Vụ Đồng Tâm: “Cán bộ sai cũng bị xử lý, không dừng lại ở việc xin lỗi dân”
Đại diện Hội đồng nhân dân TP Hà Nội trả lời những vấn đề liên quan đến việc thanh tra đất đai tại Đồng Tâm.
Theo Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội, sau khi có kết luận thanh tra, nếu cán bộ sai cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, không dừng lại ở việc xin lỗi người dân. (ảnh: Việt Linh)
Ngày 30/6, HĐND TP Hà Nội tổ chức họp báo trước kỳ họp thứ 4 khóa XV. Nhiều phóng viên đặt câu hỏi về vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, cùng kết quả thanh tra đất đai tại đây.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP cho biết, thực hiện theo kết luận Thủ tướng Chính phủ, TP Hà Nội đã chỉ đạo thanh tra đất đai tại Đồng Tâm. Đến ngày 21/6, quá trình thanh tra chính thức kết thúc.
“Sau khi có kết luận thanh tra, chắc chắn 7 ngày sau thành phố sẽ công bố theo quy định của pháp luật”, ông Nam thông tin.
Ông Nam khẳng định khi có kết luận thanh tra HĐND TP Hà Nội sẽ giám sát chặt chẽ các bước thực hiện kết luận.
“Ai đúng – ai sai, sai chỗ nào xử lý chỗ đó, kể cả cán bộ mà sai cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật chứ không chỉ dừng lại trong việc xin lỗi người dân”, ông Nam nói.
Video đang HOT
Trưởng ban Pháp chế HĐND TP cũng thông tin một số diễn biến gần đây nhất liên quan đến vụ việc ở Đồng Tâm. Cụ thể, Viện Kiểm sát huyện Mỹ Đức đã có cáo trạng, trong tháng 7 tới sẽ xét xử một số cán bộ, lãnh đạo xã Đồng Tâm và phòng ban chuyên môn của huyện có sai phạm trong vấn đề quản lý đất đai.
Theo dự kiến Hà Nội sẽ hoàn chỉnh và thông báo kết luận thanh tra trên vào đầu tháng 7.
Trước đó hôm 20/4, Hà Nội đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng từ trước đến nay với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn (nằm trên địa giới xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức).
Ngày 21/6, ông Nguyễn Anh Huy – Trưởng đoàn thanh tra (Phó Chánh Thanh tra TP Hà Nội) vừa ký thông báo gửi các sở ngành liên quan và UBND huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm, Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng Không không quân thông báo kết thúc thanh tra tại Đồng Tâm.
Theo Danviet
Khởi tố điều tra vụ án hình sự bắt giữ người tại xã Đồng Tâm
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự vụ việc bắt, giữ người ở xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để điều tra về 2 tội danh.
Cán bộ, chiến sĩ công an bị giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành được thả hôm 22.4 sau buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung và người dân xã Đồng Tâm.
Xem thêm:>>Để cam kết của Chủ tịch Chung hợp lòng dân mà không trái luật
Liên quan đến vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra ngày 15.4.2017 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội, ngày 13.6.2017, Cơ quan cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 129/PC44-Đ2, để điều tra về 2 tội danh: "Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật" (theo điều 123 BLHS) và "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" (theo điều 143 BLHS).
Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra, xác minh làm rõ vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trước đó, vào cuối tháng 3, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án "Gây rối trật tự công cộng" xảy ra tại xã Đồng Tâm sau khi cảnh sát bắt giữ 4 người, trong đó có cụ Lê Đình Kình (82 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã).
Sau khi vụ bắt giữ này xảy ra, một số công dân do thiếu hiểu biết pháp luật đã có hành vi cản trở và tổ chức giữ người trái pháp luật đối với cán bộ, chiến sĩ Công an TP.Hà Nội đang thi hành công vụ. Người dân Đồng Tâm đã giữ 38 người tại nhà văn hóa thôn Hoành, gồm cán bộ huyện Mỹ Đức và chiến sĩ Công an Hà Nội.
Đến 18.4, 15 chiến sĩ CSCĐ đã được bàn giao cho chính quyền, 3 người tự giải cứu.
Hai ngày sau, VKSND Hà Nội hủy bỏ quyết định tạm giữ cụ Lê Đình Kình.
Ngày 21.4, người dân Đồng Tâm trả tự do ông Đặng Văn Cảnh, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Mỹ Đức.
Sáng 22.4, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã về xã Đồng Tâm đối thoại với người dân xã này. Sau đó, 19 cán bộ, chiến sĩ còn bị giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành đã được thả.
Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung khi đó đã cam kết không truy cứu những người bắt giữ cán bộ, đồng thời làm rõ trách nhiệm người bắt cụ Lê Đình Kình.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã cam kết 3 vấn đề, gồm:
1. Sẽ làm rõ đất đồng Sênh có phải đất quốc phòng hay không?
2. Không truy cứu trách nhiệm hình sự những người đã bắt giữ 38 cán bộ, công an.
3. Sẽ làm rõ trách nhiệm những người liên quan vụ bắt giữ cụ Lê Đình Kình (82 tuổi, trú thôn Hoành).
Tuyên bố của người đứng đầu thành phố được thông báo rộng rãi tới người dân, ai ai cũng hân hoan. Những nụ cười nhẹ nhõm, những khuôn mặt rạng rỡ khiến không khí ở Đồng Tâm khác hẳn sự căng thẳng, bức xúc cao độ kéo dài cả tuần nay. Một số tuyến đường lập tức được dọn phong quang, các chướng ngại vật bắt đầu được tháo dỡ.
Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật 1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với người thi hành công vụ; d) Phạm tội nhiều lần; đ) Đối với nhiều người. 3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; c) Gây hậu quả nghiêm trọng; d) Để che giấu tội phạm khác; đ) Vì lý do công vụ của người bị hại; e) Tái phạm nguy hiểm; g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Danviet
Từ vụ việc Đồng Tâm: Nguyên tắc Nhà nước và nhân dân "cùng thắng" "Có thể nói sự mâu thuẫn, xung đột trong đời sống xã hội lúc nào cũng có. Nhưng vấn đề đặt ra là phải quản lý, giải tỏa những mâu thuẫn, xung đột ấy khi chúng còn chưa đến mức căng thẳng hoặc đối đầu, nghĩa là chưa "nóng". Một chính quyền làm được như thế, mới chứng tỏ được là có năng...