Vụ định nhảy lầu tự tử tại tòa án: Quyết định của phiên giám đốc thẩm là hợp lý
Nhiều luật sư nhận định quyết định chấp nhận toàn bộ kháng nghị của chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM, hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm vụ “đương sự định nhảy lầu” sau khi nghe tuyên án tại TAND TP.HCM là một quyết định hợp tình, hợp lý.
Luật sư Lê Bá Thường – Đoàn luật sư TP.HCM nhận định phiên giám đốc thẩm xử như thế là hợp tình và hợp lý. Hợp lý là vì thực chất vụ án này được xác định quan hệ tranh chấp là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP), đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND cấp xã, nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện và không được xem hợp đồng là vô hiệu.
Ông Lê Văn Dư tươi cười ngồi chờ kết quả phiên giám đốc thẩm. Ảnh: Quang Phương
“Lý do là vì giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản, nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch, thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”, (Điều 129 BLDS 2015), luật sư Thường phân tích.
Cũng theo luật sư Thường, kết quả phiên giám đốc thẩm hợp tình vì đã đưa ra được hướng giải quyết. Đó là nếu không phát sinh thêm tài liệu, chứng cứ nào khác, thì phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Dư theo đúng quy định pháp luật. Nhưng nếu có chứng cứ khác xác định hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu, tòa án phải giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu mới đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Ông Lê Văn Dư khóc òa vì hạnh phúc khi biết kết quả giám đốc thẩm. Ảnh: Quang Phương
Nói về trách nhiệm của những thẩm phán đã xét xử cấp sơ thẩm và phúc thẩm sau khi có kết quả giám đốc thẩm như trên, luật sư Lê Bá Thường nói: “Qua các vụ án phát hiện oan sai như vụ Thanh Chấn, nếu xác định bản án có oan, sai thì có nhiều hình thức xử lý”.
“Nếu xét thấy có oan, tự tòa án phải tổ chức kiểm điểm hội đồng xét xử và thẩm phán để xác định trách nhiệm và đánh giá xem việc làm oan này do chủ quan hay khách quan. Nếu mức độ sai của hội đồng xét xử và bản thân thẩm phán thực hiện có sai nhưng không nghiệm trọng, không do lỗi chủ quan của thẩm phán, thì trong quá trình xem xét tái bổ nhiệm, Chánh án sẽ dừng lại, không tái bổ nhiệm”, luật sư Thường nói.
Luật sư thường phân tích thêm nếu có sai lầm nghiêm trọng, sẽ đình chỉ xét xử và xác định trách nhiệm trong việc tái bổ nhiệm. Nếu có dấu hiệu cố ý vi phạm pháp luật để làm oan thì truy cứu trách nhiệm hình sự và xem xét về trách nhiệm bồi thường theo luật định.
Video đang HOT
“Về bồi thường oan, sai, theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, nếu muốn được bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, đương sự phải có văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật, có thiệt hại thực tế do hành vi trái luật này gây ra. Trên thực tế, đương sự rất khó để kiện bồi thường thiệt hại về oan, sai trong các vụ án dân sự”, luật sư Thường cho biết.
Trước đó, chiều 24/7, Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM đã xét xử giám đốc thẩm, chấp nhận toàn bộ kháng nghị của chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM, hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm vụ “đương sự định nhảy lầu”. Hội đồng giám đốc thẩm cho rằng cần phải hủy bản án sơ thẩm của TAND quận Gò Vấp và bản án phúc thẩm của TAND TP.HCM để giải quyết lại.
Vụ việc tóm tắt như sau: Chiều 1/7, trên Facebook đã lan truyền đoạn clip người phụ nữ định nhảy lầu tự tử sau khi nghe tòa tuyên án trong một vụ án dân sự. Rất may, người này đã được nhiều người ngăn lại.
Vụ việc trên xảy ra tại TAND TP.HCM vào chiều 1/7. Khi đó, tòa tuyên án vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Phan Quý và bà Lê Thị Bích Thủy (cùng ngụ quận 12, TP.HCM) và bị đơn là ông Lê Văn Dư, Lê Sỹ Thắng, Khâu Văn Sỹ (cùng ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM).
Theo tài liệu, năm 2009, vợ chồng ông Lê Văn Dư, ông Thắng, ông Sỹ mỗi người có mua 87m (thuộc thửa 504, tờ bản đồ số 40, phường 15, quận Gò Vấp, TP.HCM) của ông Phan Quý bằng giấy tay.
Sau này, giữa ông Dư, ông Thắng và ông Sỹ có chuyển nhượng qua lại các phần đất này cho nhau. Tất cả những giao dịch mua bán, chuyển nhượng này đều có lập thành hợp đồng, nhưng không công chứng.
Khi phiên giám đốc thẩm diễn ra, ông Lê Văn Dư ngồi trầm ngâm đọc đi, đọc lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM. Ảnh: Quang Phương
Sau khi mua đất, gia đình các ông đã chuyển về đây sinh sống ổn định, không tranh chấp với ai, tiến hành kê khai tạm trú tạm vắng và được chính quyền địa phương cấp số nhà để quản lý.
Tháng 6/2017, ông Quý khởi kiện ông Dư, ông Thắng, ông Sĩ ra TAND quận Gò Vấp, yêu cầu tòa tuyên hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Quý với các ông Dư, ông Thắng, ông Sỹ trước đây là vô hiệu.
Xét xử sơ thẩm, TAND quận Gò Vấp đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa nguyên đơn với ông Sỹ. Tòa sơ thẩm cũng chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của ông Dư, công nhận 2 hợp đồng chuyển nhượng đất giữa nguyên đơn với ông Dư.
Xét xử phúc thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên cả 3 hợp đồng chuyển nhượng đất nêu trên giữa nguyên đơn và 3 bị đơn vô hiệu. Bức xúc, vợ bị đơn định nhảy lầu tự tử, nhưng được nhiều người giữ lại.
Ngày 13/7, Chánh án TAND TP.HCM có công văn kiến nghị kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm nêu trên.
3 bị đơn trong vụ án cũng có đơn đề nghị TAND cấp cao xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Ngày 17/7, Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Theo đó, kháng nghị toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 621/2020/DS-PT ngày 1/7 của TAND TP.HCM; đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ bản án nói trên.
Huỷ án vụ 'định nhảy lầu vì thua kiện'
Ủy ban thẩm phán TAND Cấp cao tại TP HCM xử giám đốc thẩm, chấp nhận kháng nghị, tuyên hủy hai bản án tuyên ông Lê Văn Dư thua kiện 674 m2 đất ở quận Gò Vấp.
Chiều 24/7, hai bản án của TAND quận Gò Vấp và TAND TP HCM trước đó xử ông Lê Văn Dư, 42 tuổi, và các đồng bị đơn thua kiện tranh chấp 674 m2 đất với nguyên đơn Phan Quý (67 tuổi, cựu cán bộ VKSND TP HCM) bị huỷ.
Hồ sơ vụ án được giao cho TAND quận Gò Vấp xét xử lại theo hướng "công nhận hợp đồng mua bán giữa ông Phan Quý và các bị đơn" - tức ông Dư và các đồng bị đơn thắng kiện. Quyết định này của Ủy ban thẩm phán được đưa ra sau hơn một tuần Chánh án TAND Cấp cao ban hành kháng nghị.
Ông Lê Văn Dư (trái) và người cháu chờ quyết định của toà giám đốc thẩm, chiều 24/7. Ảnh: Hải Duyên.
Theo HĐXX giám đốc thẩm, quan hệ tranh chấp trong vụ án là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, TAND TP HCM xử phúc thẩm xác định đây là tranh chấp quyền sử dụng đất nhưng khi tuyên án lại không công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là mâu thuẫn, không phản ánh đúng bản chất.
Lý do ông Quý khởi kiện yêu cầu tòa tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là: các bị đơn tự ý chuyển nhượng đất qua lại cho nhau và xây dựng trái phép trên đất, không được sự đồng ý của nguyên đơn. Việc này là không có căn cứ bởi hành vi xây dựng không phép thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính, không ảnh hưởng quyền lợi của nguyên đơn; các bị đơn đã thanh toán tiền, nhận đất và sử dụng nhiều năm nhưng nguyên đơn không tranh chấp.
Quyết định của toà giám đốc thẩm cho rằng, TAND quận Gò Vấp và TAND TP HCM chấp nhận một phần, hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, đều không đúng pháp luật. Thời điểm phát sinh tranh chấp, nguyên đơn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên hợp đồng chuyển nhượng giữa các bên không được coi là vô hiệu do vi phạm điều kiện chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp, không có công chứng chứng thực.
Toàn bộ 674 m2 đã được các bên thống nhất chuyển nhượng cho ông Dư, đảm bảo điều kiện tách thửa theo quy định. Hình thức và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên đương sự đã xác lập, đang thực hiện thì phát sinh tranh chấp. Do đó, cần áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết và chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Dư, công nhận hợp đồng các bên đã ký.
Khu đất 674 m2 ở quận Gò Vấp các bên đang tranh chấp. Ảnh: Hải Duyên.
Hồ sơ vụ án thể hiện, vợ chồng ông Quý có 3.500 m2 đất trồng cây hàng năm tại phường 15, quận Gò Vấp. Ngày 3/2/2002, họ bán cho ông Sĩ 500 m đất bằng giấy tay giá 500 triệu đồng. Đến tháng 4/2009, vợ chồng ông Quý tiếp tục bán cho ông Dư và người cháu mỗi người 87 m bằng giấy tay, giá 435 triệu đồng.
Ông Dư sau đó mua lại toàn bộ phần đất của người cháu và ông Sĩ, lập hợp đồng nhưng không công chứng. Đến năm 2017, ông Quý cho rằng, khi bán đất đã thỏa thuận với các bị đơn "hợp đồng chưa được công chứng nên các bên không được làm thay đổi hiện trạng đất". Nhưng ông Dư đã xây dựng trái phép trên phần đất diện tích 674 m2 nên đề nghị UBND phường xử lý.
Đồng thời, tháng 6/2017, ông Quý khởi kiện ông Dư cùng người cháu, ông Sĩ, ra TAND quận Gò Vấp, yêu cầu tòa tuyên 3 hợp đồng chuyển nhượng đất trước đây vô hiệu; công nhận 647 m thuộc quyền sở hữu của ông Quý và ông sẽ trả lại tiền nhận trước đó là 1,36 tỷ đồng. Lúc này, giá trị khu đất là hơn 10 tỷ đồng.
Hồi tháng 11 năm ngoái, TAND quận Gò Vấp xử sơ thẩm, tuyên chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, hủy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Quý với ông Sĩ, công nhận 500 m đất này cho vợ chồng ông Quý. Bởi thời điểm bán đất vợ chồng ông Quý chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Toà buộc vợ chồng ông Quý phải thanh toán cho vợ chồng ông Dư hơn 5,5 tỷ đồng (tương đương giá trị 500 m2 vợ chồng ông Quý nhận lại theo định giá); buộc gia đình ông Dư và những người đang ở trên khu đất phải hoàn trả lại cho vợ chồng ông Quý.
Đồng thời, HĐXX cũng chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của ông Dư, công nhận hai hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Quý với người cháu, và ông Dư, tổng cộng là 174 m2. Ông Dư được quyền liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để tách thửa, đăng ký quyền sử dụng đất với 174/674 m2 đã mua.
Bản án này bị các bên kháng cáo, VKSND quận Gò Vấp kháng nghị.
Hôm 1/7, TAND TP HCM xử phúc thẩm tuyên bác kháng nghị của VKS và kháng cáo của bị đơn, chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn. Tòa buộc bị đơn phải trả lại toàn bộ 674 m2 đất cho ông Quý. Ông Quý có nghĩa vụ trả lại phần tiền đã nhận của các bị đơn cùng lãi suất đến ngày giải quyết vụ án.
Theo HĐXX phúc thẩm, đây là vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất. Phần diện tích đất ông Dư nhận chuyển nhượng từ ông Quý cũng như mua lại của người cháu, ông Sĩ, chưa được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và chưa được cấp giấy chứng nhận. Hơn nữa, theo các tài liệu từ cơ quan chức năng, ông Dư đã xây dựng trái phép trên phần đất mua lại của ông Quý và bị buộc tháo dỡ. Do đó, hợp đồng mua bán giữa nguyên đơn với các bị đơn là vô hiệu...
Bản án chưa tuyên xong, các bị đơn bức xúc la hét phản đối. Bà Hiệp (vợ ông Dư, người có quyền, nghĩa vụ liên quan) lao ra khỏi phòng xử định nhảy lầu nhưng được lực lượng bảo vệ tòa kịp thời ngăn cản.
TAND Cấp cao kháng nghị vụ thua kiện nhảy lầu tự tử Bị tuyên thua kiện trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người nhà của bị đơn khóc lóc, định nhảy lầu tự tử để phản đối bản án. TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ thua kiện, vợ đương sự định nhảy lầu. Trong kháng nghị, TAND...