Vụ Đông Xuân 2020 – 2021: Được mùa lúa, giá bán cao
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: Vụ Đông Xuân 2020 – 2021 là năm thành công trong trồng lúa với năng suất, giá bán cao.
Ngày 24/3, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân năm 2020 – 2021 triển khai sản xuất vụ hè thu, thu đông, năm 2021 tại Nam Bộ.
Quàng cảnh hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân năm 2020 – 2021 triển khai sản xuất vụ hè thu, thu đông, năm 2021 tại Nam Bộ.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, vụ lúa Đông Xuân 2020 – 2021 toàn vùng Nam bộ xuống giống được 1.596,54 nghìn ha, năng suất ước đạt 70 tạ/ha, tăng 2,14 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11.176 nghìn tấn, tăng 145 nghìn tấn so với vụ Đông Xuân 2019 – 2020. Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa vụ Đông Xuân 2020-2021 các tỉnh Nam bộ ước đạt 27.641ha. Trong đó, chuyển đổi cây hằng năm là 18.808ha; cây ăn quả là 4.133ha và nuôi trồng thủy sản là 4.700ha.
Cây trồng chuyển đổi chủ yếu là cây ngắn ngày (bắp, đậu phộng, đậu nành, rau đậu các loại,…) và cây ăn quả (cam, bưởi, xoài, thanh long, mít…). Một số diện tích chuyển đổi sang cây ăn quả như cam, bưởi, quýt, nhãn, xoài, thanh long, sầu riêng,… đang có xu hướng tăng mạnh do hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2020 sản xuất cây ăn quả cả nước có diện tích 1.133,8 nghìn ha, so với năm 2019 diện tích tăng 86,2 nghìn ha. Vùng Nam bộ có tổng diện tích cây ăn quả 505,1 nghìn ha, bằng 44,6% diện tích cả nước; trong đó ĐBSCL là vùng cây ăn quả lớn nhất cả nước với diện tích 377,7 nghìn ha, bằng 33,3% so với cả nước, Đông Nam bộ 127,4 nghìn ha, bằng 11,2% so với cả nước.
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, vụ Đông Xuân 2020 – 2021 các tỉnh, thành ở ĐBSCL triển khai xuống giống sớm hơn ở các tỉnh ven biển để né hạn mặn trong mùa khô. Thời tiết thuận lợi hơn giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh ít.
Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết: Vụ Đông Xuân 2020 – 2021 là năm thành công trong trồng lúa với năng suất, giá bán cao mang lợi nhuận người nông dân. Để thực hiện tốt việc này có sự đóng góp của công tác nhận định tình hình, dự báo đúng chính xác cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Chính phủ tới địa phương và người dân.
Cần Thơ chi 22,5 tỷ đồng diệt chuột
Trong kế hoạch phòng, diệt chuột vừa được UBND TP Cần Thơ ban hành, ngân sách sẽ chi hơn 22,5 tỷ đồng, khoảng 7,5 tỷ còn lại là đối ứng của nông dân.
Kế hoạch sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2025, nhằm giúp nông dân quản lý tốt ruộng vườn, hạn chế tối đa thiệt hại do chuột gây ra.
Chuột đồng tại Cần Thơ bị bắt, bán giá 80.000-100.000 đồng mỗi kg. Ảnh: Cửu Long.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan, Hội Nông dân, UBND các quận huyện thực hiện. Nông dân sẽ được tập huấn 1.600 buổi, hỗ trợ 112.500 bẫy và thuốc diệt chuột. Mỗi năm, các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị triển khai và tổng kết, đánh giá tình hình.
Cần Thơ có hơn 80.000 ha đất trồng lúa, trên 20.000 vườn cây ăn trái, gần 15.000 ha rau màu. Những năm qua, nông dân phản ánh tình trạng lúa, hoa màu bị chuột cắn phá nhiều.
Chủ động ứng phó xâm nhập mặn và sạt lở bờ sông, bờ biển Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 4 đến 8-2 trời ít mưa, trưa chiều trời nắng; riêng đêm 7 và ngày 8-2, phía tây Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông. Từ đêm 8 và ngày 9-2 có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ mưa to đến rất to. Trong mưa dông...