Vụ đìu hiu tại KCN Phú Tân: Nhiều vấn đề cần làm rõ
Ngày 22-2, Báo Công an TPHCM có bài phản ánh KCN Phú Tân (P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một) rất… vắng vẻ. KCN này chỉ có 2 nhà máy đang hoạt động là Công ty TNHH Ka Shen và Công ty TNHH Sunjin Vina.
Trong khi cơ quan chức năng chưa phê duyệt điều chỉnh chủ trương KCN Phú Tân do Công ty CP Đầu tư xây dựng Công nghiệp (gọi tắt Cty Nam Kim) làm chủ đầu tư và điều chỉnh đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Nhung trong giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, bà Nhung đã đem KCN Phú Tân thế chấp Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vay gần 1.100 tỷ đồng.
Ngày 8-10-2019, đại diện OCB là ông Phan Văn Việt, Phó giám đốc Chi nhánh TPHCM đã ký Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Cty Nam Kim do bà Nguyễn Thị Nhung làm Tổng giám đốc (TGĐ) để bảo lãnh cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi (Cty Thuận Lợi) vay với số tiền 1.085,8 tỷ đồng.
Tài sản để thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BO 579813 số vào sổ là GCN: CT08188 do Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bình Dương cấp ngày 18-8-2014 với diện tích thế chấp gần 117ha.
Trước đó ngày 13-3- 2019, cũng bằng chính tài sản này, ba và mẹ của bà Nhung đã thế chấp vay của cá nhân ông L.V.T (ngụ Q.Tân Bình) để lấy số tiền 200 tỷ đồng. Trả lời phóng viên, đại diện Ngân hàng OCB cho biết, ba mẹ bà Nhung đã trả hết nợ và tất toán cho ông T. Sau đó bà Nguyễn Thị Nhung, TGĐ Công ty Nam Kim mới “cắm” tài sản này vào ngân hàng.
Video đang HOT
Đất trống bao la ở KCN Phú Tân.
Ngày 29-11-2019, Bộ Tài chính đã có công văn số 14493/BTC-ĐT gửi Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương nêu rõ: “Về vốn vay ngân hàng, theo nội dung hồ sơ dự án, nhà đầu tư (Công ty Nam Kim) dự kiến vay ngân hàng 1.321,65 tỷ đồng để thực hiện dự án”.
Thực tế cho thấy, trước khi có văn bản này của Bộ Tài chính, Công ty Nam Kim đã vay của Ngân hàng OCB ngày 8-10-2019. Nhưng Công ty Nam Kim thế chấp đất đai trong KCN để cho Công ty Thuận Lợi vay chứ không phải để… đầu tư dự án như hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Cũng tại công văn trên, Bộ Tài chính nhấn mạnh về vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính của chủ đầu tư Dự án KCN Phú Tân là Công ty Nam Kim. Các vấn đề rủi ro được Bộ Tài chính chỉ rõ khoản nợ mà chủ đầu tư là Nam Kim phải trả là 925,09 tỷ đồng chiếm 73% số vốn, thu nhập công ty năm 2018 chỉ có 58,4 tỷ đồng, việc thực hiện dự án KCN Phú Tân chủ yếu dựa vào vốn vay ngắn hạn của các tổ chức, cá nhân với thời gian vay ngắn, lãi suất cao, chưa xác định rõ số vốn và nguồn gốc thực tế Công ty Nam Kim. Do đó, Bộ Tài chính “chưa có cơ sở để đánh giá năng lực tài chính”.
An Hoà
Theo congan.com.vn
Lợi nhuận ngân hàng 2019: Nhiều ngân hàng đạt lãi kỷ lục
Nhiều ngân hàng đã thông báo lợi nhuận cả năm 2019, có một số đơn vị đạt mức lãi kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay.
Ngày 8/1, ngân hàng SEABank đã công bố kết quả kinh doanh năm 2019 với lợi nhuận hợp nhất trước thuế hơn 1.390,69 tỷ đồng, tăng tới 768,26 tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay của ngân hàng này.
Năm 2019, ngân hàng OCB cũng đạt lợi nhuận trước thuế hơn 3.200 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với năm 2018. Đây cũng là mức tăng kỷ lục của ngân hàng này kể từ khi thành lập.
Nhiều ngân hàng đạt mức lãi kỷ lục trong năm 2019. (Ảnh minh họa: KT)
Tại Sacombank, lợi nhuận trước thuế năm qua cũng đạt khoảng 3.180 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch.
Với TPBank, lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt trên 3.868 tỷ đồng, tăng 1.610 tỷ đồng tương đương 71,3% so với năm trước và vượt hơn 21% so với kế hoạch đề ra. Đây là mức lợi nhuận "khủng" nhất từ trước tới nay của ngân hàng này.
Một "ông lớn" khác là BIDV, năm 2019, BIDV báo lãi kỷ lục khi lợi nhuận đạt gần 10.800 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao kỷ lục của nhà băng này từ trước tới nay.
Tại Vietcombank, kết quả lợi nhuận dự kiến vượt xa kế hoạch và sẽ đạt con số 20.000 tỷ đồng, tương đương cả tỷ USD.
Đánh giá về sự tăng trưởng của ngành ngân hàng trong năm 2019, TS. Bùi Quang Tín cho hay, con số "khủng" mà các ngân hàng vừa công bố là những tín hiệu tốt, là tiền đề giúp ngành ngân hàng phát triển mạnh trong năm 2020.
Có 3 lý do khiến các ngân hàng đạt lợi nhuận cao trong năm 2019. Thứ nhất, 2019 là năm đầu tiên sau nhiều năm, kể từ khi bán nợ xấu cho VAMC, hệ thống ngân hàng đã thu lại khoản nợ xấu để tự xử lý theo Thông tư 02 và 09. Khoản nợ xấu này sẽ được đưa vào khoản trích lập dự phòng, khoản trích lập dự phòng lại được đưa vào lợi nhuận ngân hàng.
Lý do thứ 2 mà chuyên gia tài chính - ngân hàng Bùi Quang Tín đề cập là hạn mức tín dụng năm 2019 khoảng 13,7%, tuy hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng bị giảm xuống so với các năm trước nhưng chất lượng tín dụng lại tăng lên. Các ngân hàng đã biết cách "gói ghém" trong hạn mức tín dụng của mình để các khoản cho vay đạt chất lượng cao, có khả năng thu hồi tốt. Với việc chọn lựa khoản vay như thế, nợ xấu đã giảm đi đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2019 dưới 2%, thấp hơn con số đưa ra 3 năm trước đó, khoảng 3%.
"Thứ 3, các ngân hàng hiện nay chuyển dần từ hoạt động cấp tín dụng sang hoạt động kinh doanh các dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm kết hợp giữa ngân hàng với các công ty bảo hiểm, giúp cho lợi nhuận của ngành ngân hàng trong năm qua đã tăng lên đáng kể. Có thể nói, lợi nhuận tạo ra trong năm 2019 là lợi nhuận thực chứ không phải lợi nhuận ảo hay lợi nhuận bị trừ hao do phần trích lập dự phòng", TS. Bùi Quang Tín khẳng định./.
Theo Chung Thủy/VOV.VN
Ngân hàng OCB muốn bán 11% vốn cho Aozora Bank Số cổ phần chào bán riêng lẻ cho Aozora Bank sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm, được dùng để bổ sung vốn kinh doanh đầu tư và cho vay của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) Mới đây, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) gửi văn bản lấy ý kiến cổ đông về việc thông qua...