Vụ đấu giá khu đất trị giá 652 tỷ: Ba bộ bảo được, mình Đà Nẵng bảo không
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND TP. Đà Nẵng xem xét giải quyết kiến nghị của Vipico liên quan đến việc đấu giá quyền sử dụng đất ở Đà Nẵng, báo cáo Thủ tướng trước 31.11.2018. Trong vụ việc này, mặc dù các cơ quan chức năng của 3 bộ Tài chính, Tài nguyên môi trường và Tư pháp đều có văn bản khẳng định khiếu nại của Vipico cần được giải quyết, nhưng UBND TP. Đà Nẵng vẫn không giải quyết.
Ngày 1.11, ông Trần Văn Miên, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, có văn bản số 8444/UBND-STP báo cáo Thủ tướng Chính phủ quá trình xử lý vụ việc trên. Theo đó, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất huỷ kết quả đấu giá lô đất trên.
Lý do huỷ kết quả đấu giá đất
Trên cơ sở quyết định số 1228 phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) đối với Khu đất A20 mặt tiền đường Võ Văn Kiệt, P. An Hải Tây, Q.Sơn Trà, ngày 28.7.2017, UBND TP. Đà Nẵng ban hành Quyết định số 4105/QĐ-UBND công nhận kết quả đấu giá đối với Khu đất A20 mặt tiền đường Võ Văn Kiệt, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH MTV VIPICO (viết tắt là Vipico) với đơn giá 56.800.000 đồng/m. Theo đó, Khoản 3, Điều 2 của Quyết định có quy định trách nhiệm của công ty là nộp tiền tại Kho bạc nhà nước theo đúng thời hạn tại thông báo do cơ quan Thuế ban hành.
Trong báo cáo giải trình gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND TP. Đà Nẵng cho biết ngày 21.9.2017, Cục Thuế TP Đà Nẵng ban hành Thông báo số 3224/TB-CT về việc nộp tiền thuê đất và Thông báo số 5548/TB-CT về việc thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất, theo đó, tổng số tiền phải nộp cho lô đất trên là hơn 652 tỷ đồng và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ.
Cục Thuế TP Đà Nẵng cũng đã có Thông báo số 3545/TB-CT về việc điều chỉnh nội dung thông báo nộp tiền sử dụng đất (điều chỉnh một phần nội dung Thông báo số 5548/TB-CT). Theo thông báo này, VIPICO phải nộp 50% số tiền sử dụng đất đợt 1 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Thông báo của cơ quan Thuế (đến ngày 20.10.2017). Trong vòng 60 ngày tiếp theo (đến ngày 19.12.2017), người sử dụng đất phải nộp 50% số tiền sử dụng đất còn lại.
Trích báo cáo UBND TP. Đà Nẵng gửi Thủ tướng
“Thực tế, VIPICO đã không thực hiện đúng Thông báo số 3545/TB-CT nêu trên khi chỉ nộp 50% tiền sử dụng đất và tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước (NSNN) thành phố đúng thời hạn (20.10.2017), số tiền còn lại Công ty đã xin gia hạn chậm nộp tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trong vòng 90 ngày nhưng không được Cục Thuế và UBND thành phố thống nhất. Ngày 9.2.2018, công ty lại tiếp tục nộp đủ số tiền sử dụng đất và tiền thuê đất còn lại vào Ngân sách nhà nước qua tài khoản của Kho bạc nhà nước Đà Nẵng (chậm so với thời hạn yêu cầu của Cục Thuế là 52 ngày)”, báo cáo của Đà Nẵng cho biết.
Video đang HOT
Kết luận của Kiểm toán
UBND TP. Đà Nẵng còn dựa trên ý kiến của Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, Kiểm toán nhà nước cho rằng: “Công ty TNHH MTV VIPICO nộp chậm tiền sử đụng đất và tiền thuê đất theo thông báo cơ quan thuế là 52 ngày, số tiền hơn 326 tỷ đồng (tiền sử dụng đất là hơn 217 tỷ đồng, tiền thuê đất là hơn 108 tỷ đồng) nên trường hợp này phải hủy kết quả đấu giá và thu hồi tiền đặt cọc nộp ngân sách thành phố”.
Tuy nhiên, ý kiến của Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào 1 quyết định mà theo Tổng Cục thuế là “đã hết hiệu lực thi hành từ tháng 1.7.2017″.
Doanh nghiệp kêu cứu tới Thủ tướng
Không đồng ý với cách giải quyết của TP Đà Nẵng, Vipico đã gửi đơn kiến nghị, đơn kêu cứu gửi tới Thủ tướng Chính phủ và các cấp ngành.
Trong thư kêu cứu gửi lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngày 9.11, Vipico cho biết họ là doanh nghiệp mới “chân ướt, chân ráo” vào Đà Nẵng.
“Đó chính là lý do, doanh nghiệp này tham gia đấu giá công khai, minh bạch và đã trúng đấu giá nhờ việc trả giá cao nhất 652 tỷ đồng cho lô đất A20, Võ Văn Kiệt, phường An Hải, quận Sơn Trà, Đà Nẵng”, Vipico viết.
Tuy nhiên, hơn 9 tháng sau khi nộp đủ 652 tỷ đồng và làm việc với nhiều đối tác để chuẩn bị cho dự án, UBND TP. Đà Nẵng lại ra quyết định huỷ bỏ kết quả đấu giá cho dù doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Trích đơn kiến nghị Vipico gửi Thủ tướng
Theo Vipico, việc huỷ kết quả đấu giá lô đất A20 đường Võ Văn Kiệt trị giá 652 tỷ đồng có thể khiến thiệt hại hàng trăm tỷ đồng và đứng trước bờ vực phá sản.
“Nếu huỷ kết quả đấu giá sẽ gây hậu quả rất lớn cho doanh nghiệp, đẩy chúng tôi vào đường cùng, phải phá sản. Công ty ngoài việc sẽ mất 65 tỷ đồng tiền cọc mà còn thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng”, lãnh đạo Vipico cho hay.
Căn cứ vào quyết định hết hiệu lực
Trong đơn kêu cứu, Vipico cho biết việc xin gia hạn thời gian nộp tiền đợt 2, Bộ Tài chính đề nghị công ty phải nộp tiền chậm nộp, tức là đã cho phép công ty này được chậm nộp và nộp thêm khoản tiền phạt chậm nộp theo quy định.
“Nhận được thông tin, Vipico đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Như vậy, thời gian chậm nộp thực chất là làm theo yêu cầu chờ ý kiến của Bộ Tài chính, UBND TP Đà Nẵng”. Đơn kêu cứu của Vipico nhấn mạnh.
Theo tài liệu mà chúng tôi có được, trong vụ việc này, ngoài ý kiến của Kiểm toán Nhà nước như đã nêu trên; các cơ quan chức năng của 3 bộ: Tư Pháp, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính cũng đều đã có các văn bản hướng dẫn, trả lời Đà Nẵng về vụ việc này. Các bộ đều cho rằng đây là trường hợp chậm nộp tiền. Từ tháng 2.2018, Vipico đã nộp đủ tiền thì cần cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Vipico.
Tuy nhiên, Đà nẵng đã không căn cứ vào 3 văn bản của các bộ chức năng, mà lại căn cứ vào kết luận của Kiểm toán và Quyết định 01/2015/QĐ-UBND của mình, để huỷ kết quả đấu giá đất của Vipico. Mà theo Tổng Cục thuế là quyết định này: “đã hết hiệu lực thi hành từ tháng 1.7.2017″.
Hơn nữa, dư luận đặt câu hỏi: Trong khi Vipico nộp chậm 52 ngày, thì Đà Nẵng đòi xử lý Vipico. Vậy sau tới hơn 8 tháng, từ tháng 2.2018 Vipico đã nộp đủ tiền, nhưng Đà nẵng không tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức giao đất cho Vipico; mà đến tháng 10.2018 Đà Nẵng mới thông báo huỷ kết quả đấu giá và thu tiền đặt cọc, thì ai sẽ xử lý Đà Nẵng?
Dân Việt tiếp tục thông tin sự việc này tới bạn đọc
Nhật Minh
Theo danviet.vn
Nhiều dự án trọng điểm 2018 'lọt tầm ngắm' của Kiểm toán Nhà nước
3 dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt cùng một loạt công trình trọng điểm khác vừa được bổ sung vào kế hoạch kiểm toán năm 2018.
Tổng Kiểm toán Nhà nước vừa công bố quyết định kiểm toán bổ sung năm 2018 trên cơ sở đề nghị của một số bộ ngành, đơn vị có liên quan.
Theo quyết định này, 3 dự án hiện đại hóa tín hiệu đường sắt sẽ được bổ sung vào kế hoạch kiểm toán năm 2018.
Cụ thể, 3 dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt gồm: Dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Thái Nguyên, 3 khu đầu mối Hà Nội giai đoạn I; Dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh - Sài Gòn tuyến đường sắt Thống Nhất, giai đoạn I; Dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội - Vinh tuyến đường sắt Thống Nhất, giai đoạn II.
Danh sách kiểm toán bổ sung năm 2018 còn có Dự án Đầu tư xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Ngoài ra, đợt bổ sung này Kiểm toán Nhà nước cũng thực hiện kiểm toán với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công giai đoạn 2012-2017 và 9 tháng đầu năm 2018 của Trường Đại học Điện lực.
Trước đó, trao đổi với Báo Lao Động, ông Hồ Đức Phớc - Tổng Kiểm toán Nhà nước cho rằng, thời gian vừa qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) tập trung vào những lĩnh vực mà nhiều người quan tâm và những khu vực hay xảy ra thất thoát lãng phí như BT, BOT, đất đai, tài nguyên khoáng sản, thuế, chuyển giá và những vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách. KTNN đã tập trung lần lượt vào các chuyên đề, từ đó kiến nghị với Chính phủ sửa cơ chế chính sách phù hợp và sát hợp tránh thất thoát tài chính công, tài sản công nhà nước.
"Định hướng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường về chất lượng. Năm 2019, KTNN sẽ giảm 20% các cuộc kiểm toán so với năm 2018 để tập trung nâng cao chất lượng. Giảm báo cáo tài chính, tăng cường kiểm toán chuyên đề, tăng cường kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả của các chương trình mục tiêu, các chuyên đề, để hoàn thiện cơ chế, chính sách, tránh xảy ra thất thoát", ông Phớc thông tin.
Ngoài ra, trong năm 2019, KTNN sẽ tập trung vào một số lĩnh vực như đất đai của một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa, kiểm toán về một số chương trình thu thuế, xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan và một số chuyên đề về BT...
Đây đều là những lĩnh vực nhạy cảm, những khu vực có thể dễ gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Với việc tổ chức các chuyên đề như vậy, Kiểm toán Nhà nước hy vọng sẽ tránh thất thoát tài chính công, tài sản công, góp phần đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Theo Lao động
Kiểm điểm nghiêm các trường hợp vi phạm trong thu, chi ngân sách 2016 Bộ Tài chính vừa có công văn yêu cầu các bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, TP, các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đối với các báo cáo quyết toán NSNN năm 2016. Ảnh minh hoạ Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ban, ngành và UBND...