Vụ DongA Bank giai đoạn 2: Luật sư cho rằng án chung thân ông Trần Phương Bình quá nặng
Chiều 12/1, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm đại án DongA Bank giai đoạn 2 đối với bị cáo Trần Phương Bình, cựu Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng (HĐTD) DongA Bank và các đồng phạm.
Các bị liên quan vụ đại án DongA Bank gây thiệt hại hơn 8000 tỷ đồng trong đó có bị cáo Trần Phương Bình, cựu Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng (HĐTD) DongA Bank. Ảnh: DV
Bào chữa cho bị cáo Trần Phương Bình có 2 luật sư Phan Trung Hoài và Phan Minh Hoàng. Theo các luật sư này, trong các phiên tòa ở cả 2 giai đoạn, bị cáo Bình đã nghiêm túc nhìn nhận mình là người chịu trách nhiệm chính trong các sai phạm xảy ra tại DongA Bank như truy tố.
“Tuy nhiên 2 án chung thân đối với bị cáo Bình quá nặng”, luật sư bào chữa cho bị cáo Bình nói.
Chân dung bị cáo Trần Phương Bình tại tòa. Ảnh: DV
Theo luật sư, về số tiền thiệt hại hơn 8.000 tỷ đồng, hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất về thời điểm tính thiệt hại. Có nơi tính giá trị thiệt hại vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, có nơi xác định vào thời điểm khởi tố vụ án hoặc vào thời điểm định giá trong tố tụng hình sự.
Luật sư đề nghị HĐXX, VKS phúc thẩm đánh giá, xác định thiệt hại trong vụ án là khoản chênh lệch giữa dư nợ gốc và lãi phát sinh đến thời điểm xảy ra hành vi sai phạm trừ đi giá trị tài sản đảm bảo và phong tỏa, kê biên.
Bối cảnh phạm tội của bị cáo Bình là khoảng thời gian nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, trình trạng nợ xấu ở DongA Bank cao. Các nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia – TTC; nhóm M Đồng Tiến và nhóm Tân Vạn Hưng đều là những khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng trên 20 năm, có uy tín trong cả một quá trình giao dịch lâu dài với DongA Bank.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, bị cáo Bình phải duy trì, bảo đảm hoạt động cho vay đúng quy định của nhà nước và quy chế của ngân hàng, nhằm tìm cách thoát ra khỏi những áp lực trong hoạt động của DongA Bank.
Luật sư trình bày: “Bị cáo Trần Phương Bình đã bị xử phạt mức án tù chung thân về tội danh này trong giai đoạn 1 và chấp nhận không kháng cáo. Nhưng do tách vụ án thành 2 giai đoạn dẫn đến việc bị cáo Bình nhận 2 án chung thân là quá nặng”.
Do đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét một cách thấu đáo nguyên nhân, bối cảnh, tác động đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Luật sư trình bày thêm, bị cáo Bình có nhân thân và quá trình đóng góp hơn 26 năm qua cho DongA Bank, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, năm 2020, bị cáo Trần Phương Bình tiếp tục bị tuyên án chung thân trong vụ làm thất thoát hơn 8.800 tỷ đồng tại Ngân hàng Đông Á. Vụ án này là giai đoạn 2, Ban đầu, bị cáo Bình và 11 đồng phạm bị truy tố về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại 8.800 tỷ đồng cho DAB. Tuy nhiên, sau 2 tuần xét xử, vào tháng 7/2020, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung, yêu cầu tách hành vi sai phạm của bị cáo Bình và nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia gây thiệt hại cho DAB hơn 3.000 trong tổng số thiệt hại hơn 8.800 tỷ đồng.
Trong quá trình công tác, bị cáo Bình cùng cấp dưới và đối tác thông đồng duyệt nhiều khoản vay lên đến hàng ngàn tỷ đồng, với nhiều tài sản bảo đảm là những dự án “khủng”, nhưng hồ sơ trái quy định. Trong số đó, việc cho 4 nhóm khách hàng gồm Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, M&C, Tân Vạn Hưng vay gây thiệt hại cho ngân hàng 8.700 tỷ đồng. Nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia – TTC gây thiệt hại hơn 3.139 tỷ đồng, nhóm M&C gây thiệt hại hơn 3.949 tỷ đồng, nhóm Đồng Tiến gây thiệt hại hơn 393,6 tỷ đồng và nhóm Tân Vạn Hưng gây thiệt hại hơn 1.269 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong vụ án này, bị cáo Bình đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 75 tỷ đồng khi nhờ một số cá nhân đứng tên vay tiền tại DAB rồi chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ thu, nộp khống, chiếm đoạt của DAB 75 tỷ đồng.
Bị cáo Trần Phương Bình xin giảm nhẹ hình phạt
Bước vào phần xét hỏi, bị cáo Trần Phương Bình đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 10/1, Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao tại TPHCM mở phiên xử phúc thẩm vụ ông Trần Phương Bình và các đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank).
Theo đó, bị cáo Trần Phương Bình (cựu Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongABank) bị xét xử về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng, và tội về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Các bị cáo còn lại bị xét xử về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng.
Bị cáo Trần Phương Bình.
Đây là giai đoạn 2 của đại án gây thiệt hại tại DongABank, ở giai đoạn 1, bị cáo Trần Phương Bình nhận mức án tù chung thân.
Bước vào phần xét hỏi, bị cáo Trần Phương Bình đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt. Cựu tổng giám đốc DongABank cho rằng việc cơ quan tố tụng tách vụ án ra làm 2 giai đoạn và bị phạt 2 án tù chung thân là quá nghiêm khắc.
"Quá trình tạm giam, bị cáo nhận thức được hành vi sai phạm của mình nhưng việc tách vụ án ảnh hưởng tới quyền lợi của bị cáo, mong tòa xem xét", bị cáo Trần Phương Bình trình bày.
Các bị cáo còn lại trong vụ án, đề nghị HĐXX xem xét lại vụ án để giảm nhẹ hình phạt cho mình.
Bản án sơ thẩm xác định, trong thời gian từ năm 2007 đến 2015, ông Bình với vai trò là Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch HĐTD của DongABank đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện hành vi phạm tội gây thiệt hại lớn.
Trong đó, ông Bình duyệt cho 4 nhóm khách hàng gồm: Hiệp Phú Gia - TTC (do Nguyễn Thiện Nhân điều hành và chỉ đạo), Đồng Tiến, M&C, Tân Vạn Hưng vay không đúng quy định gây thiệt hại hơn 8.751 tỷ đồng.
Các bị cáo tại tòa.
Ngoài ra ông Bình còn có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 75 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DongABank lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.
Cuối năm 2019, TAND TPHCM xử sơ thẩm tuyên phạt ông Bình mức án chung thân về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt, ông Bình phải chấp hành án chung thân.
Liên quan đến vụ án, ông Phùng Ngọc Khánh bị tuyên 18 năm tù vì đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống vay DAB hàng nghìn tỷ đồng sau đó mất khả năng trả nợ. Hiện, dư nợ của nhóm này là 3.949 tỷ đồng.
Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt 2-8 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc ông Bình bồi thường cho DongABank 1.962 tỷ đồng thiệt hại từ hành vi lập chứng từ thu khống, 120 tỷ đồng (75 tỷ đồng và lãi) cho hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Đối với khoản vay tại nhóm M&C, tòa buộc Phùng Ngọc Khánh bồi thường cho DongABank hơn 3.949 tỷ đồng; nhóm khách hàng Đồng Tiến phải hoàn trả cho ngân hàng gần 400 tỷ đồng (đối với 10 khoản vay tín chấp sai quy định); nhóm khách hàng Tân Vạn Hưng bị buộc hoàn trả 1.300 tỷ đồng đối với các khoản dư nợ.
Ông Trần Phương Bình, Trần Ngọc Khánh và 8 bị cáo khác sau đó có đơn xin giảm nhẹ hình phạt.
Là nguyên đơn dân sự, DongABank sau đó cũng kháng cáo đề nghị HĐXX phúc thẩm xem xét số tiền buộc các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải bồi thường cho ngân hàng tính đến ngày đưa vụ án ra xét xử.
Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài trong vòng một tuần.
Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình bị truy tố trong vụ án thứ ba Ông Trần Phương Bình bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới bỏ qua các quy trình thẩm định cho một khách hàng thân thiết vay tiền sai quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 184 tỉ đồng. Ông Trần Phương Bình bị tuyên án chung thân trong 2 vụ án và tiếp tục bị truy tố trong vụ án thứ 3...