (Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa phát hiện xe khách giường nằm mang biển số TP HCM vận chuyển nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, trong đó có 3...