Vụ “Đặt camera trong nhà vệ sinh nữ ở Long An”: Kỷ luật về mặt đảng
Ngày 29.11, ông Nguyễn Tứ Linh – Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan cấp tỉnh Long An – cho biết, Đảng ủy Khối đã yêu cầu Đảng ủy Đài Phát thanh Truyền hình Long An (PTTHLA) tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với đảng viên Nguyễn Đăng Mẫn do sai phạm trong vụ đặt camera trong nhà vệ sinh nữ.
Như Lao Động đã thông tin, ngày 18.10.2013, một nhân viên nữ Nhà sách Trung tâm TP. Tân An tình cờ phát hiện 1 camera siêu nhỏ đặt trên cửa thông gió trong nhà vệ sinh nữ của nhà sách, trong tình trạng đang hoạt động. Cơ quan có trách nhiệm xác định đó là camera của ông Nguyễn Công Mẫn – cán bộ Đài PTTHLA.
Sau đó, ông Nguyễn Văn Hồng – Giám đốc Đài PTTHLA – khẳng định, ông Mẫn đã bị “hàm oan” trong vụ “đặt camera trong nhà vệ sinh nữ”.
Theo đó, ông Mẫn khi đi vệ sinh trong nhà sách đã làm rơi cemera siêu nhỏ trong túi quần ra nền. Sợ bị ướt, ông Mẫn đặt máy quay lên cửa sổ thông gió rồi để quên.
Tuy nhiên, theo kết quả xác minh của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Đài PTTHLA, ông Mẫn hoàn toàn không bị oan, ông đã thừa nhận sai phạm của mình và đã chủ động nộp đơn xin thôi việc từ 1.11 và đã được lãnh đạo Đài PTTHLA chấp nhận.
Do ông Mẫn đã xin thôi việc nên không chịu kỷ luật về mặt chính quyền. Nhưng với tư cách là một đảng viên, ông phải kiểm điểm và chịu kỷ luật về mặt đảng.
“Đảng ủy Đài PTTHLA đang tiến hành xử lý kỷ luật. Sau khi có kết quả sẽ báo cáo về Đảng ủy Khối cơ quan” – ông Tứ Linh cho biết.
Theo Laodong
Vụ 10 ngư dân mất tích: Chỉ cứu được 2 người có áo phao!?
Những người mẹ, người vợ, người con nằm bẹp trên giường khi biết tin về tàu cá bị nạn trong đêm có người thân của mình. Chiều 29-11, khi danh tính 2 người được cứu sống kì diệu được thông báo về thì nỗi tuyệt vọng càng hiện rõ trên khuôn mặt mọi người. Những tiếng khóc hờ, tiếng gào đòi con trong tuyệt vọng khiến cho nhiều người không cầm được nước mắt.
Chuyến ra khơi định mệnh
Video đang HOT
Để có công việc ổn định, có thu nhập 3 gia đình trong xóm Tân An, xã An Hòa đã rủ nhau đóng góp mỗi người hơn 500 triệu để đóng tàu ra khơi. Sau một thời gian chạy vạy, vay mượn, cuối tháng 10 vừa qua con tàu NA 90249 được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Con tàu do anh Nguyễn Văn Trí (SN 1982, trú tại xóm Tân An, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lư) làm thuyền trưởng cùng 9 anh em gồm: Nguyễn Văn Huỳnh (SN 1990), Nguyễn Văn Hải (SN 1997), Nguyễn Văn Khiêm (SN 1998), Hồ Vĩnh Thế (SN 1985), Hồ Vĩnh Lai (SN 1979) cùng trú tại xã An Hòa và Phạm Thanh Ngoan (SN 1963, trú tại xã Quỳnh Nghĩa), Nguyễn Văn Hùng (SN 1984, trú tại xã Quỳnh Hưng), Nguyễn Văn Hà (SN 1997, trú tại xã Quỳnh Long) cùng huyện Quỳnh Lưu; Nguyễn Văn Lâm (SN 1986, trú tại phường Hòa Hiếu, TX Thái Hòa, tỉnh Nghệ An) ra khơi đánh bắt với niềm tin tết này sẽ được no đủ.
Bà Hồ Thị Lài bần thần ngồi trước bậc thềm ngóng tin con trai
Sau chuyến ra khơi đầu trở về, ngày 17-11, con tàu lại ra khơi lần hai. Đêm 27 rạng 28-11, khi anh em ngư dân đang đánh bắt cá tại độ 107,5 độ kinh đông, vĩ tuyến 18 độ vĩ bắc thì bị sóng lớn đánh chìm. Trên tàu lúc đó có 10 thuyền viên cùng mất tích theo. Đến 15h ngày 28-11, một chiếc tàu cá của ngư dân ở Quảng Bình đã phát hiện và cứu sống được 2 ngư dân trên con tàu xấu số. Chiều tối cùng ngày, theo thông tin từ tàu cá cứu được 2 ngư dân là Hồ Vĩnh Lai và Nguyễn Văn Hà cho biết, hiện sức khỏe của các anh đã tiến triển tốt.
Trong niềm vui của gia đình 2 anh Hồ Vĩnh Lai và Nguyễn Văn Hà thì những gia đình còn lại có con em là các ngư dân gặp nạn vẫn đang chìm ngập trong đau thương. Ông Nguyễn Văn Cung (SN 1973) bố của ngư dân Nguyễn Văn Khiêm cho biết: "Chuyến thứ 2 này con tôi cùng các anh em của nó ra khơi đến hôm bị nạn là tròn 10 ngày. Tuy con tàu bị nạn từ rạng sáng 28-11 nhưng đến 17h30 cùng ngày, gia đình chúng tôi mới nhận được tin. Không biết giờ đây, mấy đứa đó có còn đứa nào sống sót nữa không?"
Bà Nguyễn Thị Hương suy sụp khi thông tin cả 2 đứa con trai đều mất tích
Bà Nguyễn Thị Phước suy sụp trong vòng tay người thân khi nhắc đến đứa con trai nhỏ dại
Khiêm là con trai đầu của vợ chồng ông Nguyễn Văn Cung và bà Nguyễn Thị Ngoan. Dù còn ít tuổi nhưng Khiêm nằng nặc đòi bỏ học từ khi tốt nghiệp lớp 9, mặc cho bố mẹ hết lời khuyên ngăn. Khiêm quyết định ở nhà, bám biển kiếm tiền nuôi các em phụ bố mẹ. Mới đây, ông Cung cùng góp vốn với gia đình bà Nguyễn Thị Hương (mẹ của anh Nguyễn Văn Trí và Nguyễn Văn Huỳnh) và gia đình ông Nguyễn Văn Tây để đóng con tàu lớn để ra khơi đánh bắt.
Là tàu mới nên chưa được trang bị đầy đủ đồ nghề cùng như đồ bảo hộ lao động. Vì thế, cả 10 ngư dân ra khơi nhưng trên tàu chỉ có 2 chiếc áo phao. Ông Nguyễn Văn Dung (SN 1964) chú của hai anh em Trí và Huỳnh cho biết: "Tiền để đóng tàu hết nhiều quá nên các cháu cũng chưa sắm được đồ đạc là mấy. Trên tàu chỉ có 2 chiếc áo phao cũ được chuyển từ con tàu cũ trước đây sang mà thôi. Chiều nay, nghe ngư dân Quảng Bình người ta thông báo đã cứu được 2 người trên tàu mặc 2 chiếc áo phao, 8 người còn lại không có gì bấu víu giữa biển khơi thì làm sao có cơ hội sống sót...".
"Cầu mong một phép màu để con tôi sống sót trở về"
8 ngư dân còn mất tích, 8 gia đình đang thấp thỏm từng giây chờ đợi tin con từ biển khơi. Chị Nguyễn Thị Ngoan (SN 1977) mẹ của ngư dân Khiêm nức nở: "Con ơi là con, con đừng bỏ bố mẹ mà đi như vậy. Bố mẹ biết sống thế nào hả con?"
Ông Nguyễn Văn Dung trào nước mắt khi nhắc đến 2 đứa cháu trai
Ông Nguyễn Văn Cung chia sẻ về quyết định góp tiền đóng tàu
Tiếng khóc của chị Ngoan khiến nhiều người òa khóc theo. Bà Trần Thị Liên (SN 1957) hàng xóm của gia đình chị Ngoan cho biết: "Từ khi biết tin con trai bị nạn đến giờ con Ngoan cứ như người mất hồn. Khi tỉnh khi mơ, khi thì khóc lóc, khi thì gọi tên con trong vô vọng như vậy đó".
Được biết, gia đình chị Ngoan sống phụ thuộc vào những chuyến ra khơi câu mực của con tàu nhỏ. Mới đây, khi Khiêm bỏ học, anh chị đã bàn nhau góp tiền đóng tàu để con có cái mà làm ăn. Không ngờ, con tàu ra khơi được chuyến thứ 2 thì gặp nạn.
Chồng mất sớm, một mình bà Nguyễn Thị Hương chèo chống nuôi 8 người con khôn lớn. Mới đây, dù đã có tuổi, mặc cho mẹ thúc giục chuyện vợ con, anh Trí vẫn nhất quyết làm kinh tế một thời gian rồi tính tiếp. Là người có kinh nghiệm đi biển nên anh Trí được mọi người cử làm thuyền trưởng để cùng anh em ra khơi. Ngày các con đi, bà Hương vui mừng khi thấy con quyết tâm cố gắng sớm trả nợ và làm giàu. Thế nhưng, cả 2 anh em Nguyễn Văn Trí và Nguyễn Văn Huỳnh đều mất tích khiến nỗi đau của người mẹ nhân lên gấp bội.
Người dân địa phương đến chia sẻ, động viên gia đình bà Lài
Nằm bẹp trên giường, bà Hương thều thào nói: "Có lẽ hai đứa bỏ tôi đi thật rồi, giờ thì chỉ có phép màu con tôi mới sống sót được. Cầu trời, hãy cho gia đình tôi một phép màu để hai con của tôi được sống sót trở về. Các con mà bỏ mẹ đi như vậy thì mẹ làm sao sống được đây Trí ơi, Huỳnh ơi".
Căn nhà bên cạnh, ông Nguyễn Ngọc Tân (SN 1971) và bà Nguyễn Thị Phước (SN 1974) mẹ của ngư dân Nguyễn Văn Hải (SN 1997) đang lả đi trong tay hàng xóm vì thương nhớ con. Bà Phước nức nở: "Con về đi con ơi, sao ông trời làm khổ nhà tôi như vậy. Con tôi còn trẻ mà, nó làm gì sai mà nỡ bắt tội nó như vậy. Hải ơi, về với bố mẹ đi con".
Lẫn trong những giọt nước mắt xót con, xót cháu của các mẹ, các chị vẫn là những khuôn mặt trầm ngâm cố dấu nỗi đau vào trong của các ông bố. Trời về chiều, sương mờ giăng mù mịt trên các nẻo đường quanh xóm. Trong cái ảm đạm đó, hình ảnh một cụ già ngồi bần thần hướng đôi mắt ra ngoài biển khơi để ngóng một điều thần kỳ. Đó là cụ bà Hồ Thị Lài (75 tuổi), mẹ của ngư dân Hồ Vĩnh Lai và Hồ Vĩnh Thế.
Nghe tin chồng được cứu sống, chị Hoàn như được hồi sinh, giờ chị chỉ mong chồng sớm trở về
Chiều 29-11, khi hay tin anh Lai được cứu sống, bà Lài vui lắm, ánh mắt lóe lên niềm hi vọng nhưng cũng đôi mắt ấy chùng ngay lại mang một nỗi buồn sâu lắng. Không ai bảo ai, mọi người đều biết rằng bà Lài đang ngóng tin của anh Thế đứa con út của bà.
Tiếng nấc lẫn tiếng thều thào mệt mỏi, bà Lài cho biết: "Đi hai đứa, giờ biết 1 đứa còn sống, không biết 1 đứa ra sao rồi. Giờ này mà chưa có tung tích của nó thì xót xa lắm các cháu ơi, vợ và hai đứa con nó sẽ sống thế nào khi mất đi trụ cột trong gia đình".
Ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch xã An Hòa cho biết, toàn xã hiện nay có 59 phương tiện tàu thuyền ra khơi và gần 500 lao động làm việc trên các tàu thuyền đó. "Khi hay tin về sự việc, chúng tôi cũng rất bàng hoàng, chỉ mong điều tốt lành sẽ đến với mọi người. Từ hôm qua đến giờ chúng tôi luôn túc trực để nhận thông tin từ đơn vị tìm kiếm. Chúng tôi sẽ thăm hỏi và động viên gia đình sớm vượt qua nỗi đau".
Theo ANTD
Xác định danh tính 10 ngư dân mất tích trong vụ chìm tàu Hiện đã xác định được danh tính 10 ngư dân mất tích khi tàu cá NA 90249 bị sóng biển đánh chìm. Sau khi nghe tin dữ, người thân gia đình ngư dân Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Văn Huỳnh đã đến nhà an ủi chia sẻ. Họ đều hi vọng các thuyền viên sẽ được bình yên trở về. Ông Nguyễn Xuân Quyết...