Vụ đổ trộm chất thải xuống biển: Yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng hoạt động
Liên quan đến hành vi đổ trộm chất thải xuống vùng nuôi ngao trên địa bàn xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, Sở NN&PTNT đã có báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về nguyên nhân ngao chết hàng loạt. Đồng thời, UBND huyện Hậu Lộc đã yêu cầu doanh nghiệp có dấu hiệu xả trộm chất thải trên biển tạm dừng hoạt động.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa, từ năm 2014 đến nay, tình trạng ngao chết vẫn thường xuyên xảy ra. Riêng đợt ngao chết hàng loạt tại xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, từ ngày 19/12/2016 đến ngày 12/1/2017, đã có 227 ha/241 hộ có ngao chết. Đến 1/2/2017, ngao nuôi không còn chết.
Ngao chết hàng loạt tại nhiều địa phương ven biển Thanh Hóa
Năm 2016, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện 27 đợt lấy mẫu/27 mẫu nhuyễn thể; không thực hiện thu mẫu giám sát về môi trường nước, do vậy không cảnh báo được các nguy cơ về môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nuôi.
Căn cứ vào các kết quả phân tích, đánh giá của các cơ quan, đơn vị chức năng về tình trạng ngao chết trong thời gian cuối tháng 12/2016 và đầu tháng 1/2017, Sở NN&PTNT Thanh Hóa xác định nguyên nhân ngao chết không phải do dịch bệnh; ngao không bị nhiễm tảo độc, kim loại nặng độc hại, do đó, sản phẩm ngao tại vùng nuôi Hải Lộc vẫn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Một số mẫu phân tích có chỉ tiêu cơ bản cao hơn giới hạn cho phép đối với nuôi trồng thủy sản như: NH4, sắt tổng số, coliform; nhưng không thể gây ngao chết hàng loạt.
Ngao nuôi chết hàng loạt do kết hợp giữa hai yếu tố: Thứ nhất, ngao nuôi với mật độ quá cao nên ngao rất gầy và yếu do sự cạnh tranh nguồn thức ăn và không gian sống nên khi gặp môi trường xấu và biến động mạnh, ngao dễ bị sốc và chết. Thứ hai là điều kiện kiện thời tiết, khí hậu và chế độ thuỷ triều vùng Hòn Nẹ trong khoảng thời gian từ ngày 10/12/2016 đến hết tháng 12/2016 có sự biến động rất lớn. Do sự biến động lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm, nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm trùng với thời gian phơi bãi ngao kết hợp với ngao yếu đã gây hiện tượng ngao chết hàng loạt.
Video đang HOT
Nhiều hộ nuôi ngao lao đao vì ngao chết hàng loạt
Đồng thời, kết quả phân tích đánh giá điều kiện môi trường trong thời gian ngao chết cho thấy, 9 mẫu nước thu tại vùng nuôi ngao Hải Lộc, gồm: Các chỉ tiêu nhiệt độ, nước, pH, độ muối, độ kiềm, COD, Sắt tổng, NH4-N, NH3, NO2-N, PO4-P, H2S đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 10-MT: 2015/BTNMT) và phù hợp với môi trường nuôi thủy sản nước mặn lợ. Kết quả phân tích 4 mẫu trầm tích (mẫu bùn bãi nuôi) thu tại vùng nuôi ngao Hải Lộc, gồm các chỉ tiêu: pH trầm tích, thế ôxy hóa – khử, tổng C hữu hiệu, tổng N hữu hiệu và tổng P hữu hiệu đều có giá trị thấp, không ảnh hưởng xấu tới môi trường nuôi.
Còn kết quả phân tích tảo độc hại từ 4 mẫu nước thu tại vùng nuôi ngao Hải Lộc đã phát hiện thấy sự có mặt của một loài tảo độc hại thuộc ngành tảo Dinophyta nhưng có mật độ rất thấp, dao động từ 6-12 tb/l. Từ đó, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đưa ra nhận định chung, yếu tố môi trường nuôi cơ bản đảm bảo yêu cầu đối với nuôi ngao.
UBND huyện Hậu Lộc cũng đã tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chế biến, kinh doanh thủy sản trên địa bàn một số xã. Kết quả kiểm tra cho thấy, trên địa bàn xã Hải Lộc có 31 cơ sở sơ chế, chế biến hải sản. Trong đó, có 2 cơ sở chế biến có quy mô lớn và 29 hộ gia đình. Hầu hết các cơ sở đều chưa có hệ thống xử lý chất thải. Nước thải từ hoạt động sơ chế, chế biến hải sản đều chưa qua xử lý, thải trực tiếp vào hệ thống tiêu thoát nước chung và chảy ra biển. Đặc biệt, có 12 hộ hoạt động sơ chế hải sản ngay trên mái đê và thải trực tiếp nước thải, chất thải xuống biển.
Người dân bắt được đối tượng có hành vi đổ chất thải trên biển
Cũng qua kiểm tra, đã phát hiện doanh nghiệp tư nhân Hoàng Văn Thắng có dấu hiệu đổ trộm chất thải trên biển. UBND huyện Hậu Lộc đã yêu cầu doanh nghiệp này tạm dừng hoạt động sơ chế thủy sản, giao Công an huyện điều tra, làm rõ các vi phạm.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giao Công an tỉnh khẩn trương điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật trong việc đổ chất thải ra khu vực bãi ngao tại xã Hải Lộc vào ngày 31/12/2016.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Ngao chết trắng bờ biển Thanh Hóa nghi do chất thải độc hại
Nhiều thùng chất thải nguy hại đã được một cơ sở chế biến hải sản thuê người đổ xuống khu vực nuôi ngao ở xã Hải Lộc (Thanh Hóa).
Ngày 9/1, ông Lê Văn Bình (Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên Thanh Hóa) cho biết, vừa có kết quả phân tích mẫu nước biển và mẫu tang vật chất thải liên quan đến vụ ngao chết hàng loạt tại xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc.
Nhiều thùng chất thải bẩn đã bị lén đổ ra biển. Ảnh: Lam Sơn.
Theo đó, các mẫu xét nghiệm có nhiều chỉ tiêu về môi trường vượt ngưỡng cho phép so với quy chuẩn Việt Nam, một số chỉ tiêu vượt rất cao lên tới cả nghìn lần. Cụ thể như hàm lượng chất cadimi là một kim loại chuyển tiếp tương đối hiếm và có độc tính cao vượt trên 1.500 lần, chất axit NH4 cao hơn 128,5 lần so với quy chuẩn...
Đại diện Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường Thanh Hóa cho hay, chưa thể khẳng định nguyên nhân ngao chết hàng loạt có liên quan đến nguồn nước thải bẩn được đổ trộm ra biển. Công an huyện Hậu Lộc và cảnh sát môi trường tỉnh đang mở rộng điều tra.
Hơn hai mươi ngày qua, người dân nuôi ngao ở xã Hải Lộc liên tục phản ánh hiện tượng ngao chết bất thường. Nghi ngờ nguồn nước bị đầu độc, rạng sáng 31/12, các hộ nuôi ngao đã theo dõi và bắt quả tang vợ chồng Hoàng Văn Thành và Hoàng thị Huệ (đều là người làm thuê cho cơ sở chế biến hải sản Hoàng Thắng, ở xã Ngư Lộc) đang đổ chất thải độc hại ra khu vực bãi nuôi ngao.
Tại thời điểm lực lượng chức năng bắt quả tang, trên thuyền có 14 thùng phuy nhựa chứa chất tẩy rửa chế biến hải sản, vợ chồng ông Thành đã đổ 11 thùng xuống biển.
Làm việc với công an, vợ chồng ông Thành khai được chủ cơ sở Hoàng Thắng thuê đem chất thải tẩy rửa chế biến mực tươi ra cồn bãi Ngang xã Hải Lộc đổ trộm, cứ 3 ngày họ lại đi đổ một lần. Tang vật liên quan vụ việc hiện được nhà chức trách niêm phong.
Người dân thu gom xác ngao chết ở Hải Lộc. Ảnh: Lê Hoàng.
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, hiện tượng ngao chết hàng loạt diễn ra tại các xã Hải Lộc, Đa Lộc (huyện Hậu Lộc) và xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa) từ ngày 19/12/2016 đến nay và vẫn đang tiếp diễn. Tại xã Hải Lộc có 201/230 ha ngao chết với tỷ lệ chết khoảng 70%; xã Đa Lộc có 200/350 ha ngao chết, trong đó có 120 ha tỷ lệ chết từ 30-70%, 80 ha có tỷ lệ chết trên 70%; tại xã Hoằng Trường có 12 ha ngao chết tỷ lệ 15 - 40%. Lượng ngao chết đã lên đến hàng trăm tấn.
Chi cục Thú y Thanh Hóa cho hay, kết quả phân tích mẫu ngao chết từ Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương cho thấy, ngao nuôi không mắc các bệnh ký sinh trùng Perkinsus - là bệnh nguy hiểm có khả năng gây chết lượng ngao lớn trong thời gian ngắn.
Lê Hoàng
Theo VNE
Cơ sở chế biến hải sản xả thải trực tiếp ra sông Cơ sở kinh doanh chế biến hải sản không có hệ thống xử lý nước thải, thời điểm kiểm tra cơ sở này xả thải trực tiếp ra sông. Nhân công làm việc tại cơ sở Ngày 3-12, Phòng Cảnh sát môi trường công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã lập biên bản ghi nhận tình hình công ty chế biến...