Vụ doanh nghiệp nói có 10 ha sâm Ngọc Linh ở Kon Tum: Sở NN&PTNT vào cuộc kiểm tra
Trước việc Công ty Cổ phần đầu tư sâm Việt Nam công bố có 10 ha sâm Ngọc Linh tại 2 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông gây nhiều nghi vấn, Sở NN&PTNT Kon Tum đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn vào cuộc kiểm tra.
Ngày 25/12, ông Nguyễn Tấn Liêm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, sở đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, đồng thời yêu cầu Công ty Cổ phần sâm Việt Nam giải trình về thông tin doanh nghiệp trồng 10 ha sâm Ngọc Linh tại 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei.
Trước đó, vào ngày 29/11, Công ty Cổ phần đầu tư sâm Việt Nam đã tổ chức lễ khai trương trụ sở sâm Việt Nam tại số 740 Phạm Văn Đồng (phường Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Trong buổi lễ khai trường có nhiều lãnh đạo bộ và tỉnh Kon Tum đến dự.
Tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Thanh Loan, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư sâm Việt Nam đã thông tin, công ty đang sở hữu vườn sâm gốc với hơn 10 ha tại 2 xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông) và Mường Hoong (huyện Đăk Glei) của tỉnh Kon Tum.
Lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum chúc mừng Công ty Cổ phần sâm Việt Nam nhân dịp khai trương trụ sở sâm Việt Nam tại TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum) vào ngày 29/11. Ảnh: Kỳ Phú
Video đang HOT
Ngoài ra, đơn vị còn có khu nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm có tổng diện tích 1.700 m2 tại thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông).
Những thông tin này khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, đặc biệt chính quyền một số xã, huyện và ngành chức năng nói doanh nghiệp không có trồng sâm tại địa phương như công bố.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Hoài Tâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum xác nhận, trong các doanh nghiệp và đơn vị trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh không có tên Công ty Cổ phần sâm Việt Nam và không biết công ty này lấy số liệu từ đâu.
Theo ông Tâm, trên địa bàn tỉnh hiện 5 doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh đó là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô, Công ty CP sâm Ngọc Linh Kon Tum, Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông, Công ty CP Vingin, Công ty TNHH Thái Hòa. Các doanh nghiệp này có đầy đủ thủ tục và đã được Sở NN&PTNT kiểm tra việc trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn. Ngoài ra, có hơn 1.165 hộ gia đình, 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất trồng sâm Ngọc Linh.
Các sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần sâm Việt Nam. Ảnh: Kỳ Phú
Theo chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh do Cục Sở hữu trí tuệ cấp, tỉnh Kon Tum có 9 xã thuộc 2 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông trồng sâm Ngọc Linh.
“Theo quy trình, thì doanh nghiệp phải đăng ký qua Sở KH&CN để mua nhãn tem về chỉ dẫn địa lý sâm củ. Sau đó, Sở KH&CN chuyển cho Sở NN&PTNT tiến hành kiểm tra việc trồng sâm của đơn vị. Tuy nhiên, khi Chi cục Kiểm lâm tỉnh yêu cầu họ (Công ty Cổ phần đầu tư sâm Việt Nam – PV) giải trình, báo cáo các thủ tục liên quan đất thuê, đất mượn người dân để trồng, thì họ không chứng minh được”, ông Tâm cho biết.
Liên quan đến vấn doanh nghiệp trồng 10 ha sâm Ngọc Linh tại 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei, PV Dân Việt đã liên hệ ông Nguyễn Tuấn Vũ – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư sâm Việt Nam qua điện thoại, tuy nhiên ông Vũ báo bận và nói sẽ sắp xếp liên hệ lại sau.
Nhờ lợi thế phát triển "quốc bảo", xã Măng Ri tiến gần hơn với xã nông thôn mới kiểu mẫu
Xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) có 6 thôn với hơn 500 hộ, gần 1.900 nhân khẩu, 100% dân số người Xơ Đăng. Xã cũng mới đạt 11/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM).
Xã nông thôn mới có lợi thế phát triển "quốc bảo"
Măng Ri được thiên nhiên ưu đãi có tiềm năng lợi thế cho phát triển dược liệu, đặc biệt có "quốc bảo" - sâm Ngọc Linh. Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn xã lại có 2 doanh nghiệp là Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô đứng chân trên địa bàn, có diện tích trồng sâm Ngọc Linh lớn nhất tỉnh. Tuy nhiên, theo báo cáo của xã thì hiện nay toàn xã mới phát triển hơn 50ha sâm dây; hơn 3ha (tương đương 32.000 gốc sâm Ngọc Linh) của trên 260 hộ trồng là chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Trao đổi về nguyên nhân, ông Dương Đình Chung - Chủ tịch UBND xã Măng Ri cho biết, hiện nay, việc trồng, chăm sóc sâm dây trong hộ dân còn manh mún, nhỏ lẻ, trong khi giống sâm Ngọc Linh có thời điểm khan hiếm khiến công tác nhân rộng diện tích gặp khó khăn. Bên cạnh đó, một số bộ phận người dân tại xã còn nghèo, chưa có ý thức tự lực vươn lên, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Người dân cũng chưa mạnh dạn vay vốn, chưa tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất thấp để đầu tư khai thác thế mạnh về dược liệu.
Người dân liên kết với Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng ở Măng Ri. Ảnh: V.P
Tại cuộc làm việc mới đây, trao đổi với Đảng ủy, cán bộ xã Măng Ri, ông Dương Văn Trang - Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, Măng Ri có tiềm năng thế mạnh về phát triển dược liệu thì không có lý gì lại là xã nghèo (hiện còn 145 hộ nghèo, 28 hộ cận nghèo, trong đó hộ nghèo chiếm gần 60% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2022-2025). Với sự phát triển hiện nay, xã chưa phát triển đúng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Phấn đấu mục tiêu từ năm 2022 trở đi, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm 4% mỗi năm theo tiêu chí mới và đến năm 2024 đạt chuẩn xã NTM.
Xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu: Cần lộ trình cụ thể
Để đạt được mục tiêu đó, ông Trang nhấn mạnh, Đảng ủy, UBND xã Măng Ri cần xây dựng phương án, lộ trình cụ thể để trồng rừng, nhân rộng diện tích cây dược liệu trên địa bàn. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững"; tuyên truyền vận động nâng cao hơn nữa nhận thức của bà con về công tác quản lý, bảo vệ rừng để phát triển dược liệu dưới tán rừng. Từ năm 2022 trở đi, mỗi năm địa phương trồng thêm 20.000 gốc sâm Ngọc Linh, mỗi làng trồng thêm 2ha sâm dây; vận động người dân chuyển dần diện tích lúa rẫy, trồng sắn sang trồng cà phê xứ lạnh, phấn đấu mỗi năm tăng thêm khoảng 20ha... Song hành với người dân Măng Ri, Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô cam kết sẽ tiếp tục hợp tác, liên kết, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân Măng Ri trong việc phát triển diện tích sâm Ngọc Linh và nhận vào làm công nhân trong công ty.
Ông Trần Hoàn - Giám đốc Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum cho biết: "Công ty sẽ giám sát quy trình, kỹ thuật trồng sâm của người dân để sản phẩm thu lại đạt hiệu quả, đồng thời, cam kết thu mua toàn bộ và đảm bảo đầu ra cho số lượng sâm Ngọc Linh, sâm dây mà người dân trồng".
Với sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy và sự tạo điều kiện của các đơn vị, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đối với vùng căn cứ cách mạng Măng Ri, đồng bào các dân tộc trong xã sẽ tận dụng lợi thế, tiềm năng thế mạnh của vùng đất này, xây dựng xã Măng Ri ngày càng phát triển nhanh, bền vững, trở thành xã kiểu mẫu về kinh tế, xã hội không chỉ trong huyện mà của cả tỉnh.
Kon Tum: Khai trương trụ sở loài củ được ví là "quốc bảo" của Việt Nam, trồng 6-7 năm mới được đào Sáng 29/11, Trụ sở Sâm Việt Nam "Quốc bảo sâm Việt Nam - Sâm của người Việt" đã chính thức khai trương tại số 740 Phạm Văn Đồng, phường Trần Hưng Đạo, TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum), do Công ty Cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam đầu tư. Khai trương trụ sở sâm - loài củ được ví là "quốc bảo"...