‘Vũ điệu ánh sáng’ của gấu nước dưới kính hiển vi
Hình ảnh gấu nước với màn ‘ trình diễn ánh sáng’ huỳnh quang dưới lớp kính hiển vi mang lại giải thưởng quốc tế đầy ấn tượng.
Bức ảnh chụp con gấu nước siêu nhỏ và đáng yêu với những màu sắc sặc sỡ mới đây nhận được giải thưởng cao nhất trong Cuộc thi ảnh Olympus năm 2019.
Tác giả của bức ảnh là Tagide de Carvalho, quản lý khoa cơ sở hình ảnh tại Đại học Maryland, bang Baltimore (Mỹ).
“Ngay từ khoảnh khắc nhìn thấy những mẫu vật đầy màu sắc ấy, tôi đã biết mình sẽ chụp lại một bức ảnh đáng chú ý. Tôi yêu thích việc chia sẻ với mọi người những hình ảnh ấn tượng dưới lớp kính hiển vi”, de Carvalho nói.
Video đang HOT
Bằng việc sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang, hình ảnh gấu nước hiện lên qua kính hiển vi đầy sinh động. (Ảnh: Tagide deCarvalho)
Nếu chỉ nhìn ngang qua lớp kính hiển vi, hình ảnh gấu nước đơn thuần sẽ không có nhiều màu sắc lắm, nó hiện lên gần như trong suốt. Tuy nhiên, thuốc nhuộm huỳnh quang đã giúp tác giả tạo ra một bức ảnh thật sự đặc biệt. Ánh sáng của những vệt huỳnh quang nhấn nhá, làm nổi bật các cơ quan bên trong của gấu nước.
“Thuốc nhuộm huỳnh quang cho phép bạn thấy rõ hơn đường tiêu hóa, bao gồm cả dạ dày chứa đầy thức ăn của gấu nước”, tác giả giải thích.
Tìm ra sinh vật đầu tiên sống không cần thở
Đây là loài động vật đầu tiên trên Trái Đất được chứng minh là không có bộ gen ty thể (bộ gen dùng để xác đinh nòi giống và nhận dạng) và không có cách nào để thở.
Các nhà khoa học đã tìm ra một loại ký sinh trùng có tên gọi Henneguya salminicola, đây là loài đầu tiên không có bộ gen hô hấp. Loại sinh vật này ký sinh trên cá, chúng bám vào vật chủ nhưng lại không hề nín thở.
Ký sinh trùng H. salminicola được nhìn dưới kính hiển vi có màu xanh nước biển và "đôi mắt" trông như sinh vật ngoài hành tinh. Ảnh: Stephen Douglas Atkinson
H. salminicola có đặc điểm giống với ký sinh trùng thuộc nhóm myxozoa - một loại ký sinh siêu nhỏ bơi dưới nước, họ hàng xa với loài sứa. Các nhà khoa học cho rằng H. salminicola có thể là một sinh vật tiến hóa ngược của tổ tiên loài sứa. Chúng tiến hóa từ sinh vật đa bào về đơn bào.
Theo nghiên cứu được công bố hôm qua (24/2) trên tạp chí Proceeding of the National Academy of Science, loài sinh vật này đã mất các mô, tế bào thần kinh, cơ và rất nhiều thứ, thậm chí giờ còn mất cả khả năng thở.
Bào tử của ký sinh trùng H. salminicola có màu xanh lá và phát sáng dưới kính hiển vi huỳnh quang. Ảnh: Stephen Douglas Atkinson
Việc giảm kích thước di truyền đem lại nhiều lợi ích cho loài sinh vật này. Chúng có thể phát triển nhanh và mạnh hơn do có bộ gen nhỏ nhất trong thế giới động vật. Trong khi các loại ký sinh trùng khác cùng họ có thể lây bệnh và giết chết toàn bộ vật chủ thì H. salminicola lại tương đối lành tính.
Cá bị nhiễm H. salminicola được gọi là cá bị "bệnh sắn". Khi H. salminicola tách ra khỏi vật chủ của nó (một con cá) thì trông nó giống như một đốm đơn bào.
Nhìn qua kính hiển vi, những bào tử này trông giống các tế bào tinh trùng màu xanh, với đuôi và đôi mắt hình bầu dục trông như người ngoài hành tinh. Những "đôi mắt" này tuy không chứa nọc độc nhưng khi cần thiết sẽ giúp ký sinh trùng bám vào vật chủ. Đây được coi là tính năng duy nhất không bị mất đi trong quá trình tiến hóa thu nhỏ của loài sinh vật kỳ lạ này.
Thế giới động vật đa dạng và có xu thế tiến hóa gen ngày càng phức tạp hơn để thích nghi với nhiều môi trường sống. Nhưng đây lại là một sinh vật đi ngược lại hoàn toàn.
Vậy làm thế nào mà H. salminicola hấp thụ năng lượng nếu nó không thể thở? Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết chúng có thể nhập protein trực tiếp từ vật chủ như một số ký sinh trùng khác hoặc một phương thức nào đó tương tự. Những câu hỏi về cách thức sống và hoạt động cơ thể của loài sinh vật này vẫn đang được nghiên cứu thêm.
Theo
Hình ảnh chân thực nhất của virus corona Covid-19 mới được các nhà khoa học công bố Virus corona mới Covid-19 là những đốm màu truyền nhiễm nhỏ xíu được tạo thành từ DNA hoặc RNA được bọc bên trong một lớp vỏ protein. Chúng quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi dưới ánh sáng điển hình. Phòng thí nghiệm Rocky Mountain (RML) tại Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia mới tiết lộ...